Khi nào danh nghiệp được xuất hóa đơn nhân công

Công ty Anh vừa được nhận tiền hỗ trợ cước phí vận chuyển hàng hóa từ Công ty đối tác thì có cần phải lập hóa đơn và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng không? Nếu có thì nội dung hóa đơn bao gồm những gì?

1. Nhận tiền hỗ trợ vận chuyển hàng hóa có phải lập hóa đơn và kê khai thuế GTGT không?

Tại Khoản 1, Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:

- Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền [bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền], tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

- Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền...

- Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

Ví dụ 15: Công ty cổ phần Sữa ABC có chi tiền cho các nhà phân phối [là tổ chức, cá nhân kinh doanh] để thực hiện chương trình khuyến mại [theo quy định của pháp luật về hoạt động xúc tiến thương mại], tiếp thị, trưng bày sản phẩm cho Công ty [nhà phân phối nhận tiền này để thực hiện dịch vụ cho Công ty] thì khi nhận tiền, trường hợp nhà phân phối là người nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ lập hóa đơn GTGT và tính thuế GTGT theo thuế suất 10%, trường hợp nhà phân phối là người nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng và xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ [%] trên doanh thu theo quy định.

Như vậy có thể chia ra các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:

- Trường hợp nếu nhận tiền bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ và các khoản thu tài chính khác từ doanh nghiệp [các khoản thu nhận được không có điều kiện kèm theo] thì không cần xuất hóa đơn mà chỉ cần lập phiếu thu, chi.

- Trường hợp nhận tiền bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ và các khoản thu tài chính khác từ doanh nghiệp để thực hiện dịch vụ cho doanh nghiệp như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo [các khoản tiền nhận được kèm điều kiện] thì phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế theo quy định.

2. Nội dung hóa đơn bao gồm những nội dung gì?

Theo hướng dẫn tại Công văn 18553/CTHN-TTHT năm 2023 hướng dẫn về hóa đơn khi nhận tiền tài trợ thì trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nhận tiền tài trợ của tổ chức, cá nhân khác để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải lập hóa đơn để giao cho người mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, đồng thời phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

Theo đó, nội dung hóa đơn nhận tiền hỗ trợ phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Tóm lại, trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nhận tiền tài trợ thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì thuộc trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế, doanh nghiệp, tổ chức lập chứng từ thu tiền theo quy định [không phải lập hóa đơn].

Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nhận tiền tài trợ của tổ chức, cá nhân khác để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải lập hóa đơn để giao cho người mua.

Theo đó, trường hợp của Anh, Công ty nhận tiền hỗ trợ cước phí vận chuyển hàng hóa từ đối tác [không kèm theo điều kiện] nên không cần lập hóa đơn, không kê khai thuế GTGT.

Hóa đơn đỏ thường xuyên được sử dụng trong kinh doanh. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu hóa đơn đỏ và các quy định liên quan khi xuất hóa đơn đỏ. Trong bài viết hôm nay, cùng IHOADON tìm hiểu hóa đơn đỏ là gì? Những điều cần biết về hóa đơn đỏ.

1. Hóa đơn đỏ là gì?

.jpg]

Định nghĩa hóa đơn đỏ

Hóa đơn đỏ hay Value Added tax invoice [VAT] là một loại chứng từ do Bộ tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tiến hàng tự in trong trường hợp đã đăng ký mẫu trước với cơ quan thuế.

Hiện nay, cơ quan thuế chỉ chịu trách nhiệm phát hành các hóa đơn lẻ và biên lai thu phí, lệ phí theo pháp luật. Việc quản lý hoạt động in và sử dụng hóa đơn đỏ được cơ quan thuế giám sát.

Hóa đơn đỏ là một loại chứng từ nhằm thể hiện giá trị hàng hóa bán/cung cấp cho người mua. Hóa đơn đỏ thể hiện thông tin của hai bên người bán, mua do bên cung cấp dịch vụ xuất và là căn cứ để xác định số thuế cần nộp.

2. Phân biệt hóa đơn đỏ VAT và hóa đơn bán hàng

[1].jpg]

Phân biệt hóa đơn đỏ và hóa đơn bán hàng

Hóa đơn đỏ và hóa đơn bán hàng đều là hóa đơn được lập sau khi bên bán cung cấp sản phẩm/dịch vụ. Việc phân biệt được hóa đơn đỏ và hóa đơn bán hàng rất quan trọng trong hoạt động kê khai và hạch toán trong doanh nghiệp.

Hóa đơn đỏ VAT

Hóa đơn bán hàng

Đối tượng lập HĐ

Được lập bởi doanh nghiệp/tổ chức khai, tính thuế GTGT theo hình thức khấu trừ trong các hoạt động:

- DN bán/cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong nội địa;

- Hoạt động vận tải quốc tế;

- Xuất vào khu phi thuế quan và một số trường hợp coi như xuất khẩu

Được lập bởi doanh nghiệp/tổ chức khai thuế GTGT theo hình thức trực tiếp trong các hoạt động:

- DN sản xuất kinh doanh trong khu phi thuế quan;

- Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo hình thức thuế khóa và hóa đơn của cơ quan thuế;

- Một số dịch vụ đặc thù

Đối tượng phát hành HĐ

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự in

Cơ quan thuế

Thuế

Không có

Chữ ký

Chữ ký của người bán, giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền

Chữ ký của người bán

Hình thức kê khai HĐ

Kê khai hóa đơn đầu ra và đầu vào

Chỉ kê khai hóa đơn đầu ra

3. Quy định liên quan đến xuất hóa đơn đỏ VAT

[1].jpg]

Quy định về xuất hóa đơn đỏ

3.1. Trường hợp nào phải xuất hóa đơn đỏ

Theo quy định, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải xuất hóa đơn đỏ. Với các hóa đơn có giá trị trên 200 ngàn đồng thì người mua phải trả thêm 10% thuế GTGT để người bán có thể thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế.

