Khi sử dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn khoa học

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học 6 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh ở THCS


PHẦN MỘT. MỞ ĐẦU

  1. Lý do chọn đề tài

Trong chương trình sinh học 6, học sinh bắt đằu làm quen với thế giới sinh vật, trước hết là thực vật. Sinh học 6 giúp các em tìm hiểu cấu tạo cơ thể một cây xanh từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) đến cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) cùng chức năng của chúng phù hợp với điều kiện sống. Sinh học 6 giúp các em hiểu đ­ược thực vật phong phú, đa dạng như thế nào qua các nhóm cây khác nhau, chúng đã biến đổi phát triển ra sao từ dạng đơn giản đến dạng phức tạp nhất là những cây có hoa mà hằng ngày chúng ta vẫn tiếp xúc. Sinh học 6 còn giúp các em hiểu mối quan hệ giữa thực vật với môi trường sống, cũng như vai trò của chúng đối với đời sống của con ngư­ời

Show

Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học các bài sinh học là một biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học. Thí nghiệm góp phần làm cho học sinh huy động được cách học tích cực, gây hứng thú học tập cho HS, kiến thức thu được chắc chắn và sâu sắc. Thí nghiệm giúp làm sáng tỏ lý thuyết, khơi dạy tính tò mò khoa học cho HS, rèn luyện kỹ năng thực hành, nghiên cứu khoa học, thói quen giải quyết vấn đề bằng khoa học. Với đổi mới mục tiêu dạy học là chuyển từ dạy chú trọng đến truyền đạt nội dung sang đào tạo năng lực, thì sử dụng thí nghiệm có cơ hội tốt trong việc rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, người học được rèn luyện từ khâu lập kế hoạch thực hiện, thu thập số liệu, xử lý và viết báo cáo tổng kết, do vậy người học được đặt vào vị trí người nghiên cứu.

Qua thăm dò, điều tra thực trạng của vấn đề sử dụng thí nghiệm và dạy học phát triển năng lực nghiên cứu cho HS ở các trường THCS hiện nay cho thấy còn nhiều hạn chế. Phần lớn giáo viên còn hạn chế về cách sử dụng thí nghiệm để tổ chức học sinh học tập, đặc biệt sử dụng thí nghiệm để phát triển năng lực nghiên cứu. Đa số giáo viên tự tiến hành các thí nghiệm có minh họa trong SGK mà không hướng dẫn HS độc lập suy nghĩ thiết kế và tiến hành các thí nghiệm để từ đó rèn năng lực nghiên cứu khoa học.

Vì vậy tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài:Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học 6 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh ở THCS nhằm nâng cao hiệu quả lĩnh hội kiến thức mới trong các bài thực hành thí nghiệm Sinh học 6.

2. Mục đích nghiên cứu

Sưu tầm và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học Sinh học 6, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả lĩnh hội kiến thức mới trong các bài thực hành thí nghiệm Sinh học 6.

3. Giả thuyết khoa học

Nếu sưu tầm các thí nghiệm, đồng thời biết sử dụng hợp lí các thí nghiệm trong dạy học Sinh học 6 thì góp phần nâng cao hiệu quả lĩnh hội kiến thức mới trong các bài thực hành thí nghiệm Sinh học 6.

  1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học 6 nhằm phát triển năng lực nghiên cứu cho HS.

4.2. Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học sinh học 6 THCS.

  1. Giới hạn nghiên cứu

Trong đề tài nghiên cứu này chỉ tập trung sử dụng thí nghiệm trong dạy học chủ đề: Rễ Thân Lá, trong chương trình SH 6 THCS.

6. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài để làm cơ sở lý luận cho đề tài.

Điều tra thực trạng sử dụng TN trong dạy học Sinh học ở trường THCS hiện nay.

Phương pháp điều tra:

+ Điều tra trực tiếp thông qua dự giờ, trao đổi trực tiếp với GV.

+ Điều tra gián tiếp thông qua phiếu điều tra, sổ điểm, giáo án.

Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các GV có kinh nghiệm giảng dạy sinh học về những biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập cho HS.

Thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm khảo sát tình hình dạy và học Sinh học ở một số trường THCS

Thăm dò quan điểm của GV về phương pháp dạy học nói chung và dạy học có sử dụng bảng hệ thống kiến thức nói riêng.

Thống kê thực trạng kết quả học tập Sinh học của HS ở các lớp 6 trường THCS Nam Thái Nam Trực Nam Định.

Dự giờ, thăm lớp, kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của HS.

Tiến hành dạy thực nghiệm lớp 6 của trường THCS Nam Thái- Nam Trực Nam Định nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả của sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học 6 THCS.

7. Những đóng góp mới của đề tài

Xác định được thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học 6.

Sưu tầm một số thí nghiệm trong dạy học Sinh học 6 THCS.

Đề xuất được quy trình sử dụng các thí nghiệm trong dạy học Sinh học 6 THCS.

Đánh giá được hiệu quả lĩnh hội kiến thức của HS thông qua việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học 6 THCS.

PHẦN HAI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài

1.1. Trên thế giới

Ở nhiều nước tiên tiến như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Hà Lanđã sử dụng thí nghiệm vào dạy học từ đầu thế kỉ XX và rất phát triển từ nửa sau của thế kỉ này. Ở Pháp, vào những năm 1980 1990, đã có nhiều trường sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm trong dạy học và được xem là phương pháp trọng tâm của các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học. Năm 1980, ông Pie Giôliô Quiri Viện trưởng viện Hàn lâm Pháp đã khởi xướng phương pháp Lamap bàn tay nặn bột với mong muốn mang đến một cơ hội để người học tiếp cận khoa học bằng các bài học thực tiễn chứ không phải là các bài giảng thuần túy lí thuyết. Theo phương pháp này, lớp học được chia thành nhiều nhóm (4 học sinh/nhóm). Mỗi nhóm được giao các tài liệu và các yêu cầu khác nhau liên quan đến bài học, căn cứ vào yêu cầu, các nhóm sẽ lựa chọn các vật dụng cần thiết cho việc thực hành thí nghiệm. Các vật dụng thường đơn giản, dễ tìm, các nhóm sẽ thảo luận cách thức thực hiện các bài thí nghiệm và trình bày các hiểu biết mà mình khám phá được. Trong suốt quá trình làm việc nhóm, giáo viên chỉ đóng vai trò là người quan sát hướng dẫn

Các tác giả nêu trên sử dụng TN dùng trong dạy học ở các môn học tự nhiên, nhưng sử dụng TN trong dạy học Sinh học 6 để phát triển năng lực nghiên cứu chưa có công trình nào nghiên cứu.

1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, đã có rất nhiều nhà lí luận dạy học nghiên cứu về sử dụng thí nghiệm, nhằm cải tiến phương pháp dạy họctheo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức như: Đinh Quang Báo, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Văn Duệ, Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao, Lê Văn Lộc, Nguyễn Cương, Nguyễn Đức ThâmViệc sử dụng thí nghiệm trong dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh đã thu hút một số tác giả nghiên cứu như:

Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung , Rèn luyện kĩ năng dạy học thí nghiệm cho sinh viên sư phạm thuộc khối ngành khoa học tư nhiên, Tạp chí Khoa học Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Khoa học Tự Nhiên 25, số 1S (2009).

Dương Tiến Sỹ,Bước đầu xác định phương pháp giáo dục môi trường qua dạy học Sinh học lớp 6 ở trường THCS, Tạp chí Giáo dục, số 160 kì 1 tháng 4 (2007).

Dương Tiến Sỹ,Phương pháp tích hợp Giáo dục môi trường qua dạy học Sinh học 6 ở trường THCS, Tạp chí Giáo dục, số 170 kì 2 tháng 8 (2007).

Như vậy, việc tìm hiểu về năng lực và sử dụng thí nghiệm trong dạy học đã được nghiên cứu và chú ý từ rất sớm cả trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, theo chúng tôi việc sử dụng thí nghiệm để phát triển hoạt động nhận thức đặc biệt là năng lực nghiên cứu của học sinh còn rất hạn chế. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu biện pháp, quy trình sử dụng các thí nghiệm để phát triển năng lực nghiên cứu trong dạy học Sinh học cho học sinh trung học phổ thông là rất cần thiết. Giúp HS bước đầu làm quen với phương pháp học tập theo hướng nghiên cứu thông qua các TN.

  1. Cơ sở lý luận

2.1. Thí nghiệm là gì?

Theo từ điển Wikipedia thì Thí nghiệm, haythực nghiệm, là một bước trongphương pháp khoa họcdùng để phân minh giữamô hình khoa họchaygiả thuyết. Thí nghiệm cũng được sử dụng để kiểm tra tính chính xác của mộtlý thuyếthoặc một giả thuyết mới để ủng hộ chúng hay bác bỏ chúng. Thí nghiệm hoặc kiểm nghiệm có thể được thực hiện bằngphương pháp khoa họcđể trả lời một câu hỏi hoặc khảo sát vấn đề.

Thí nghiệm khi được xét là một danh từ, nó bao gồm mẫu vật, dụng cụ, phòng thí nghiệm, hóa chất được cung cấp từ hiện thực khách quan.

