Khi nhà tuyển dụng hỏi mức lương cũ

Mức lương thưởng cũ luôn là vấn đề nhạy cảm đối với cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Thế nhưng, đó lại là câu hỏi mà ứng viên tìm việc thường xuyên bắt gặp trong các buổi phỏng vấn. Vậy, bạn có hiểu rõ nguyên nhân tại sao nhà tuyển dụng lại muốn biết thông tin này; và đưa ra được câu trả lời hợp lý?

Sẽ không có gì lạ lẫm nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn về mức lương mong muốn trong thời gian tới. Nhưng ngay cả với câu hỏi về mức lương cũ; bạn cũng nên chuẩn bị và có phương án trả lời thích hợp. Nhưng chúng tôi luôn đề cập ở những bài viết trước, khi đi phỏng vấn ứng viên cần cố gắng đưa bản thân về thế chủ động. Bài viết này sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đã đưa ra trước đó!

++ Tổng hợp việc làm chất lượng, gọi phỏng vấn ngay khi ứng tuyển

Tại sao nhà tuyển dụng tò mò về mức lương cũ của bạn?

Tùy vào mục đích tuyển dụng mà nhà tuyển dụng có thể đưa ra rất nhiều câu hỏi khác nhau để thử thách ứng viên. Ngay cả những câu hỏi có nội dung giống nhau cũng chưa chắc đã chung một mục đích. Tuy nhiên, có 5 nguyên do chính dưới đây mà tôi cho rằng là điều họ tìm kiếm khi đặt câu hỏi này

  • Nhà tuyển dụng cần thông tin có tính “xác thực” để chứng minh bạn xứng đáng với mức lương mong muốn mà bạn đề nghị
  • Nhà tuyển dụng có thể dựa vào mức lương chi tiết để xác định liệu bạn có thực sự phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển
  • Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu liệu trước đây bạn có được trả lương xứng đáng với năng lực và đóng góp của mình trong công việc cũ
  • Đơn giản là họ tò mò
  • Lý do cuối cùng, vì cấp trên của nhà tuyển dụng yêu cầu thông tin ấy

Thế nhưng liệu những lý do ấy có thực sự hợp lý và cần thiết không?

Mức lương tại thời điểm nào chỉ có ý nghĩ ngay tại thời điểm ấy. Dù mức lương ấy thấp hay cao hơn so với năng lực thực thi cũng như khối lượng công việc;điều này chỉ nói lên rằng tại thời điểm ấy, bạn chấp nhận một công việc với số tiền đó. Mức lương đôi khi không thể được đưa ra là một chuẩn mực để đánh giá khả năng của bạn; thực tế, nó còn phù thuộc vào chế độ đãi ngộ nơi bạn từng làm việc; hay thậm chí là hoàn cành cuộc sống của bạn khi ấy.

Thậm chí, đối với nhiều ứng viên, đây là thông tin họ muốn chôn vùi; vì rất nhiều người dù tài giỏi nhưng đã chấp nhận mức lương thấp hơn mức lương trung bình của thị trường khi đó. Ngược lại, rất ít ứng viên đi phỏng vấn một công việc mới nhưng lại đề nghị mức lương thấp hơi thu nhập cũ. Lý do có thể vì họ làm trái ngành hoặc lý do cá nhân ngoại lệ. Nhưng chúng ta không bàn đến những trường hợp cá biệt trong bài viết này.

Một nhà tuyển dụng có kinh nghiệm và hiểu biết; luôn cập nhật thông tin về thị trường, mức lương trung bình các ngành nghề; có thể dễ dàng đưa ra một mức lương phù hợp cho ứng viên của mình. Việc phải nhờ đến mức lương cũ để quyết định mức lương hiện tại của bạn có công bằng, hợp lý hay không; chứng tỏ rằng họ là nhà tuyển dụng không có kinh nghiệm.

Bởi điều quan trọng nhất là bạn có tiềm năng cũng như mong muốn làm việc cho doanh nghiệp đó. Vì vậy những lý do ấy không thực sự thuyết phục.

Vậy ứng viên cần đối phó thế nào với câu hỏi về mức lương trong quá khứ

Thực chất việc nhà tuyển dụng cần nằm được bạn được trả bao nhiêu trong quá khứ sẽ giúp họ có lợi thế lớn trong quá trình đàm phán. Chúng ta đều có thể nhận ra lý do tại sao họ muốn biết mức lương của ứng viên dù không thực sự cần.

