Khi Nhật vào Đông Dương t9 1940 thực dân Pháp đã thực hiện chính sách nào

Du kích tham gia cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, tháng 9/1940. [Ảnh tư liệu]

[Thanhuytphcm.vn] - Tháng 6 năm 1940, thực dân Pháp đầu hàng phát xít Đức trong thế chiến thứ hai. Tại Đông Dương, Pháp thẳng tay cướp bóc, khủng bố các phong trào đấu tranh của nhân dân. Một tâm lý bao trùm khắp nơi là nhiều người muốn nhân cơ hội này đứng dậy lật đổ ách thống trị thực dân, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, đây là cơ hội tốt nhất để giành lại chính quyền.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương lần thứ sáu [tháng 11 năm 1939], phong trào cách mạng của Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, ở một số địa phương, xuất hiện hình thức đấu tranh vũ trang. Trong đó, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn [ngày 27 tháng 9 năm 1940], khởi nghĩa Nam Kỳ [ngày 23 tháng 11 năm 1940]. Đó là những sự kiện lịch sử đánh dấu thời kỳ kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân.

Từ khởi nghĩa Bắc Sơn

Ngày 27 tháng 9 năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Bắc Sơn [Lạng Sơn], nhân dân đã nổi dậy chặn đánh tân binh Pháp tháo chạy về Thái Nguyên qua Bắc Sơn, đánh chiếm đồn Mỏ Nhài[1]. Xét về diện tích địa bàn có khởi nghĩa thì khởi nghĩa Bắc Sơn không rộng, nhưng xét về độ ảnh hưởng tích cực cho cuộc vận động cách mạng năm 1945 thì phải thừa nhận sức lan tỏa lớn của cuộc khởi nghĩa. Hội nghị Trung ương lần thứ bảy [tháng 11 năm 1940] đã nhận định rằng “khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra đúng lúc”. Lời nhận xét đó có ý nghĩa rằng sau khi Nhật bắt đầu vào Đông Dương, quân Pháp tháo chạy ở Lạng Sơn thì ở Bắc Sơn đã có điều kiện khởi nghĩa từng phần trong điều kiện có thể tránh khỏi bị tiêu diệt bởi Pháp quay trở lại hay Nhật đang vào.

Ngày 16 tháng 10 năm 1940, đồng chí Trần Đăng Ninh sau khi được Xứ ủy Bắc Kỳ cử lên Bắc Sơn chỉ đạo cuộc khởi nghĩa đã ra chỉ thị thành lập đội du kích Bắc Sơn với 5 trung đội vũ trang, duy trì lực lượng để hoạt động chính trị là thượng sách[2]. Nhận định về cuộc khỏi nghĩa Bắc Sơn, đồng chí Trường Chinh đã nói: “Ưu điểm lớn nhất của nhân dân Bắc Sơn là đã kịp nổi dậy giành chính quyền khi quân đội phát xít Nhật xâm lược Lạng Sơn và hàng ngũ quân Pháp cùng bè lũ tay sai đã hoang mang, dao động đến cực điểm”[3].

Đến khởi nghĩa Nam Kỳ

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra ngày 23 tháng 11 năm 1940 là cuộc nổi dậy rộng lớn nhất trong sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược sau khởi nghĩa Trương Định năm 1859. Nội thành Sài Gòn không nổ súng nhưng Chợ Lớn, Gia Định và các tỉnh khác của Nam Kỳ đã nổi dậy như triều dâng thác đổ.