Để nghiên cứu các sự vật hiện tượng trừu tượng, có mối liên hệ thành phần trong tổng thể phức tạp, tách ra từng đối tượng, hay quy các đối tượng nghiên cứu về trường hợp cụ thể, lý tưởng hóa các yếu tố không nghiên cứu, sau đó dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm để tạo ra môi trường phù hợp cho thí nghiệm khả thi.

Trong Sinh học, thí nghiệm có thể được tiến hành trong lớp, trong phòng thí nghiệm, vườn trường, ngoài ruộng và ở nhà. Thí nghiệm có thể do giáo viên biểu diễn hoặc do học sinh tự thực hiện. Phương pháp công tác thí nghiệm là phương pháp dạy học được sử dụng những thiết bị, với phương pháp thực nghiệm nhằm để làm sáng tỏ, khẳng định những luận điểm lý thuyết mà giáo viên đã trình bày, nhằm củng cố đào sâu những tri thức đã lĩnh hội hoặc vận dụng lý thuyết để nghiên cứu những vấn đề do thực tiễn đề ra.

2.2. Phân loại thí nghiệm

2.2.1. Phân loại trong nghiên cứu khoa học

Thí nghiệm trực tiếp: Là thí nghiệm ngay trên đối tượng được khảo sát hay các đối tượng cùng loại hoặc tiến hành cùng một thí nghiệm nhưng trong các điều kiện khác nhau.

Thí nghiệm gián tiếp: khi một giả thuyết không thể kiểm chứng trực tiếp thì sẽ được kiểm chứng gián tiếp bằng cách dùng phép diễn dịch, suy từ giả thiết ra những kết quả rồi kiểm chứng những kết quả đó. Vì vậy phương pháp này còn có tên là phương pháp diễn dịch hay phương pháp suy luận thực nghiệm.

Thí nghiệm chứng minh: là những thí nghiệm bố trí để làm sáng tỏ một giả thuyết phải kiểm chứng, buộc phải kiểm soát được các hợp phần và sản phẩm của thí nghiệm cũng như các điều kiện chi phối thí nghiệm cả về định tính và định lượng làm sáng tỏ giả thuyết đặt ra.

Thí nghiệm đối chứng: là thí nghiệm bố trí song song với thí nghiệm chứng minh chỉ khác ở một hợp phần tham gia hay một điều kiện chi phối thí nghiệm để so sánh rút ra sai khác tin cậy được và có thể lặp lại để đạt kết quả tương tự. Vì thí nghiệm sinh học có tính chất phức tạp nên phải theo phương pháp phân tích tách từng phần chỉ tiêu cấn so sánh thành từng cặp thí nghiệm chứng minh và thí nghiệm đối chứng song song rồi tổng hợp chúng lại để chứng minh giả thuyết.

Thí nghiệm lặp lại: mỗi thí nghiệm phải bố trí lặp lại nhiều lần để độ tin cậy cao theo xác xuất thống kê.

2.2.2. Phân loại theo mục đích sử dụng

Thí nghiệm mở bài: là những thí nghiệm được tiến hành vào đầu bài học hay đầu một vấn đề nhằm định hướng vấn đề nghiên cứu. Sử dụng để tạo tình huống có vấn đề, tạo sự hứng thú, tạo động cơ học tập cho học sinh.

Thí nghiệm trong khâu dạy bài mới:

+ Thí nghiệm nghiên cứu: là những thí nghiệm nhằm đi tới phát hiện và tìm ra những thuộc tính của sự vật hiện tượng. Con đường nhận thức trong trường hợp này là con đường quy nạp, thường là không đầy đủ. Tuy nhiên, học sinh lại được bắt gặp những vấn đề mới lạ, những điều bất ngờ lý trú trong thí nghiệm, mà chính nó gây ra và duy trì hứng thú cho học sinh tiếp tục đi tìm kiến thức mới.

+ Thí nghiệm minh họa: là thí nghiệm nhằm xác định kết quả đã có bằng những thí nghiệm và những phép tư duy logic. Vì vậy con đường nhận thức trong trường hợp này là con đường suy luận diễn dịch. Chính những thí nghiệm này đã củng cố niềm tin khoa học cho học sinh.

Thí nghiệm củng cố: là thí nghiệm được sử dụng vào cuối mỗi phần bài học hoặc cuối giờ học nhằm củng cố khắc sâu các kiến thức, kỹ năng đã được học, tập dượt trước đó.

Thí nghiệm về nhà: là những thí nghiệm yêu cầu học sinh làm ở nhà thường dưới dạng một bài tập vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã có hoặc để giải thích các hiện tượng thực tế, nhờ đó có thể đào sâu mở rộng kiến thức, kỹ năng của học sinh, cũng có thể tìm hiểu trước một thí nghiệm liên quan đến những bài học sau.

Thí nghiệm thực hành: là những thí nghiệm được tiến hành tại lớp, sau một bài học, cuối mỗi chương hay một vài chương. Các thí nghiệm này thường được tiến hành theo nhóm. Trong đó các nhóm có thể cùng tiến hành một thí nghiệm hay mỗi nhóm tiến hành một thí nghiệm khác nhau và sau đó hoán đổi vị trí các nhóm theo thời gian thực hành.

2.2.3. Phân loại thí nghiệm theo người tiến hành

* Thí nghiệm của giáo viên: là thí nghiệm do giáo viên tiến hành cho học sinh quan sát. Thông thường các thí nghiệm này thường phức tạp, nguy hiểm và đòi hỏi thời gian nhanh. Khi tiến hành thí nghiệm giáo viên cần chú ý sử dụng các thiết bị có kích thước lớn để học sinh dễ dàng quan sát.

Trong thực tế, không phải lúc nào các thí nghiệm cũng có thể tiến hành trên mẫu vật thật để học sinh quan sát trực tiếp bằng các giác quan, mà một số thí nghiệm rất khó hoặc không thể thực hiện được với các đối tượng sống. Với các thí nghiệm có tính chất như trên, muốn để học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về quá trình hay hiện tượng sinh học diễn ra bên trong đối tượng sống người ta có thể sử dụng các thí nghiệm ảo hợc thí nghiệm mô phỏng.

* Thí nghiệm của học sinh: Thí nghiệm do học sinh tiến hành với các biến dạng sau:

+ Thí nghiệm biểu diễn bài học mới.

+ Thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng kiến thức lĩnh hội.

+ Thực hành trong phòng thí nghiệm thường tổ chức sau một loạt bài và vào cuối kỳ mang tính chất tổng hợp.

+Thí nghiệm tại nhà, một hình thức thực nghiệm đơn giản nhưng dài ngày giao cho học sinh tự làm tại nhà.

2.3. Vai trò của thí nghiệm trong dạy học Sinh học

Thí nghiệm Sinh học được HS thực hiện chu đáo sẽ rèn luyện được những đức tính tốt như chính xác, cẩn thận, biết làm việc có phương pháp, có khoa học, phát triển tư duy kỹ thuật và tư duy logic.

Thí nghiệm là nguồn cung cấp tri thức: Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất phát cho quá trình nhận thức của học sinh. Trong thí nghiệm có nhiều yếu tố con người có thể chủ động sáng tạo ra, vì vậy cho phép đi sâu tìm hiểu bản chất các hiện tượng, các mối quan hệ nhân quả của hiện tượng. Từ đó có thể hình thành tri thức cho HS. Đặc biệt qua TN người học có thể tự mình lĩnh hội tri thức mới qua các hiện tượng được biểu hiện.

Thí nghiệm là phương tiện tổ chức hoạt động tích cực của HS trong dạy học Sinh học: Thí nghiệm không chỉ đơn thuần là minh họa cho kiến thức bài giảng mà thí nghiệm còn là phương tiện rất hữu ích trong việc hình thành kiến thức cho HS. Nếu TN được tổ chức dưới hình thức tìm tòi, nghiên cứu thì HS không chỉ quan sát mà còn tự mình rút ra kinh nghiệm, nhận xét, và tự mình giải thích TN.Thông qua đó phát triển cho HS tính độc lập, tự giác, tích cực, sáng tạo trong hành động và nhận thức.

Thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ là mẫu mực về thao tác cho học trò học tập mà bắt chước, để rồi sau đó khi làm thí nghiệm học sinh sẽ học được cách thức làm thí nghiệm.

Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn. Vì vậy nó là phương tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kĩ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật. Qua hoạt động thực hành, thí nghiệm, học sinh hiện thực hóa được những kiến thức lý thuyết đã học, làm cho những kiến thức đó trở nên thiết thực và gần gũi với thực tiễn. Được tự mình tiến hành các thí nghiệm, suy nghĩ tìm tòi bản chất của các sự vật hiện tượng giúp cho học sinh có những hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về các vấn đề sinh học, thực tiễn. Do những yêu cầu chặt chẽ của thí nghiệm đã giúp học sinh hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, hình thành và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo và tư duy lao động kỹ thuật.

Thí nghiệm giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của các sự vật hiện tượng, các quá trình. Do các hiện tượng sinh học thường xảy ra đồng thời trong mối quan hệ phức tạp, nên để phát hiện các mối quan hệ nhân quả, tìm hiểu quy luật của hiện tượng người ta phải tổ chức các thí nghiệm trong đó chủ thể nhận thức chủ động đề xuất gỉa thuyết và trên cơ sở đó tách ra hiện tượng để nghiên cứu cho đơn giản hơn, sau đó đặt nó vào hệ thống vốn có của sự vật để cuối cùng nhận thức đầy đủ.