Vì vậy, hãy đưa ra câu trả lời cho những lý do kể trên theo chiều hướng tích cực.

Để cuộc thương lượng tiền lương trở nên dễ dàng và bình đẳng hơn với ứng viên; bạn cần có “vũ khí” tối quan trọng và có hiệu quả nhất trong thời đại ngày nay, đó là thông tin. Có thông tin luôn khiến chúng ta chủ động hơn trong mọi cuộc phỏng vấn. Bí quyết là trước khi đến một buổi phỏng vấn, bạn cần tìm hiểu mức lương vị trí bạn đang ứng tuyển trên thị trường, mức lương doanh nghiệp đưa ra; rồi so sánh với mức lương mong muốn của bản thân. Từ đó, bạn sẽ tìm ra câu trả lời phù hợp nhất.

Công nghệ sinh ra là để tất cả chúng ta chủ động hơn trong việc nắm bắt thông tin và mang lợi thế về phần mình. Nhà tuyển dụng luôn là những người chuyên nghiệp và có thừa sự chuẩn bị. Cụ thể, bạn có thể dễ dàng tìm thông tin này qua số liệu tổng hợp của rất nhiều các công ty nghiên cứu về nhân sự. Hoặc bạn có thể thông qua các trang tuyển dụng online với bộ lọc tìm kiếm về mức lương. Qua các công cụ này, bạn đã có thể hình dung ra mức lương phù hợp với kinh nghiệm và khả năng của mình. Từ đó ứng viên sẽ tự tin hơn trong quá trình tìm việc.

“Tôi có thể biết mức lương hiện tại của bạn không?” là câu hỏi các ứng viên thường gặp trong quá trình phỏng vấn. Rất nhiều người chọn cách trả lời bằng cách thổi phồng thu nhập hiện tại. Cũng có nhiều người “bật mí” với nhà tuyển dụng mức lương hiện tại của mình. Lựa chọn nào cũng có hai mặt, điều quan trọng là bạn cần hình dung ra kết quả của sự lựa chọn đó để không phải hối tiếc về sau. Vậy khi nào thì bạn nên  nói thật về mức lương hiện tại?

Còn bạn, bạn sẽ chọn cách nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn cân nhắc thiệt hơn của việc “thổi phồng” và “nói thật” về mức lương hiện tại để có quyết định sáng suốt.

1. Thổi phồng mức lương hiện tại
Lựa chọn này có thể dẫn đến một trong hai trường hợp sau:

*Trường hợp 1
Có thể bạn cho rằng nhà tuyển dụng [NTD] không thể biết bạn đang cố tình nói quá sự thật. Điều này thật nguy hiểm vì NTD rất tinh ý và sẽ nghi ngờ về mức lương ”hét” quá cao của bạn. Họ có nhiều cách để tìm hiểu mức lương hiện tại của bạn đấy:

1. Họ yêu cầu được xem bảng lương từ công ty hiện tại của bạn. 2. Họ viết thư hoặc gọi điện cho phòng nhân sự hay quản lý trước đây của bạn.

3. Họ nhờ một công ty khác điều tra lai lịch và thu nhập của bạn.

Như thế việc gì đến rồi sẽ đến. Khi đó NTD sẽ “lật tẩy” bạn và đó là dấu hiệu cho việc kết thúc sớm quá trình phỏng vấn. Cũng có NTD im lặng và sẽ không liên lạc lại với bạn. Bạn biết không, các NTD có thể đánh giá được tính trung thực trong câu trả lời của bạn qua ánh mắt, thái độ và ngôn ngữ cử chỉ của bạn…

Trên thực tế đã có trường hợp này xảy ra. Khi Bình ứng tuyển vào công ty A anh đã thổi phồng thu nhập của mình. Trưởng phòng nhân sự nghi ngờ về mức lương của Bình, vì qua hồ sơ ứng tuyển của anh NTD không nghĩ rằng Bình có mức thu nhập cao như thế. Và họ đã tiến hành tìm hiểu về Bình. Kết quả là Bình đã bị loại khỏi vòng phỏng vấn. Sau đó, Bình nộp đơn ứng tuyển vào công ty B. Nhưng thật không may cho Bình, trưởng phòng nhân sự bên công B là bạn của trưởng phòng nhân sự ở công ty A.