Khởi nghĩa Nam Kỳ. [Ảnh tư liệu]

Cuộc khởi nghĩa không thành công, thực dân Pháp khủng bố khởi nghĩa Nam Kỳ dữ dội hơn nhiều lần khởi nghĩa Yên Bái, Xô viết Nghệ - Tĩnh. Tổn thất của cách mạng cực kỳ lớn, chưa có sách nào ghi lại đầy đủ những chương bi kịch về bản tráng ca hào hùng năm ấy. Sau thất bại khởi nghĩa Nam Kỳ, những người lãnh đạo và đảng viên cộng sản còn lại đã rút kinh nghiệm xương máu từ chính cuộc khởi nghĩa. Thời cơ cách mạng chưa chín muồi là vấn đề đầu tiên được các tài liệu sống tham gia khởi nghĩa đặt ra khi nói về thất bại của cuộc khởi nghĩa.

Chính Xứ ủy Nam Kỳ cũng nhận thấy rằng các điều kiện chưa đầy đủ để phát động khởi nghĩa vũ trang. Ngày 8 tháng 10 năm 1940, Thường vụ Xứ ủy đã gửi chỉ thị cho các tỉnh ủy hãy khoan phát động khởi nghĩa vì chưa đủ điều kiện, nếu khởi nghĩa non sẽ thất bại như hồi 1930-1931[4]. Tại Hội nghị Xứ ủy tháng 9 năm 1940 đã nhận định về chủ quan thời cơ chưa chín muồi nhưng nếu không khởi nghĩa thì có hại, quần chúng sẽ tan rã mất tinh thần, nếu ta lùi bước quần chúng sẽ xa rời Đảng, Đảng sẽ mất ảnh hưởng và mất tín nhiệm trong quần chúng. Do vậy, Thường vụ Xứ ủy vẫn quyết định hạ lệnh khởi nghĩa.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ mặc dù diễn ra trên địa bàn rộng lớn nhưng vẫn là cuộc khởi nghĩa địa phương, ở Nam Kỳ và chỉ một phần Nam Kỳ thôi. Khởi nghĩa Nam Kỳ do một mình Xứ ủy Nam Kỳ quyết định, Trung ương có biết, không chuẩn y, yêu cầu hoãn nhưng chỉ thị về đến không kịp. Lẽ ra nếu biết chỉ đạo của Trung ương tựa như chỉ đạo trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thì cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại có thể giảm, việc bảo toàn lực lượng có thể thực hiện.

Lược đồ khởi nghĩa Nam Kỳ. [Nguồn: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Thành phố Hồ chí Minh, Khởi nghĩa Nam Kỳ [1940], Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1990]

Kinh nghiệm của khởi nghĩa Bắc Sơn và khởi nghĩa Nam Kỳ cho phép nảy sinh ra chủ trương mới là trong điều kiện nhất định, tổ chức cách mạng có thể làm khởi nghĩa từng phần, giải phóng từng khu vực để tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Cùng với thực tiễn của phong trào Xô viết - Nghệ Tĩnh, khởi nghĩa Bắc Sơn và cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã tạo cơ sở để Đảng ta đề ra chủ trương đi từ khởi nghĩa từng phần ở từng địa phương tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Xét dưới góc độ hoàn cảnh và thời cơ lịch sử, khởi nghĩa Bắc Sơn và khởi nghĩa Nam Kỳ là những cuộc khởi nghĩa non nhưng trong thời điểm bấy giờ là một cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa lịch sử to lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Tinh thần của hai cuộc khởi nghĩa là tinh thần đấu tranh quật khởi của lòng yêu nước, ý chí quyết tâm vì khát vọng độc lập, tự do của nhân dân hai miền Nam – Bắc.

Mặc dù chưa giành được thắng lợi triệt để nhưng cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã ghi nhận bước trưởng thành lớn mạnh của phong trào cách mạng nước ta trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Từ những hình thức đấu tranh nhỏ với mục tiêu đòi quyền dân sinh, dân chủ, đã từng bước tiến hành đấu tranh vũ trang, tập dượt cho quần chúng nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Bài học kinh nghiệm về dự đoán đúng và nắm bắt thời cơ rút ra từ hai cuộc khởi nghĩa là điều kiện quan trọng, góp phần vào kho tàng kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng dân tộc

Sơn Thủy

--------------------

[1] Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Lạng Sơn, Sơ thảo lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Bắc Sơn, tr.33.