Thí nghiệm có thể được sử dụng để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh với các mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo khác nhau.

2.4. Yêu cầu của thí nghiệm

Khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Đảm bảo tính an toàn cho cả giáo viên và học sinh.

Đảm bảo tính khoa học của thí nghiệm: Có sự chuẩn bị chu đáo, thí nghiệm nên lặp lại nhiều lần để chọn ra điều kiện tốt nhất, giải thích được diễn biến và kết quả của thí nghiệm.

Bố trí thí nghiệm ở vị trí cao cho cả lớp đều có thể quan sát. Đặc biệt là

kết quả của thí nghiệm.

Thí nghiệm đơn giản, vừa sức với học sinh.

Thời gian cho mỗi thí nghiệm được tính toán cẩn thận và không kéo dài nhằm đảm bảo thời gian chung cho cả tiết học.

Đảm bảo tính chính xác của TN. Nguyên tắc này không những giúp cho xác xuất thành công của TN lớn mà còn giúp cho người thực hiện tiết kiệm được thời gian, mẫu vật hóa chất.

Đảm bảo TN phải thật điển hình. Nguyên tắc này đòi hỏi việc chọn lựa các mẫu vật thực hiên TN phải đặc trưng, đảm bảo được thành công của TN và đặc biệt là thấy được kết quả mà chúng ta mong muốn trong TN.

3. Cơ sở thực tiễn

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy học Sinh học 6 THCS ở các trường THCS trong huyện Nam Trực của tỉnh Nam Định để tìm hiểu thực trạng sử dụng TN của GV về dạy học phát triển năng lực nghiên cứu cho học sinh ở các trường THCS. Đồng thời tìm hiểu thực trạng về năng lực nghiên cứu của học sinh THCS. Qua đây khẳng định việc sử dụng thí nghiệm để phát triển NLNC cho học sinh là cần thiết và đáp ứng được nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, đó là phát triển các năng lực của người học.

Việc khảo sát được tiến hành dưới hình thức:

Phiếu điều tra

Phỏng vấn, dự giờ GV và HS

3.1. Việc dạy của giáo viên

Để tiến hành khảo sát thực trạng dạy học Sinh học 6 THCS ở các trường THCS trong huyện Nam Trực của tỉnh Nam Định để tìm hiểu thực trạng sử dụng TN của GV về dạy học phát triển năng lực nghiên cứu cho học sinh ở các trường THCS, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra. Sau đây là kết quả thu được:

Bảng 1.1. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng TN của GVvề dạy học phát triển năng lực nghiên cứu cho học sinhở các trường THCS.

Nội dung câu hỏiSố GV được hỏiKết quả điều tra
Mức độSL%
Câu 1. Thầy (Cô) rèn luyện cho HS NLNC cần thiết ở mức nào?42Rất cần thiết37,14
Cần thiết1228,6
Không cần thiết2559,5
Câu 2: Theo thày cô NLNC của HS thể hiện thông qua các khả năngnào ?42Có NL phân tích ND SGK để nhận ra vấn đề nghiên cứu3071,4
Nêu giả thuyết nghiên cứu24,76
Lập kế hoạch nghiên cứu716,7
Thực hiện kế hoạch nghiên cứu511,9
Tổng kết rút ra kêt luận khoa học1126,2
Tự học3788,1
Câu 3:Thầy (Cô) rèn

luyện cho HS NLNC ở mức nào ?

42Rất thường xuyên00
Thường xuyên511,9
Không thường xuyên3480,9
Câu 4: Thầy (Cô) sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học ở mức nào ?

42

Rất thường xuyên12,4
Thường xuyên716,7
Không thường xuyên3276,2
Câu 5: Thầy (Cô) sử dụng TN trong dạy học Sinh học nhằm mục đích nào sau đây ?42Sử dụng thí nghiệm theo hướng nghiên cứu để giúp học tự chiếm lĩnh kiến thức mới.24,8
Củng cố kiến thức đã học (Theo phân phối chương trình )3583,3
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.00
Câu 6: Theo Thầy (Cô) những khó khăn trong việc dạy học theo hướng hình thành và phát triển NL cho HS là gì?42

Không ý kiến12,4
Số ý kiến HS: Trình độ chưa cao, không đồng đều

Không hứng thú với môn học

Chưa làm quen với hướng tiếp cận này

Chưa tích cực hoạt động

418

18

4

5

97,619,5

43,9

9,76

12,2

NL còn hạn chế GV: Chưa có kinh nghiệm, phương pháp

Chưa có tài liệu, hướng dẫn

6

19

15

14,6

46,34

36,6

Nội dung chương trình: Chưa gắn với thực tiễn

Nặng về kiến thức

14

11

34,1

26,8

Không gây hứng thú cho HS1229,3
Thời gian: Chưa hợp lí1639
Mô hình lớp học: Chưa phù hợp24,9
Cơ sở vật chất: Không đáp ứng được nhu cầu1126,8

* Qua kết quả khảo sát cho thấy:

Về nhận thức của GV về việc rèn luyện năng nghiên cứu cho người học ở các trường THCS: 54,8% cho rằng rất cần thiết 28,6% cho rằng cần thiết và 7,14% giáo viên cho rằng không cần thiết. Nhận thức của thầy cô về năng lực nghiên cứu cần hình thành ở HS chưa được sâu sắc: Đa số thầy cô cho rằng NLNC của HS thể hiện thông qua các khả năng: Có NL phân tích nội dung SGK để nhận ra vấn đề nghiên cứu (71,9%), hay là khả năng tự học (88,1 %). Vì vậy dạy học phát triển NLNC cho HS ở trường THCS chưa thực sự đi đúng hướng. Đa số GV cho rằng phát triển NLNC cho HS là không cần thiết 59,5% (29 GV) ,80,9 % (34 GV) không thường xuyên rèn năng lực NC cho HS.

Về mức độ sử dụng TN: đa số GV sử dụng TN với mục đích củng cố kiến thức đã học (theo phân phối chương trình ) (83,3 %) mà không sử dụng TN vì mục đích phát triển NLNC cho HS.

Về những khó khăn trong việc dạy học theo hướng hình thành và phát triển NL cho HS, trong số 42 GV được hỏi có 2,4% GV (1 GV) không có ý kiến, điều này có thể giải thích do các GV chưa có kiến thức cũng như chưa được dạy học theo định hướng này, do đó chưa phát hiện ra những khó khăn trong quá trình dạy học. Trong số 97,6% GV có ý kiến (41 GV) thì những khó khăn họ gặp phải là: Các vấn đề về HS (chiếm 85,27%) như: trình độ HS không đồng đều, HS chưa hứng thú với môn học, NL HS còn hạn chế và chưa làm quen với hướng tiếp cận này. Về bản thân GV gặp phải những khó khăn là chưa có kinh nghiệm, phương pháp và chưa có tài liệu hướng dẫn thực hiện chiếm 80,44%. Các vấn đề về nội dung như còn nặng về kiến thức, chưa gắn với thực tiễn và không gây hứng thú cho HS chiếm 92,7%. Các GV còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất (26,8%); gặp nhiều khó khăn về thời gian (39%); hầu như không gặp khó khăn về mô hình lớp học (4,9%). Từ đó, cần có các biện pháp khắc phục để khuyến khích GV tổ chức dạy học theo hướng hình thành và phát triển NL nhiều hơn nữa.

3.2. Việc học của học sinh

Để xác định thực trạng mức độ năng lực nghiên cứu của HS chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra trên 100 HS thuộc khối lớp 6 THCS. Sau đây là kết quả thu được:

Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng về việc học của HS

Câu hỏiĐáp ánTrả lời của HS
SLTỉ lệ %

Câu 1. Để chứng minh: thiếu muối khoáng lá cây sẽ chuyển màu vàng em có thể sử dụng cách chứng minh nào sau đây?1.Giải thích theo SGK6767
2.Giải thích bằng tư liệu thu thập từ các nguồn tài liệu khác3232
3.Làm TN để chứng minh.11
Câu 2. Em có thể thiết kế TN để chứng minh nước trong cây thoát ra ngoài qua lá ?1.Làm được2727
2.Không thể7373
Câu 3. Thiết kế TN như thế nào để khẳng định lá là cơ quan thoát hơi nước .1.Trồng cây vào lọ có dung dịch khoáng, theo dõi lượng nước trong lọ.2323
2.Trồng cây vào chậu, lấy túi linông trùm từ gốc lên ngọn.6565
3.Trồng cây vào chậu,ngắt hết lá trên cây lấy túi linông trùm từ gốc lên ngọn1212
4.Làm 2 thí nghiệm như TN 2 và 311

Qua bảng 1.2. cho thấy: Để chứng minh một đơn vị kiến thức đa số HS chỉ căn cứ vào giải thích của SGK (67% HS căn cứ thông tin SGK, 32% HS căn cứ vào tài liệu tham khảo, 1% HS làm TN). Đa số HS không thể thiết kế và làm TN (73%). Phần lớn HS không hiểu thế nào là giả thuyết và do đó không thể nêu được giả thuyết cho một câu hỏi định hướng khoa học (98%). Như vậy chúng tôi nhận thấy đa số HS năng lực nghiên cứu còn nhiều hạn chế.