Bạn thấy không, tính không trung thực thật nguy hiểm!

*Trường hợp 2
Bạn đã “thổi phồng” thành công và được nhận vào làm với mức lương mơ ước. Tuy nhiên với mức lương cao như thế có nghĩa là trách nhiệm của bạn rất cao và sếp đòi hỏi ở bạn rất nhiều. Sẽ không có gì đáng nói nếu bạn chứng tỏ được mình xứng đáng với mức lương như vậy. Còn trường hợp ngược lại, nếu bạn không đáp ứng được nhu cầu của công việc thì việc ra đi sớm là điều không thể tránh khỏi.

2. Nói thật mức lương hiện tại
Có nhiều nguyên nhân khiến người ta nghỉ việc, trong đó vấn đề tiền lương là nguyên nhân khá phổ biến. Thông thường khi người nào đó chuyển công tác, họ thường hy vọng có mức lương cao hơn ở công ty mới. Tuy nhiên, bạn không nên “thổ lộ” điều đó với NTD, nếu không họ sẽ nghĩ rằng bạn chỉ quan tâm đến tiền. Hãy cho NTD biết mức lương hiện tại của bạn và thẳng thắn đề nghị mức lương mà bạn mong muốn ở công ty mới.

Nếu bạn thương lượng được mức tăng lương ít nhất là 30% so với mức lương cũ thì rất tốt. Trên thực tế đã có nhiều người tăng thu nhập của mình lên ba lần hoặc nhiều hơn nữa vì họ nắm vững nghệ thuật thương lượng lương với NTD. Đó là những ứng viên biết cách phát huy thế mạnh của mình như con át chủ bài đủ sức thuyết phục NTD.

Tuy nhiên, bạn sẽ trả lời ra sao nếu NTD hỏi vì sao bạn yêu cầu mức lương cao hơn nhiều so với mức lương hiện tại? Đó là câu hỏi khá thách thức với bạn. Bạn hãy bình tĩnh và tự tin chỉ cho NTD thấy sự khác biệt giữa hai công việc, rằng công việc mới đòi hỏi ở bạn nỗ lực nhiều hơn, rằng bạn sẽ đi sớm về khuya, rằng bạn sẽ phải đảm trách nhiều nhiệm vụ to lớn ở vị trí mới…

Song song đó, bạn cần chứng minh với NTD rằng bạn là ứng viên “nặng ký” bằng cách trình bày những thành tích bạn đã đạt được và cống hiến cho công ty cũ.

3. Có nên chấp nhận mức lương thấp hơn mức hiện tại?
Có nhiều ứng viên đã chấp nhận mức lương mới thấp hơn mức lương cũ. Họ “hy sinh” để nắm bắt cơ hội thăng tiến. Họ có khả năng nhìn trước tương lai. Họ đoán được công việc này sẽ rất phát triển trong tương lai, vì thế họ không ngần ngại nắm bắt ngay cơ hội. Và sau một thời gian, khi công việc phát triển thì chuyện tăng lương là điều tất yếu. Nhiều người cũng chấp nhận mức lương thấp hơn mức hiện tại khi họ chuyển qua một lĩnh vực nghề nghiệp hoàn toàn mới mẻ, vì họ phải bắt đầu sự nghiệp lại từ đầu.

Cũng có ứng viên chấp nhận mức lương thấp, nhưng với điều kiện là qua thời gian thử việc thì mức lương phải thay đổi. Dĩ nhiên là NTD sẽ đồng ý, vì trong thời gian thử việc NTD sẽ biết được khả năng thật sự của họ. Và nếu ứng viên thật sự là người xuất sắc thì chuyện tăng lương sẽ chỉ là “chuyện nhỏ”.

Có thể nói chuyện đàm phán lương bổng muôn hình vạn trạng. Khi đi phỏng vấn, bạn phải xác định được khả năng thật sự của mình và mức lương nào xứng đáng và phù hợp nhất. Đừng nên nóng vội và “ manh động”. Nếu bạn thật sự là một nhân tài, hãy tự tin chứng tỏ điều đó với NTD.

Bí quyết tìm việc thành công

Video liên quan

Chủ Đề