[2] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn, Sơ thảo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn 1930 -1954, 1986, tr. 41.

[3] Trường Chinh, Diễn văn đọc trong lễ kỷ niệm lần thứ 40 ngày khởi nghĩa Bắc Sơn, Báo Nhân dân, ngày 30 tháng 9 năm 1980.

[4] Khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 - Bản tráng ca sống mãi, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2010, tr.456.

Tin liên quan

Lưỡi kiếm đêm trăng tháng 03/1945: Nhật lật Pháp

Nguồn hình ảnh, Bettmann

Chụp lại hình ảnh,

Đặc sứ của chính phủ Nhật, Hajime Matsumiya [phải] được một sỹ quan Pháp và Tổng lãnh sự Nhật Rokuro Suzuki [giữa] hộ tống duyệt một đơn vị lính thuộc địa ở Hải Phòng tháng 11/1940

Chiến dịch Meigo Sakusen chỉ trong một đêm 9/03/1945 đã chính thức xóa sổ chế độ thực dân gần 100 năm của người Pháp tại Đông Dương.

Nhưng các diễn biến sau đó cho thấy các bên đều không có ý tưởng rõ rệt về tương lai Việt Nam trong những ngày cuối của Thế Chiến 2 ở Á châu.

Sự kiện 'Nhật hất cẳng Pháp' hay được mô tả là êm đẹp, chỉ 'thay thầy đổi chủ' tại Đông Dương sau thời 'một cổ hai tròng' với người bản địa từ cuối 1940.

1945-1975: Tính chính thống và chủ quyền quốc gia

Quảng cáo

Năm 1945: Cướp chính quyền và thay quyền dân

Lính SS cũng thua Việt Minh ở Điện Biên

Cuộc chiến ít biết của quân Anh ở Việt Nam

Nhưng lần đầu tiên ở Việt Nam, sự tàn bạo của quân phiệt Nhật đã lộ ra trong chiến dịch mà họ gọi là 'Minh Hào Tác Chiến' [Bright Moon - Trăng Sáng].

Xin điểm qua một số diễn biến chính trích theo Fridrik Logevall trong 'Embers of War: The Fall of an Empire and the Making of America's Vietnam' và các nguồn khác.

- Sáng ngày 10/03, quân Nhật tràn vào dinh thự của Toàn quyền, Đô đốc Jean Decoux ở Sài Gòn, bắt ngay ông ta và các quan chức cao cấp Pháp;

-Tại Hà Nội, tướng Eugene Mordant trèo tường trốn vào thành Hà Nội [khu Cột Cờ] sau khi quân Pháp đọ súng với quân Nhật. Mordant là thủ lĩnh phe de Gaulle ngầm chống Nhật ở Việt Nam, nhưng ông ta đã nhanh chóng trèo ra phố, đi chân đất trốn vào nhà dân rồi đầu hàng. Người kế nhiệm ông, Tướng Georges Ayme, tiếp tục chỉ huy lính kháng cự rồi thua quân Nhật. Sau trận đánh ở Hà Nội, có 87 người Âu, 100 người Việt bị giết. Quân Nhật cũng có hơn 100 lính tử trận;

-Ở Bắc Giang, quân Pháp bị bắt toàn bộ và một số phụ nữ Pháp, gồm cả vợ của quan đầu tỉnh bị lính Nhật hiếp tập thể;

-Có tin về các buổi hành hình người Pháp: quân Nhật thường dùng kiếm dài chặt đầu họ;

-Tại Lạng Sơn giao tranh kéo dài nhất nhưng đến chập tối ngày 10/03 thì Pháp thua. Chừng 4000 quân phía Pháp chỉ có trên 500 người Âu, còn lại là lính Việt. Sau khi chặt đầu tướng Emile Lemonnier vì ông từ chối ký giấy đầu hàng, sư đoàn 22 của Nhật bắt toàn bộ tù binh Pháp và Âu [lính lê-dương] sắp hàng trước mũi súng máy để hành quyết. Với những người gục xuống chưa chết, quân Nhật xung phong, dùng lưỡi lê đâm cho chết hẳn.