Kết luận: Nguyên nhân của thực trạng trên :

*Về phía giáo viên

Phương pháp dạy học: Do ảnh hưởng của lối dạy truyền thống, không thể trong thời gian ngắn mà có thể thay đổi cách làm của GV. PPDH chủ yếu vẫn là thầy đọc, trò chép, thuyết trình giảng giải xen kẽ vấn đáp, tái hiện. Việc vận dụng phương pháp tích cực chủ yếu thực hiện trong giờ thao giảng, các tiết dạy thi giáo viên giỏi. Trong mỗi tiết dạy GV chỉ tập trung để truyền tải hết kiến thức SGK mà không giúp HS biết cách không khơi dậy tiềm năng sáng tạo, phát huy tính tích cực nhận thức của người học. GV ít chú ý đến việc phát triển năng lực NC cho HS vì công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức khi phải chuẩn bị giáo án hay thiết kế ccác TN .Số lượng GV dạy học theo phương pháp tích cực ít,mặc dù phần lớn xác định được rằng các phương pháp này thực sự lôi cuốn HS, giúp HS chủ động nắm vững kiến thức.

Ngoài ra, do việc thi cử và kiểm tra vẫn còn nặng nề về tái hiện kiến thức nên cách dạy phổ biến hiện nay vẫn chỉ chú ý đến việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó, còn có thể kể đến một bộ phận GV chưa tâm huyết với nghề, ý thức tích cực cải tiến PPDH còn mờ nhạt, không kích thích được tính tích cực và hứng thú của HS nên chất lượng dạy học không được cải thiện.

* Về phía học sinh:

Đa số HS vẫn coi môn Sinh học là môn phụ do vậy HS thiếu sự đầu tư thời gian và công sức vào học. Hầu hết HS chưa đổi mới cách học chỉ quen với cách học thuộc lòng nội dung cơ bản ghi chép được ở trên lớp và chưa chú ý đến việc phân tích, chứng minh và tìm hiểu bản chất của nội dung đó. HS chưa xác định được đúng động cơ, thái độ học tập, chưa ham thích học tập bộ môn nên thụ động trong việc tiếp thu kiến thức mới.

Qua kết quả điều tra NLNC của HS và nhận thức của GV về phát triển năng lực nghiên cứu, những biện pháp GV sử dụng thí nghiệm ở trường THCS hiện nay là cơ sở khẳng định việc cần phải phát triển năng lực nghiên cứu trong quá trình dạy học.

II. SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ

1. Phân tích cấu trúc nội dung của chương trình Sinh học 6 THCS

Sinh học lớp 6 Lạ mà quen: một môn học mới khiến các em không khỏi lạ lẫm, tuy nhiên, nội dung môn học lại bao quát về hệ thực vật từ cây cối, hoa lá, quả hạt, rất gần gũi với đời sống thường ngày của chúng ta. Khi hiểu thêm về cấu tạo, vai trò, cơ chế hoạt động và phương thức sinh sản của từng bộ phận rễ thân lá hoa quả hạt, các em có thể thấy được sự sống luôn tồn tại từ những thực thể bình dị nhất. Nắm bắt nội dung chính, nâng cao kiến thức và khơi dậy năng lực khám phá những điều xung quanh, tăng khả năng tư duy, sẽ là hành trang giúp các em không ngần ngại chuyện thi cử, tự tin với vốn kiến thức mới đầy thú vị về cuộc sống quanh mình.

1.1. Mục tiêu của môn Sinh học 6 THCS

Sau khi học xong chương trình sinh học 6 THCS, HS có khả năng:

* Về kiến thức:

Mô tả được hình thái, cấu tạo của cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của các nhóm vi sinh vật, nấm, thực vật trong mối quan hệ với môi trường sống.

Nêu được các đặc điểm sinh học của sinh vật và tầm quan trọng của

những sinh vật có giá trị trong nền kinh tế.

* Về kĩ năng:

Biết quan sát, mô tả, nhận biết các cây, con thường gặp; xác định được vị trí và cấu tạo của các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể thực vật, động vật và người.

Biết thực hành sinh học: sưu tầm, bảo quản mẫu vật, làm các bộ sưu tập nhỏ, sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, đặt và theo dõi một số thí nghiệm đơn giản.

Vận dụng kiến thức vào việc nuôi trồng một số cây, con phổ biến ở địa phương; vào việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng; vào việc giải thích các hiện tượng sinh học thông thường trong đời sống.

Có kĩ năng học tập: tự học, sử dụng tài liệu học tập, lập bảng biểu, sơ đồ,

Rèn luyện được năng lực tư duy: phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện, hiện tượng sinh học

* Về thái độ

Có niềm tin khoa học về về bản chất vật chất của các hiện tượng sống và khả năng nhận thức của con người.

Có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Sẵn sàng áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật thuộc lĩnh vực Sinh học vào trồng trọt và chăn nuôi ở gia đình và địa phương.

Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với chính sách của Đảng và Nhà nước về dân số, sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, lạm dụng ma túy và các tệ nạn xã hội.

1.2. Nội dung của chương trình Sinh học 6 THCS

Nội dung của SGK SH 6 THCS cơ bản được thể hiện qua bảng 2.1.

Bảng 2.1. Nội dung SGK Sinh học 6

Chủ đềNội dung chính
Mở đầu sinh học Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng.

Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật học nói riêng

1. Đại cương về giới thực vật Nêu được các đặc điểm của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng
Trình bày được vai trò của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng.
Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa
2. Tế bào thực vật Kể các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật
Nêu được khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của TV
Nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật
Thực hành: quan sát tế bào biểu bì lá hành hoặc vẩy hành, tế bào cà chua.

3. Rễ cây Biết được cơ quan rễ và vai trò của rễ đối với cây.
Phân biệt được: rễ cọc và rễ chùm
Trình bày được các miền của rễ và chức năng của từng miền
Trình bày được cấu tạo của rễ (giới hạn ở miền hút)
Trình bày được vai trò của lông hút, cơ chế hút nước và chất khoáng.
Phân biệt được các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng
4. Thân cây Nêu được vị trí, hình dạng; phân biệt cành, chồi ngọn với chồi nách(chồi lá, chồi hoa). Phân biệt các loại thân: thân đứng, thân,bò, thân leo.
Trình bày được thân mọc dài ra do có sự phân chia của mô phân sinh (ngọn và lóng ở một số loài)
Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non: gồm vỏ và trụ giữa.
Nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ(sinh mạch) làm thân to ra.
Nêu được chức năng mạch: mạch gỗ dẫn nước và ion khoáng từ rễ lên thân, lá; mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân rễ.
Thí nghiệm về sự dẫn nước và chất khoáng của thân
Thí nghiệm chứng minh về sự dài ra của thân
5. Lá cây Nêu được các đặc điểm bên ngoài gồm cuống, bẹ lá, phiến lá.
Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân trên phiến lá
Giải thích được quang hợp là quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời biến chất vô cơ (nước, CO2 ,muối khoáng) thành chất hữu cơ (đường, tinh bột) và thải ôxy làm không khí luôn được cân bằng
Giải thích việc trồng cây cần chú ý đến mật độ và thời vụ.
Giải thích được ở cây hô hấp diễn ra suốt ngày đêm, dùng ôxy để phân hủy chất hữu cơ thành CO2 , H2O và sản sinh năng lượng.
Giải thích được khi đất thoáng, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và hút khoáng mạnh mẽ.
Trình bày được hơi nước thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí.
Nêu được các dạng lá biến dạng (thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi) theo chức năng và do môi trường.
6. Sinh sản sinh dưỡng Phát biểu được sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng(rễ, thân, lá).
Phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng do con người
Trình bày được những ứng dụng trong thực tế của hình thức sinh sản do con người tiến hành. Phân biệt hình thức giâm, chiết, ghép, nhân giống trong ống nghiệm
7. Hoa và sinh sản hữu tính Biết được bộ phận hoa, vai trò của hoa đối với cây
Phân biệt được sinh sản hữu tính có tính đực và cái khác với sinh sản sinh dưỡng. Hoa là cơ quan mang yếu tố đực và cái tham gia vào sinh sản hữu tính.
Phân biệt được cấu tạo của hoa và nêu các chức năng của mỗi bộ phận đó.
Phân biệt được các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn độc và hoa mọc thành chùm
Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
Phân biệt được giao phấn và tự thụ phấn
Trình bầy được quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
8. Quả và hạt Nêu được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của quả: quả khô, quả thịt- Mô tả được các bộ phận của hạt: hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Phôi gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm. Phôi có 1 lá mầm (ở cây 1 lá mầm) hay 2 lá mầm (ở cây 2 lá mầm)

Giải thích được vì sao ở 1 số loài thực vật quả và hạt có thể phát tán xa.

Nêu được các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt (nước, nhiệt độ).