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hợp đồng thuê địa điểm để kinh doanh hoặc được phép in hóa đơn VAT nếu đã đăng ký hình thức tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Nếu được đặt in hóa đơn hoặc tự in hóa đơn thì phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật về đặt in hóa đơn và tự in hóa đơn.

Các doanh nghiệp được xuất hóa đơn đỏ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sử dụng theo quy định. Với các doanh nghiệp lâu đời thì doanh nghiệp cần là đơn vị được thành lập hợp pháp, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và tên riêng được Sở kế hoạch, Đầu tư thuộc UBND cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3.2. Xử phạt sai phạm liên quan đến hóa đơn đỏ

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm nếu có các hành vi liên quan đến hóa đơn đỏ như sau:

- Làm mất hóa đơn bán hàng mua;

- Làm mất hóa đơn VAT đặt in chưa thông báo phát hành;

- Làm mất hóa đơn VAT đầu ra đã thông báo phát hành;

- Làm mất hóa đơn đầu vào.

Bên cạnh đó, việc mua bán hóa đơn đỏ khống là hành vi vi phạm pháp luật. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải thận trọng trong quy trình xuất hóa đơn đỏ để tránh vi phạm trong trường hợp chưa rõ ràng.

4. Mẫu hóa đơn đỏ

Tại sao phải xuất hóa đơn đỏ?

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp mua hóa đơn đỏ để thực hiện cân đối các khoản thuế GTGT và hạn chế tối đa số tiền thuế phải nộp cho cơ quan nhà nước. Hóa đơn đỏ VAT cũng có thể là chứng từ ghi nhận chi phí tính thuế.

Mẫu hóa đơn đỏ hiện được áp dụng theo mẫu số 01GTKT3/001 ban hành theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC. Dựa vào mẫu hóa đơn đỏ của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp có thể thiết kế theo mẫu khác nhau để đáp ứng tính thẩm mỹ, thể hiện tinh thần doanh nghiệp theo mong muốn. Tuy nhiên, dù thiết kế nhưng hóa đơn đỏ vẫn cần phải đảm bảo các nội dung và tiêu thức bắt buộc theo đúng quy định.

Dưới đây là mẫu hóa đơn đỏ bạn đọc có thể tham khảo để đảm bảo thiết kế mẫu hóa đơn đỏ vừa có tính thẩm mỹ vừa đảm bảo các quy định của pháp luật.

.jpg]

5. Lưu ý khi xuất hóa đơn đỏ theo đúng quy định

[1].jpg]

Lưu ý khi xuất hóa đơn đỏ

Bên cạnh việc tìm hiểu về mẫu và hình thức của hóa đơn đỏ, bạn cũng cần chủ động tìm hiểu để đảm bảo hóa đơn đỏ được thiết kế đúng theo quy định.

Một hóa đơn đỏ VAT theo đúng quy định của pháp luật phải đảm bảo:

- Nội dung được viết liên tục, không ngắt quãng hay viết đè lên chữ;

- Không được tẩy sửa hay xóa nội dung trên hóa đơn đỏ và phải sử dụng cùng một loại mực

- Người viết phải kẹp 3 liên viết cùng một lúc, nội dung trên các liên phải thống nhất;

- Số hóa đơn phải liên tục từ số nhỏ đến lớn;

- Thời gian trên hóa đơn vào thời điểm phát sinh giao dịch hoặc ngay sau khi hoàn thành việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

- Ghi rõ hình thức thanh toán là chuyển khoản hay tiền mặt;

Trên đây là nội dung liên quan đến hóa đơn đỏ và mẫu hóa đơn đỏ theo đúng quy định pháp luật. Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã nắm rõ được các quy định liên quan đến xuất hóa đơn đỏ và lý do vì sao phải xuất hóa đơn đỏ.

Xuất hóa đơn 8% khi nào?

Nếu thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua trước ngày 01/7/2023 thì áp dụng thuế GTGT 10%. Như vậy, trong trường hợp đơn hàng đặt trước ngày 01/7/2023 nhưng giao hàng vào tháng 8 thì công ty của bạn phải xuất hóa đơn GTGT 8%.

Khi nào cần xuất hóa đơn đỏ?

1.3 Xuất hóa đơn đỏ tối thiểu bao nhiêu tiền Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.” ⇒ Như vậy khi bán hàng hóa dịch vụ có tổng giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì bắt buộc phải lập hóa đơn.

Khi nào thì xuất hóa đơn điện tử?

Hóa đơn điện tử bao gồm: Hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm,… Theo luật quản lý thuế 38/2019/QH14 được quốc hội thông qua, từ ngày 1/7/2022 các doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử.

Doanh nghiệp xuất hóa đơn khi nào?

Thời điểm xuất hoá đơn cung ứng dịch vụ: “Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.”

Chủ Đề