-Ở Lào và Campuchia, quân Nhật không gặp kháng cự gì đáng kể và nhanh chóng thay Pháp chiếm Phnom Penh, Vientianne, Thakkhet, Luang Prabang.

Nguồn hình ảnh, Hulton Archive

Chụp lại hình ảnh,

Châu Á dưới ách phát-xít Nhật: súng gắn lưỡi lê, kiếm và cờ Nhật

- Ở Việt Nam, vài nghìn tàn quân Pháp-Âu do hai tướng Marcel Alessandri và Gabriel Sabbattier chỉ huy chạy lên phía Tây Bắc và tìm đường chạy sang Lào.

Tướng Charles de Gaulle từ châu Âu đột nhiên phong Sabbattier làm tư lệnh quân Pháp thuộc phe Đồng Minh ở Đông Dương và ra lệnh ở lại Việt Nam kháng Nhật.

Vấn đề là từ 60 nghìn, Pháp chỉ còn chưa đầy 6000 quân người Âu, không có lính Việt nữa và thiếu đạn dược, lương thực.

Khả năng đương đầu với nhiều sư đoàn thiện chiến của Nhật để giành lại Đông Dương là vô vọng nên Tướng Sabbattier đã quyết định rút sang Nam Trung Quốc.

Chuyển biến tâm lý và thời cơ mới

Băn khoăn về màu cờ cho Việt Nam năm 1945

Ông bà Trịnh Văn Bô và căn nhà niềm tin

Nội các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong 4 tháng

Mikhail Borodin: Người sếp cũ của Hồ Chí Minh

Chiến dịch Trăng Sáng đã hoàn toàn xóa bỏ sự hiện diện của Pháp ở Việt Nam, tạo ảnh hưởng tâm lý ghê gớm cho người bản xứ.

Sự kiện "ông chủ da trắng đã bị hạ bệ và bị hạ nhục" đã thay đổi tâm trí của người dân Indonesia, Malaya [gồm cả Singapore], và Đông Dương.

Sự bừng tỉnh về danh dự chủng tộc cho người châu Á thấy cơ hội bỏ ách thực dân, theo sử gia Anh, Max Hastings.

Nhưng những gì trước mắt thì còn rất mù mờ.

Quân Nhật vẫn cầm tù 15 nghìn người Pháp và Âu sau khi đã giết trong giao tranh hoặc hành quyết hơn 4000.

Sự tàn bạo của quân Nhật khiến tuyên truyền về Khối Đại Đông Á của Nhật trở nên khó thuyết phục.

Nhưng về quân sự, Pháp thua tại Đông Dương đúng vào lúc Đồng Minh ngày càng nhận thấy vai trò chiến lược của khu vực này cho các trận đánh lớn ở Đông Á.

Nguồn hình ảnh, Bettmann

Chụp lại hình ảnh,

Lính Nhật hành quân tiến vào Hải Phòng tháng 9/1940

Một số lính người Việt có năng lực tác chiến, biết dùng vũ khí hiện đại sau khi bị giải tán khỏi lực lượng thuộc địa của Pháp, đã gia nhập các nhóm kháng chiến.

Đông Dương chỉ là chiến trường phụ

Nhưng các đại cường và kể cả quân Nhật đều không có kế hoạch gì cụ thể cho Việt Nam và Đông Dương vào tháng 3/1945.

Nhật đưa quân vào Hải Phòng từ tháng 9/1940 sau khi chính phủ Vichy ở chính quốc đã đầu hàng Đức, đồng minh của Nhật ở châu Âu.