9. Các nhóm thực vật Mô tả được rêu là thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản
Mô tả được quyết (cây dương xỉ) là thực vật có rễ, thân, lá, có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử.
Mô tả được cây Hạt trần (ví dụ cây thông) là thực vật có thân gỗ lớn và mạch dẫn phức tạp. sinh sản bằng hạt nằm lộ trên lá noãn hở.
Nêu được thực vật hạt kín là nhóm thực vật có hoa, quả , hạt. Hạt nằm trong quả (hạt kín). Là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả (có sự thụ phấn, thụ tinh kép).
So sánh được thực vật thuộc lớp 2 lá mầm với thực vật thuộc lớp 1 lá mầm.
Nêu được khái niệm giới, ngành, lớp,
Phát biểu được giới Thực vật xuất hiện và phát triển từ dạng đơn giản đến dạng phức tạp hơn, tiến hóa hơn. Thực vật Hạt kín chiếm ưu thế và tiến hóa hơn cả trong giới Thực vật.
Nêu được công dụng của thực vật Hạt kín (thức ăn, thuốc, sản phẩm cho công nghiệp,)
Giải thích được tùy theo mục đích sử dụng, cây trồng đã được tuyển chọn và cải tạo từ cây hoang dại.
10. Vai trò của Thực vật Nêu được vai trò của thực vật đối với động vật và người
Giải thích được sự khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm đa dạng sinh vật.
11. Tảo, Vi khuẩn, Nấm và Địa y Nêu được cấu tạo và công dụng của một vài loài tảo đơn bào, tảo đa bào (nước mặn, nước ngọt).
Mô tả vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé tế bào chưa có nhân, phân bố rộng rãi. sinh sản chủ yếu bằng cách nhân đôi.
Nêu được vi khuẩn có lợi cho sự phân hủy chất hữu cơ, góp phần hình thành mùn, dàu hỏa, than đá, góp phần lên men, tổng hợp vitamin, chất kháng sinh
Nêu được nấm và vi khuẩn có hại gây nên 1 số bệnh cho cây, động vật và người.
Nêu được cấu tạo, hình thức sinh sản,tác hại và công dụng của nấm.
Nêu được cấu tạo và vai trò của Địa y
12. Tham quan thiên nhiên Tìm hiểu đặc điểm của môi trường nơi đến tham quan
Tìm hiểu thành phần và đặc điểm thực vật có trong môi trường, nêu lên mối liên hệ giữa thực vật với môi trường.

* Phân tích nội dung sách giáo khoa sinh học 6 cho thấy:

Nội dung các bài trong chương trình SGK SH 6 phần lớn được sắp xếp theo một cấu trúc chung: khái niệm về chức năng, sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng, cơ chế thực hiện chức năng, ảnh hưởng của môi trường đến thực hiện chức năng và ứng dụng các kiến thức về chức năng sống của sinh vật vào sản xuất và đời sống. Nội dung được trực quan hóa tối đa bằng tranh vẽ, ảnh chụp, sơ đồ, bảng số liệu để học sinh quan sát, nghiên cứu SGK, phân tích, rút ra kết luận

Các kiến thức về cơ chế của các quá trình sống chủ yếu được giới thiệu bằng các thí nghiệm hoặc mô tả thí nghiệm, thông báo kết quả thí nghiệm, yêu cầu học sinh giải thích nguyên nhân, kết quả đi đến kết luận về cơ chế thực hiện các chức năng, về sự thống nhất giữa cấu trúc và chức năng sống trong cơ thể thông qua các bài thực hành hoặc các nội dung kiến thức gắn với thực hành, thí nghiệm. Chính những nội dung kiến thức đó cung cấp rất nhiều câu hỏi đinh hướng, bài tập thí nghiệm phát huy tính tích cực, khả nãng tự học, tự nghiên cứu khoa học của HS, rèn cho HS các kỹ năng đặt câu hỏi định hướng khoa học; kỹ năng nêu giả thuyết khoa học; kỹ năng tìm kiếm bằng chứng; giải thích; đối chiếu; kết nối các giải thích với các kiến thức khoa học sẵn có. Trên cơ sở đó, phát triển ở HS năng lực so sánh, phân tích, tổng hợp, nghiên cứu.

2. Những chủ đề trong Sinh học 6 cần sử dụng thí nghiệm

Chủ đềTên thí nghiệm
Rễ TN chứng minh rễ là cơ quan hút nước và khoáng.
Thân TN về quá trình vận chuyển nước và khoáng trong thân.
TN chứng minh quang hợp tạo tinh bột.- TN chứng minh ôxi có hay không được thải ra trong quang hợp.

TN chứng minh quang hợp cần lấy CO2 và thải Oxi.

TN chứng minh về hô hấp ở cây.

TN chứng minh lá là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây trồng.

Quả và hạt TN về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.

3. Quy trình sử dụng TN trong dạy học Sinh học 6 THCS

3.1. Nguyên tắc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học lớp 6 THCS nhằm phát triển năng lực nghiên cứu cho HS

Để sử dụng TN nhằm phát triển NLNC cho HS cần đảm bảo nguyên tắc:

Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu của từng chương, của từng bài về kiến thức, kỹ năng và thái độ

Mục tiêu của dạy học được cụ thể hoá bằng từng chương,từng bài học, do đó giáo viên phải căn cứ vào mục tiêu của từng chương, từng bài học cụ thể,từng điều kiện cụ thể để lựa chọn các thí nghiệm vẫn đảm bảo nội dung bài học mà chất lượng hiệu quả các bài thực hành được nâng cạo.

Nguyên tắc 2: Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú học tập, phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành, hình thành và phát triển tư duy kỹ thuật, phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh.

Nguyên tắc này nhằm đáp ứng yêu cầu chiến lược và cấp bách hiện nay của giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng. Trong điều 5 khoản 2 của Luật giáo dục đã quy định: phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học khả năng tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Với các em học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 6 nói riêng thì hoạt động học tập của các em có thể đạt được các mức độ như bắt chước, quan sát tìm tòi và sáng tạo một cách có hiệu quả.

Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính thống nhất gữa phương pháp khoa học và phương pháp học tập bộ môn.

Sinh học là một khoa học thực nghiệm, tri thức khoa học được hình thành bằng phương pháp quan sát, thí nghiệm, thực hành, Chính vì vậy muốn cho Học sinh tìm tòi quan sát thì cách tốt nhất là cho học sinh tiến hành lặp di lặp lại các phương pháp đó một cách lặp lại theo cách thu gọn con đường tìm tòi các em sẽ hiểu sâu, nhớ lâu đồng thời còn nắm được phương pháp nghiên cứu bộ môn.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính khả thi của thí nghiệm trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau.

Trong dạy học sinh học thì thí nghiệm được coi là công cụ, phương tiện hỗ trợ đắc lực cho giáo viên, do đó khi tiến hành thí nghiệm trong quá trình dạy học giáo viên phải có kỹ thuật cúng như sụ thành thục về hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tiến hành khai thác, nghiên cứu thí nghiệm. Mặt khác, GV cũng cần tìm tòi để nâng cao chất lượng của thí nghiệm đồng thời phù hợp với mục tiêu dạy học và hoàn cảnh cụ thể. Song dù cải biến hay sáng tạo thí nghiệm như thế nào cũng phải đảm bảo tính khả thi của Thí nghiệm trong hoàn cảnh cụ thể phù hợp với mục tiêu dạy học.

3.2. Những yêu cầu về thí nghiệm đối với giáo viên

Phải xác định rõ mục đích của thí nghiệm của tiết thực hành.

Hướng dẫn trình tự các bước thực hành.

Tiến hành tổ chức như:phân chia nhóm, phân chia mẫu vật,dụng cụ phải chu đáo, phân công nhiệm vụ cụ thể tỉ mỉ để trong quá trình thực hành Học sinh luôn có việc phải làm.Nếu dụng cụ, mẫu vật không đủ thì có thể chia theo ca và luân phiên nhau tiến hành.

Phải nghiên cứu kỹ nội dung và cách tiến hành đảm bảo thành công trước khi hướng dẫn cho học sinh, cần lường trước các khó khăn thất bại có thể xảy ra khi học sinh tiến hành thực hành thí nghiệm, tìm hiểu các nguyên nhân thất bại để không bị lúng túng, bị động khi giải đáp cho học sinh.

Các tiết thực hành thường được bố trí sau mỗi chương nhằm củng cố kiến thức và tìm hiểu kiến thức mới, nên nội dung bài tập thực hành thí nghiệm còn ít, giáo viên cần thương xuyên bổ sung các bài tập thí nghiệm thực hành cho học sinh.

Phải có kế hoạch và dành thời gian nhận xét đánh giá kết quả thí nghiệm thực hành của học sinh, khi nhận xét cần chú ý những nội dung như:

+ Kết quả thí nghiệm: Cách tiến hành có ưu, nhược điểm gì?

+ Ý thức tổ chức kỷ luật, trật tự, giữ gìn vệ sinh trong quá trình thực hành.

Cần động viên học sinh những nhóm làm tốt, cá nhân làm tốt, những học sinh tìm tòi phát hiện ra cái mới, hay những thắc mắc của học sinh chứng tỏ học sinh đã có sự đào sâu suy nghĩ. Sau đó nhận xét về kết quả đạt được khi tiến hành công việc.

3.3 Quy trình tiến hành thí nghiệm trên lớp

Bước 1: Chuẩn bị

Khâu này bao gồm chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ, hoá chất.Các mẫu vật cần chuẩn bị đầy đủ, đảm bào chất lượng, đủ về số lượng,các dụng cụ phải được lắp ráp chuẩn bị sẵn sàng tiến hành thí nghiệm.

Bước 2: Tiến hành thí nghiệm

Trong bước này cần lưu ý, thí nghiệm phải được bố trí chính xác, các thao tác phải đúng quy trình đảm bảo yêu cầu của từng thao tác đặc biệt là thao tác kỹ thuật và thời gian.