Các chế độ thực dân châu Âu khác như Hà Lan ở Indonesia, Anh Quốc ở Singapore, Miến Điện, Ấn Độ, đều chống lại quân đội Nhật Hoàng.

Riêng Thống chế Petain đồng ý hợp tác với Tokyo biến chính quyền Pháp ở Đông Dương thành bộ máy người Âu duy nhất làm tay sai cho Nhật Bản ở châu Á.

Một số trí thức tự do Pháp coi đây là 'nỗi nhục'.

Jean Paul-Sartre nhận xét: "Trong vòng năm năm, chúng ta đã dần có thêm mặc cảm thấp kém".

Pháp ở Đông Dương còn điều chỉnh giờ Hà Nội [đài thiên văn Phủ Liễn] theo chuẩn mới bên mẫu quốc, dựa vào giờ Berlin, để làm vừa lòng Đức.

Toan tính của Nhật

Tuy nhiên, Nhật Bản cũng chỉ có mục tiêu dùng Việt Nam làm bàn đạp cho các chiến dịch quân sự bên ngoài.

Nhật đưa quân vào Đông Dương lần đầu tháng 9/1940 vì nhu cầu chiến tranh ở Trung Quốc.

Sang năm 1941, Nhật vào miền Nam Việt Nam để chuẩn bị cho chiến dịch chiếm Indonesia khi đó thuộc chế độ thực dân Hà Lan.

Các tư lệnh Đội quân Quan Đông khét tiếng tàn ác và có tham vọng lãnh thổ đã cổ vũ mạnh nhất cho việc đem quân vào Đông Dương.

'Mẹ chọn để tôi có cuộc đời khác tốt đẹp hơn'

Vì sao Việt Nam từng chia cắt ở sông Bến Hải?

Ngoại giao Pháp và những cơ hội bị bỏ lỡ của VN

Nhưng việc quản trị xứ sở to lớn này lại quá sức với bộ máy quân sự viễn chinh.

Nhật Bản có thể đổi Singapore nhỏ bé thành tỉnh Chiêu Nam để trực trị nhưng với Đông Dương có tới 25 triệu dân, họ vẫn phải dùng người Pháp.

Việt Nam trong những nước cờ

Thỏa thuận Kato-Darlan ký tại thành phố Vichy tháng 7/1941 chia ra: miền Bắc do Pháp đảm trách về an ninh, quân sự và ở miền Nam thì do Nhật nắm.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam bị chia cắt Nam - Bắc theo một thỏa thuận quốc tế ký kết tại châu Âu.

Nạn đói thảm khốc ở miền Bắc Việt Nam năm 1945 xảy ra một phần vì Nhật tịch thu gạo để phục vụ chiến tranh, một phần vì chế độ phân chia quản trị Nam - Bắc khác nhau giữa Nhật và Pháp khiến lúa Nam Bộ không được chuyển ra Bắc.

Sau khi rút khỏi Singapore, quân Nhật lấy Sài Gòn làm đại bản doanh cho Nguyên soái Terauchi Hisaichi, Tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Phương Nam từ 1944.

Nhưng đến đầu năm 1945, Hoa Kỳ và đồng minh ném bom liên tục vào các mục tiêu của Nhật ở Việt Nam.

Ban đầu là các chuyến bay ném bom từ Nam Trung Hoa của quân đoàn do Tướng C. Chennault chỉ huy bắn phá miền Bắc Việt Nam.

Sau đó, phi cơ Hạm đội 3 của Đô đốc William Halsley cũng đánh bom Sài Gòn, Quy Nhơn ở phía Nam.

Lực lượng Đồng minh do Lord Mountbatten của Anh ở Sri Lanka cũng ngày càng thấy Đông Dương quan trọng cho các chiến dịch đẩy Nhật khỏi Đông Nam Á.

Đầu năm 1945, quân Mỹ đã đổ bộ vào Luzon, Philippines và các đơn vị Nhật Bản nay chỉ còn rút về các vùng đất của chính họ.

Về phía mình, các tư lệnh Nhật Bản đang phải đối phó với các chiến hạm Hoa Kỳ tiến vào Iwo Jima và Okinawa trong cách đánh "nhảy đảo" để tới đất liền Nhật Bản.

Theo Fridrik Logevall, các tướng Nhật đã biết họ sẽ thua.

Vai trò của Đông Dương ra không còn nhiều sau khi quân Nhật dùng các cảng như Sài Gòn để chuyển quân đánh chiếm Indonesia [1941] và Singapore [1942].

Quân Nhật từ Lào để đánh vào Ấn Độ nhưng không thành và bị lính Anh chặn lại ở trận Kohima, vùng núi Miện Điện năm 1944.

Tuy thế, theo Logevall, lãnh đạo Nhật tính rằng chiếm toàn bộ Đông Dương tháng 3/1945 có thể giúp cho họ một lá bài để đàm phán với quân Đồng Minh khi cần.

Một số nhóm cực đoan nhất trong giới quân sự Nhật Bản cũng tính đến việc tổ chức kháng cự ở Đông Dương khi cần.

Nguồn hình ảnh, Bettmann

Chụp lại hình ảnh,

Quân Nhật vào Nam Kỳ tháng 1/1941

Cùng lúc, Nhật giao quyền cho Hoàng đế Bảo Đại lập một nội các đã ra được quyết định về giáo dục, chữ Quốc ngữ mà không có quyền gì khác.

Cho đến ngày cuối cùng của chính phủ Trần Trọng Kim, hiến binh Nhật vẫn chặn Đại Nội ở Huế và kiểm soát từng người vào gặp vua Bảo Đại.

Chưa kịp làm gì với Việt Nam thì Nhật Bản bị Hoa Kỳ ném hai trái bom nguyên tử và đầu hàng.

Đông Dương, nhất là Việt Nam, trở thành 'vùng bỏ ngỏ' để Việt Minh và các đảng phái giành độc lập trong Cách mạng Tháng Tám như chúng ta đã biết.

Luôn là 'number 2'?

Nguồn hình ảnh, Galerie Bilderwelt

Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng Ngoại giáo Đế quốc Nhật, Mamoru Shigemitsu [đội mũ đen] và Tướng Yoshijiro Umezu, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhật Hoàng cùng các đại diện Bộ Ngoại giao, Lục quân và Hải quân trên chiến hạm USS Missouri để ký văn bản đầu hàng trước quân Đồng Minh ngày 2/09/1945 ở Vịnh Tokyo

Ngày nay nhìn lại, năm 1945 là bài học về thời cơ và thời cuộc lớn cho người Việt Nam.

Về cơ bản, người Việt Nam bị rơi vào hoàn cảnh là 'vị trí địa lý đẹp nhưng bị ám bởi vị thế địa chính trị tệ': 'geographical blessing versus geopolitical curse'.

Cuộc lật đổ Pháp đầy bạo lực nhưng mang cái tên mỹ miều như thơ haiku của phát-xít Nhật một đêm tháng 3/1945 báo hiệu thời kỳ tàn khốc về sau này.

Điều không may nhất là Việt Nam trong thời điểm đó chỉ được các đại cường coi là 'vị́ trí phụ': hoặc chiến trường để giành ngôi vị tại Trung Quốc, vùng Thái Bình Dương, hoặc căn cứ hậu cần để chuyển quân.

Tệ hơn cả, các đế quốc đến rồi đi.

Mỗi kẻ đến với một tính toán riêng và phần nhiều coi Việt Nam là lá bài để mặc cả cho các chuyện khác của họ:

Anh Quốc nhận ủy nhiệm của Đồng minh vào phía Nam Đông Dương tháng 9/1945 giải giáp quân đội Nhật rồi đi.