Trong bước này GVcó thể căn cứ vào từng bài học có thể chọn các cách sau:

GV đặt câu hỏi à GV biểu diễn thí nghiệm à Học sinh quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi à Rút ra kết luận.

GV vừa làm thí nghiệm vừa đặt câu hỏi à Học sinh vừa quan sát vừa trả lời câi hỏi à Rút ra kết luận.

GV biểu diễn thí nghiệm à GV đặt câu hỏi à Học sinh quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi à Rút ra kết luận.

Bước 3: Quan sát, theo dõi

Tuỳ theo từng thí nghiệm mà giáo viên có thể tiến hành hay biểu diễn kết quả, cần cho Học sinh quan sát kết quả và yếu tố hay điều kiện tác động đến kết quả thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm là biểu hiện của đối tượng thí nghiệm thu thập được theo các chỉ tiêu đặt ra, xử lí kết quả thí nghiệm sẽ tìm ra được bản chất của đối tượng.

Bước 4: Rút ra kết luận

Kết quả thí nghiệm thu được cần chí rõ mối liên hệ, những dấu hiệu bản chất, tính quy luật sẽ được khái quát hoá thành các kiến thức cần lĩnh hội.

Bước 5: Nhận xét, giải thích kết quả thí nghiệm

Dựa vào kết quả thí nghiệm, Giáo viên đưa ra những nhận xét về diễn biến của Thí nghiệm, thời gian tiến hành Thí nghiệm, kết quả Thí nghiệm và dựa vào kiến thức lý thuyết để giải thích kết quả Thí nghiệm đó.

3.4. Những biện pháp thực hiện

Từ thực trạng cần thiết phải có sự đổi mới trong phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của người học. Với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, qua học tập, trao đổi với đồng nghiệp tôi đưa ra một số ý kiến trong giảng dạy sinh học 6 có sử dụng thí nghiệm thực hành mà cụ thể là hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm khi nghiên cứu tài liệu mới đạt hiệu quả cao.

Qua nghiên cứu tôi nhận thấy: để hướng dẫn học sinh thí nghiệm thực hành khi nghiên cứu tài liệu mới đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải năng động, sáng tạo trong quá trình giảng dạy đồng thời phát huy hoạt động của học sinh một cách tích cực nhất. Cụ thể là:

Giáo viên linh hoạt trong cách chọn phương pháp dạy và học, cách chuẩn bị phương tiện và bố trí thí nghiệm.

Học sinh nắm bắt được mục đích thí nghiệm à nhóm học sinh làm thí nghiệm à quan sát hiện tượng à giải thích hiện tượng à rút ra kết luận.

3.4.1. Về việc chuẩn bị bài lên lớp

Tất cả giáo viên đều cho rằng đây là khâu rất quan trọng, quyết định tiết học có thành công hay không. Thành công ở mức độ nào, đặc biệt là đối với tiết học có tiến hành thí nghiệm học sinh:

  • Chuẩn bị đồ dùng dạy học: giáo viên cần chuẩn bị thật đầy đủ các dụng cụ thí nghiệm, mẫu vật thí nghiệm, hóa chất thí nghiệm. Nhất là giáo viên cần phải tiến hành thí nghiệm trước, đối với thí nghiệm khó cần thực hiện nhiều lần. Bên cạnh đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thí nghiệm không thành công để tìm biện pháp khắc phuc.

Ví dụ: thí nghiệm về sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan ở bài

Vận chuyển các chất trong thân, để thí nghiệm thành công cần chú ý các bước sau:

+ Cắt cành hoa ở trên cây xuống hoặc hoa mua đã bị ngâm nước cần để ráo nơi thoáng.

+ Cắt ngắn cành mang hoa làm giảm khoảng cách vận chuyển.

+ Cắt cuống hoa trong nước để bọt khí không làm tắt mạch dẫn.

+ Chọn mực đỏ, nên lọc cặn.

+ Nên làm trước giờ học ít nhất 12h, để thí nghiệm nơi có ánh sáng và thoáng.

  • Bên cạnh đó giáo viên cần chuẩn bị các câu hỏi gợi mở để học sinh cần phát hiện vấn đề cần giải quyết.

Ví dụ: trong bài Quang Hợp giáo viên đặt câu hỏi: Chất gì tác dụng với dung dịch iot thì bị nhuộm màu xanh tím? (Học sinh dựa vào thông tin trả lời câu hỏi) Từ đó học sinh xác định phần là chế tạo ra tinh bột rồi rút ra kết luận lá chỉ chế tạo ra tinh bột khi có ánh sáng.

Ngoài ra, còn sử dụng phiếu học tập để học sinh ghi kết quả thí nghiệm từ đó rút ra bản chất hiện tượng. Ví dụ: phiếu học tập.

Nhóm câyKích thước
Trước khi ngắt ngọnSau khi ngắt ngọn
Ngắt ngọn
Không ngắt ngọn

Hướng dẫn học sinh chuẩn bi là khâu không thể thiếu trước mỗi bài dạy có thí nghiệm học sinh: thông báo mục tiêu của tiết học sắp tới, yêu cầu học sinh nghiên cứu trước bài mới, nghiên cứu kĩ các thao tác thí nghiệm, chuẩn bị các mẫu vật (cây trồng), thực hiện đúng các thao tác thí nghiệm làm trước ở nhà. Như vậy tiết học sẽ bớt đi thời gian hướng dẫn thí nghiệm, học sinh chủ động hơn trong hoạt động học tập, có trách nhiệm với việc tìm tòi kiến thức, kích thích các em khám phá vấn đề cần giải quyết.

3.4.2 Xác định phương pháp dạy học

Để hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm thành công và đạt hiệu quả trong tiết học thì xác định phương pháp dạy, sự phối hợp khéo léo, linh hoạt các phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng quyết định phần lớn thành công của tiết dạy.

Phương pháp phải phù hợp, vận dụng linh hoạt, khéo léo các phương pháp sao cho phát huy được tính tích cực, chủ động tư duy, phát triển năng lực cá nhân ở mức độ cao nhất trong việc tìm ra kiến thức.

Ví dụ: Khi dạy bài Quang hợp trong thí nghiệm xác định chất lá chế tạo được khi có ánh sáng

Bước 1: Sử dụng phương pháp đàm thoại: hỏi đáp tái hiện kiến thức về chất dinh dưỡng chủ yếu trong củ khoai tây là chất bột:

Bước 2: Sử dụng phương pháp biểu diễn thí nghiệm: Iốt tác dụng với tinh bột à học sinh quan sát hiện tượng đổi màu của tinh bột.

Bước 3: Kết hợp phương pháp biểu diễn thí nghiệm với phương pháp thí nghiệm thực hành để hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm

Bước 4: Sử dụng phương pháp quan sát với phương pháp thảo luận theo nhóm nhỏ để giải thích hiện tượng và rút ra kết luận.

3.4.3. Về tổ chức hoạt động Dạy Học

Với các tiết học có thí nghiệm học sinh thì ngay đầu tiết học giáo viên phải kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về:

Mẫu vật thí nghiệm, mục đích thí nghiệm, các bước thí nghiệm, chú ý các thao tác an toàn thí nghiệm.

Phát dụng cụ thí nghiệm và phân công các nhóm làm thí nghiệm

Chú ý mỗi nhóm chỉ có số lượng học sinh từ 4 đến 6 em, phân đều học sinh khá giỏi ở các nhóm, chọn các nhóm trưởng năng động tích cực.

Đối với các bài tiến hành thí nghiệm trước ở nhà thì các nhóm báo cáo kết quả.

Quan sát kết quả đối chứng của giáo viên.

Thảo luận nhóm nhỏ.

Giáo viên luôn đặt ra các tình huống có vấn đề để học sinh tự phát hiện và giải quyết.

3.4.4 Kết hợp các phương tiện dạy học khác

Thường nhất là sử dụng kết hợp với máy vi tính, máy chiếu, máy chiếu vật thể (camera vật thể), các tranh phóng lớn, phiếu học tập,

Ví dụ: Bài những điều kiện cho hạt nảy mầm.

Về chuẩn bị: Giáo viên làm thí nghiệm trước để đối chứng với thí nghiệm học sinh.

Phiếu học tập

STTĐiều kiện thí nghiệmKết quả thí nghiệm
Cốc 110 hạt đỗ để khô
Cốc 210 hạt đỗ ngâm ngập nước
Cốc 310 hạt đỗ để trên bông ẩm
Cốc 410 hạt đỗ xấu để trên bông ẩm
Cốc 510 hạt đỗ xấu để trên bông ẩm tủ đá

Hệ thống câu hỏi

Máy chiếu chiếu phiếu học tập trên

Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị 5 cốc thủy tinh, số hạt đỗ tốt, một số hạt đỗ xấu, bông, thùng đá.

4. Xây dựng một số giáo án dạy học Sinh học 6 có sử dụng thí nghiệm.

Bài 11 : SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ

  1. Xác định mục tiêu bài học
  2. Kiến thức

HS quan sát nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây.

Xác định được con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan.

Nêu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào?

Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu của SGK đề ra.

  1. Kỹ năng

Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh , phân tích.

Thao tác, bước tiến hành thí nghiệm.

Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên.

  1. Thái độ:

Giáo dục HS ý thức yêu thích bộ môn và chăm sóc cây.

  1. Định hướng các năng lực cần phát triển cho học sinh.

Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực chuyên ngành: Năng lực kiến thức sinh học.

  1. Xác định phương pháp:

Trực quan, so sánh, phân tích.

III. Chuẩn bị:

Gv: Chuẩn bị tranh H:11.1 bảng phụ.

Hs: Làm trước thí nghiệm ở nhà dựa vào bài tập (sgk/t.33).

  1. Tiến trình lên lớp:
  2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
  3. Kiểm tra bài cũ

H: Nêu cấu tạo và chức năng phần vỏ ở miền hút của rễ ?

H: Nêu cấu tạo và chức năng của phần trụ giữa ?

  1. Bài mới

Vào bài: Rễ không những giúp cây bám chặt vào đất mà còn giúp cây hút nước và muối khoáng hoà tan từ đất, vậy cây cần nước và muối khoáng như thế nào?

GV: Ghi tên bài lên bảng

  1. CÂY CẦN NƯỚC VÀ CÁC LOẠI MUỐI KHOÁNG

Hoạt động 1: Nhu cầu nước của cây

Mục tiêu: Thấy được nước rất cần cho cây nhưng tùy từng loại cây và giai đoạn phát triển.

Hoạt động của GVHoạt động của HS
+ Thí nghiệm 1 GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK.

Thảo luận theo 2 câu hỏi mục 6 thứ nhất:

1. Bạn Minh làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?

2. Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích?

Sau khi HS đã trình bày kết quả à GV thông báo kết quả đúng để cả lớp nghe và bổ sung kết quả của nhóm nếu cần.

+ Thí nghiệm 2

GV cho các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm cân rau quả ở nhà.

GV cho HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo 2 câu hỏi mục 6 thứ hai:

1. Dựa vào kết quả thí nghiệm 1 và 2, em có nhận xét gì về nhu cầu nước của cây?

2. Hãy kể tên những cây cần nhiều nước và những cây cần ít nước.

GV lưu ý khi HS kể tên cây cần nhiều nước và ít nước tránh nhầm cây ở nước cần nhiều nước, cây ở cạn cần ít nước.
GV hỏi: Vì sao cung cấp đủ nước, đúng lúc, cây sẽ sinh trưởng tốt, cho năng suất cao?
Yêu cầu HS rút ra kết luận.

GV nhận xét, cho HS ghi bài.

(HS hoạt động nhóm)

Từng cá nhân trong nhóm đọc thí nghiệm SGK chú ý tới: điều kiện thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm.

Thảo luận nhómà thống nhất ý kiếnà ghi lại nội dung cần đạt được, đại diện của 1à 2 nhóm trình bày kết quảà nhóm khác bổ sung.

1. Để chứng minh là cây cần nước như thế nào.

2. Dự đoán cây chậu B sẽ héo dần vì thiếu nước.

Các nhóm báo cáoà đưa ra nhận xét chung về khối lượng rau quả sau khi phơi khô là bị giảm.
HS đọc mục 1 tr.35 SGKà thảo luận à Đưa ra ý kiến thống nhất.

HS trình bày ý kiếnà nhóm khác nhận xét và bổ sung.

1. Nước cần cho cây, từng loại cây, từng giai đoạn cây cần lượng nước khác nhau.

2. HS trả lời theo hiểu biết của mình.

HS trả lời theo hiểu biết của mình.
HS rút ra kết luận

HS ghi bài.

Tiểu luận: Nước rất cần cho cây, nhưng cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây.

Hoạt động 2: Nhu cầu muối khoáng của cây

Mục tiêu : Thấy được cây rất cần 3 loại muối khoáng chính: đạm, lân, kali.

Hoạt động của GVHoạt động của HS
+ Thí nghiệm 3 GV cho HS đọc TN3 SGK tr.35, hỏi:

1. Theo em, bạn Tuấn làm thí nghiệm trên để làm gì?

2. Dựa vào thí nghiệm trên, em hãy thiết kế 1 thí nghiệm về tác dụng của muối lân và muối kali đối với cây trồng.

GV hướng dẫn HS thiết kế thí nghiệm theo nhóm. Thí nghiệm gồm các bước:

+ Mục đích thí nghiệm;

+ Đối tượng thí nghiệm;
+ Tiến hành: Điều kiện và kết quả.

GV nhận xét bổ sung cho các nhóm vì đây là thí nghiệm đầu tiên các em tập thiết kế.

GV cho HS đọc SGK trả lời câu hỏi mục 6.

1. Em hiểu như thế nào là vai trò của muối khoáng đối với cây?

2. Qua kết quả thí nghiệm cùng với bảng số liệu trên giúp em khẳng định diều gì?

3. Hãy lấy ví dụ chứng minh nhu cầu muối khoáng của các loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây không giống nhau.

GV nhận xét à cho điểm HS có câu trả lời đúng.

HS đọc SGK kết hợp quan sát hình 11.1 và bảng số liệu ở SGK tr.36 à trả lời câu hỏi sau thí nghiệm 3.

1. Xem nhu cầu muối đạm của cây.
2. HS trong nhóm sẽ thiết kế thí nghiệm của mình theo hướng dẫn của GV.

1à2 nhóm trình bày thí nghiệm.


HS đọc mục 1 SGK tr.36 trả lời câu hỏi ghi vào vở.

1. Muối khoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển bình thường

2. Nhu cầu muối khoáng của các loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây không giống nhau.

3. HS lấy ví dụ

Một vài HS đọc câu trả lời.

Tiểu luận: Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hòa tan trong đất. Muối khoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển. Cây cần nhiều loại muối khoáng, trong đó có 3 loại muối khoáng chính là: đạm, lân, kali.

  1. SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ

Hoạt động 1: Rễ cây hút nước và muối khoáng.

Hoạt động của GVHoạt động của HS
GV cho HS nghiên cứu SGK -> làm bài tập mục 6SGKĐáp án: Lông hút, vỏ, mạch gỗ; lông hút

GV nhận xét.

GV treo tranh lên bảng và chỉ lại con đường hút nước và muối khoáng của rễ.

GV cho HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:

1. Bộ phận nào của rễ chủ yếu làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hòa tan?

2. Tại sao sự hút nước và muối khoáng của rễ không thể tách rời nhau?

GV nhận xét, cho HS ghi bài.

HS nghiên cứu SGK tr.37 -> hoàn thành bài tập mục 6

HS tự sửa bài

HS lắng nghe.

HS nghiên cứu SGK trả lời đạt:

1. Lông hút chủ yếu làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hòa tan

2. Vì rễ cây chỉ hút được muối khoáng hòa tan trong nước

HS ghi bài vào vở.

Tiểu luận:

Con đường hút nước và muối khoáng hòa tan: từ lông hút qua vỏ tới mạch gỗ của rễ à thân, lá.

Lông hút là bộ phận chủ yếu của rễ có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan

Sự hút nước và muối khoáng không thể tách rời nhau vì rễ cây chỉ hút được muối khoáng hòa tan trong nước.

Hoạt động 2: Những điều kiện bên ngoài

ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây

Hoạt động của GVHoạt động của HS
GV thông báo những điều kiện ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây.- GV gọi HS đọc thông tin tr.38

GV hỏi:

1. Đất trồng ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây như thế nào? Cho ví dụ.Em hãy cho biết, địa phương em đất trồng thuộc loại nào?

2. Cày, xới, cuốc đất có lợi gì?

3. Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng thế nào đến sự hút nước và muối khoáng của cây?

4. Tại sao mùa đông, cây ở vùng ôn đới thường rụng lá?

GV nhận xét, cho HS ghi bài.

HS lắng nghe

2 HS đọc to thông tin

1. Dựa vào nội dung thông tin SGK tr.38

2. Làm đất tơi, xốp, giúp rễ con và lông hút lách vào đất dễ dàng, đất giữ được nước và không khí ; tạo điều kiện cho vi khuẩn cố định đạm hoạt động.

3. Dựa thông tin SGK tr.38

4. Nhiệt độ xuống thấp, nước đóng băng làm cho rễ cây không hút được nước và muối khoáng, không có chất dinh dưỡng nuôi cây, lá cây rụng.

HS ghi bài.

Tiểu luận:

Đất trồng, thời tiết, khí hậu là những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây.

  1. Củng cố:

Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần Em có biết.

GV: Cây cần nước như thế nào?

HS: Nước rất cần cho cây.

Nước cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây.

GV: Cây cần những loại muối khoáng nào?

a/ Đạm b/ Lân c/ Kali d/ Cả a, b, c đều đúng

HS: d

GV treo tranh câm H11.2, yêu cầu 1 HS điền mũi tên và chú thích hình.

HS: điền mũi tên và chú thích hình.GV gọi HS khác nhận xét, cho điểm.

Yêu cầu HS giải đáp ô chữ SGK/tr39.

  1. Hướng dẫn học ở nhà:

Học bài theo nội dung ghi. Trả lời các câu hỏi SGK/tr39

Đọc phần em có biết. Giải đáp trò chơi giải ô chữ.

Mỗi nhóm chuẩn bị: Củ mì, củ cà rốt, dây trầu không, dây tơ hồng, củ khoai lang

Bài 17 : VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN

  1. Xác định mục tiêu bài học
  2. Kiến thức

Nêu được chức năng của mạch: mạch gỗ dẫn nước và ion khoáng từ rễ lên thân, lá; mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân, rễ.

  1. Kỹ năng

Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh , phân tích.