Tới Sài Gòn - Gia Định, tướng Douglas Gracey tranh thủ giúp Pháp quay lại tái chiếm Việt Nam, chỉ để Anh có đồng minh hậu chiến khả dĩ một chút tại châu Âu để chống lại Liên Xô trong thế cờ mới định hình.

Pháp thực chất là nước bại trận, còn đồng lõa với phát-xít Đức mà chỉ nhờ lực lượng kháng chiến của Tướng de Gaulle mà gỡ lại chút vai vế.

Pháp cũng 'cố đấm ăn xôi' để giành lại Đông Dương năm 1945-46 chỉ vì đã quá kém cỏi ở châu Âu và cần vớt vát uy thế đế quốc đã tàn.

Nhật Bản chỉ coi Đông Dương và Việt Nam là chiến trường nhỏ cho các 'war theatre' lớn hơn.

Việc Nhật Bản có giúp một số nhóm dân tộc chủ nghĩa bản địa người Việt và Khmer ở Nam Bộ cũng mang tính chiến thuật, thậm chí lợi dụng họ rồi bỏ rơi.

Trung Hoa Dân Quốc tham nhũng và rối bời vì nội chiến phải đến 1943 mới có tuyên bố chung chung ủng hộ độc lập tương lai cho Triều Tiên, Việt Nam, Philippines.

Trước đó, họ muốn giành lại ngôi vị 'Thiên Triều' của Trung Hoa tại Việt Nam nếu một ngày đẩy được người Pháp đi.

Tệ hơn, trong các năm 1930-40, không ít quan chức chính quyền Tưởng bắt các nhà hoạt động Việt Nam chạy sang lánh nạn rồi trao trả cho Pháp để kiếm tiền.

'Hoa quân nhập Việt' năm 1945 với hoạt động của các tướng phía Nam như Trương Phát Khuê chấm dứt vì Tưởng Giới Thạch không có đường lối gì cụ thể.

Hoa Kỳ đúng là có cử nhóm OSS giúp Hồ Chí Minh ở thượng du Bắc Việt nhưng cũng cho OSS giúp Pháp nhảy dù xuống Cao nguyên miền Trung để chống Nhật.

Tổng thống Roosevelt ra lệnh cấm vận dầu lửa sau khi Nhật đưa quân vào Đông Dương, gián tiếp khiến Nhật quyết định đánh thẳng vào Mỹ ở Trân Châu Cảng.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hình minh họa phi cơ vận tải A400M: Một phi đoàn trong chiến dịch Pegase do tướng Patrick Charaix chỉ huy đến châu Á tháng 8/2018 đã đưa Không quân Pháp thăm lại Việt Nam lần đầu từ 1954

Ngay cả Liên Xô thời Stalin sau năm 1945 cũng ưu tiên châu Âu mà không màng gì đến Việt Nam, thậm chí không công nhận chính quyền Hồ Chí Minh năm 1945.

Cũng vì không phải là ưu tiên của nước lớn nào, nên công cuộc độc lập chỉ thành công về biểu tượng và Việt Nam rơi vào cuộc chiến Đông Dương lần 1 với Pháp.

Sau cuộc chiến thứ nhì, rồi sang thời Hậu Chiến tranh Lạnh, nay vị thế Việt Nam đã hoàn toàn khác.

Nhưng vì Biển Đông và Trung Quốc trỗi dậy, các nước lớn lại tìm đến Việt Nam, vẫn mấy gương mặt quen thuộc xưa: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh Quốc và cả Pháp.

Bàn cờ địa chính trị chắc chắn không còn như xưa nhưng sẽ xoay theo hướng nào đây?

Xem thêm về quan hệ Pháp - Việt:

Pháp-Việt ký nhiều hợp đồng hàng tỷ USD

Tờ L'Humanite: 'Pháp muốn mở cửa cho VN'

Video liên quan