Rèn kĩ năng làm thí nghiệm về sự dẫn nước và chất khoáng của thân

Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên.

  1. Thái độ:

Giáo dục HS ý thức yêu thích bộ môn và chăm sóc cây.

  1. Định hướng các năng lực cần phát triển cho học sinh.

Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực chuyên ngành: Năng lực kiến thức sinh học.

  1. Xác định phương pháp: Thực hành, trực quan, so sánh.

III. Chuẩn bị:

Gv: Chuẩn bị trước TN1, 2. Tranh 17.1, 17.2(sgk).

Hs: Chuẩn bị TN1(Như sgk).

  1. Tiến trình lên lớp:
  2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
  3. Kiểm tra bài cũ:

H: Trình bày cấu tạo của tầng phát sinh ? Cây to ra nhờ đâu ?

H: Muốn xem tuổi của cây ta làm thế nào ? Phân biệt dác và ròng ?

  1. Bài mới:

Vào bài: GV hỏi: mạch gỗ và mạch rây có cấu tạo và chức năng như thế nào?

HS trả lời.

GV: Ghi tên bài lên bảng

Hoạt động 1: Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan

Hoạt động của GVHoạt động của HS
GV yêu cầu các nhóm mang cành hoa cắm trong nước màu lên trình bày các bước tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm.

GV quan sát kết quả thí nghiệm, thông báo nhóm có kết quả tốt.

GV yêu cầu nhóm làm tốt lên thực hiện lại thí nghiệm cho cả lớp xem.

GV cho cả lớp xem kết quả thí nghiệm của mình trên cành mang hoa,cành mang lá -> nêu mục đích thí nghiệm trên 2 loại cành trên đều nhằm chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân: mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ rễ qua thân lên lá (cành mang lá), hoặc hoa (cành mang hoa)

GV hướng dẫn HS cắt lát mỏng qua cành à quan sát bằng kính lúp.

GV phát một số cành đã chuẩn bị, hướng dẫn HS bóc vỏ cành quan sát chỗ có bắt màu, quan sát gân lá.

GV yêu cầu nhóm thảo luận:

1. Chỗ bị nhuộm màu đó là bộ phận nào của thân?

2. Nước và muối khoáng được vận chuyển qua phần nào của thân?

GV nhận xét, cho điểm nhóm làm tốt.

Giáo dục môi trường: Không được bẽ thân cây vì làm như vậy cây sẽ không vận chuyển được nước và muối khoáng hòa tan.

Đại diện nhóm mang mẫu lên trình bày các bước tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm

Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Đại diện nhóm lên làm lại thí nghiệm.

HS quan sát, ghi lại kết quả.

HS bóc vỏ à quan sát bằng mắt thường chỗ có bắt màu, quan sát gân lá.

Nhóm thảo luận -> đại diện trình bày đạt:

1. Mạch gỗ.

2. Nước và muối khoáng được vận chuyển lên thân nhờ mạch gỗ.

HS: nghe.

Tiểu luận: Nước và muối khoáng được vận chuyển lên thân nhờ mạch gỗ.

Hoạt động 2: Vận chuyển chất hữu cơ

Hoạt động của GVHoạt động của HS
GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm SGK tr.55- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời CH thảo luận vào vở bài tập.

1. Giải thích vì sao mép vỏ ở phía trên chỗ bị cắt phình to ra? Vì sao mép vỏ ở phía dưới không phình to ra?

2. Mạch rây có chức năng gì?

3. Nhân dân ta thường làm như thế nào để nhân giống cây ăn quả như: cam, bưởi, nhãn, vải

GV lưu ý:

+ Khi bóc vỏ ->bóc luôn cả mạch nào?

+ Mở rộng: chất hữu cơ do lá chế tạo sẽ mang đi nuôi thân, rễ

+ Quan sát thân cây bị buộc dây thép lâu ngày có hiện tượng gì?

( Không hướng dẫn Hs trình bày sâu về kĩ thuật chiết cành )

=> GDMT: giáo dục ý thức bảo vệ cây, tránh tước vỏ cây để chơi đùa, chằng buộc dây thép vào thân cây: làm như vậy sẽ hạn chế sự phát triển của cây.

HS đọc thí nghiệm SGK tr.55

HS hoàn thành câu hỏi thảo luận, đại diện trả lời đạt:

1. Khi bóc vỏ là bóc luôn cả mạch rây. Vì vậy các chất hữu cơ vận chuyển qua mạch rây bị ứ lại ở mép trên lâu ngày làm cho mép trên phình to ra.

2. Vận chuyển chất hữu cơ trong cây.

3. Chiết cành

+ phần thân trên mép buộc phình to.

HS lắng nghe

Tiểu luận: Chất hữu cơ trong cây được vận chuyển từ lá xuống đến các cơ quan nhờ mạch rây.

  1. Củng cố: Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk

GV: Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong những câu sau:

+ Mạch gỗ gồm những., không có chất tế bào, có chức năng..

+ Mạch rây gồm những, có chức năng..

HS: 1/ tế bào có vách hoá gỗ dày, 2/ vận chuyển nước và muối khoáng.

3/ tế bào có vách mỏng, 4/ vận chuyển chất hữu cơ.

  1. Hướng dẫn học ở nhà:

Học bài. Trả lời câu hỏi SGK/tr56.

Mỗi nhóm chuẩn bị: 1 củ khoai tây, 1 củ gừng, 1 củ dong ta, 1 cây xương rồng.

Nghiên cứu bài 18, trả lời các câu hỏi:

+ Có mấy loại thân biến dạng, chức năng của các loại thân biến dạng?

+ Điền vào bảng sau cho hoàn chỉnh:

TTTên vật mẫuĐặc điểmChức năngTên thân BD
1Củ su hàoThân củ nằm trên mặt đất
2Củ khoai tây
3Củ gừng
4Củ dong ta
5Xương rồng

Bài 23: CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG ?

  1. Xác định mục tiêu bài học
  2. Kiến thức

Giải thích được ở cây hô hấp diễn ra suốt ngày đêm, dùng ooxxi để phân hủy chất hữu cơ thành CO2 , H2O và sản sinh năng lượng.

Giải thích được khi đất thoáng, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và hút khoáng mạnh mẽ.

  1. Kỹ năng

Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh , phân tích.

Rèn kĩ năng làm thí nghiệm lá cây hô hấp.

Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên.

  1. Thái độ:

Giáo dục HS ý thức yêu thích bộ môn và chăm sóc cây.

  1. Định hướng các năng lực cần phát triển cho học sinh.

Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực chuyên ngành: Năng lực kiến thức sinh học.

  1. Xác định phương pháp:

Trực quan, so sánh.

III. Chuẩn bị:

Gv: Chuẩn bị tranh:23.1; các dụng cụ của hình: 23.2 (sgk).

HS: Xem kĩ bài.

  1. Tiến trình lên lớp:
  2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
  3. Kiểm tra bài cũ:

H: Trình bày những điều kiện ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ?

  1. Giảng bài mới:

Vào bài: Lá cây thực hiện quang hợp dưới ánh sáng đã nhả ra khí oxi. Vậy lá cây có hô hấp không? Lám thế nào để biết được?

GV: Ghi tên bài lên bảng

Hoạt động 1: Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây xanh

Hoạt động của GVHoạt động của HS
a. TN 1: nhóm Lan và Hải: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK tr.77 -> nắm cách tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm.

GV cho HS trình bày lại thí nghiệm trước lớp

GV cho HS thảo luận câu hỏi:

1. Không khí trong 2 chuông đều có chất khí gì? Vì sao em biết?

2. Vì sao trên mặt cốc nước vôi trong chuông A có lớp váng trắng đục dày hơn?

GV giúp HS hoàn thiện đáp án:

+ Không khí trong 2 chuông đều có khí CO2, vì trên mặt cốc nước vôi trong 2 chuông đều có lớp váng trắng đục

+ Lớp váng trắng trên mặt cốc nước vôi trong ở chuông A dày hơn vì cây trong chuông đã thải ra khí CO2

GV yêu cầu HS rút ra kết luận.

b. TN 2: nhóm An và Dũng

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK tr.78, trả lời câu hỏi: Các bạn nhóm An và Dũng đã làm thí nghiệm nhằm mục đích gì?

GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thiết kế thí nghiệm dựa trên dụng cụ có sẵn và kết quả thí nghiệm 1.

GV yêu cầu các nhóm trình bày cách thiết kế thí nghiệm trước lớp

GV giúp HS hoàn chỉnh cách thiết kế thí nghiệm và giải thích rõ: khi đặt cây vào cốc thủy tinh rồi đậy miếng kính lên, lúc đầu tong cốc vẫn có O2 của không khí, sau một thời gian, đến khi khẽ dịch tấm kính để đưa que đóm đang cháy vào -> dóm tắt ngay chứng tỏ trong cốc không còn khí O2 và cây nhả ra CO2.

GV yêu cầu HS rút ra kết luận.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghiên cứu SGK tr.77 -> nắm cách tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm.

1 -2 HS trình bày lại thí nghiệm trước lớp.

HS thảo luận, trả lời đạt:

1. Không khí trong 2 chuông đều có khí CO2

2. Vì lượng khí CO2 trong chuông A nhiều hơn và do cây thải ra.

HS lắng nghe.

HS rút kết luận

Y.Cầu HS nghiên cứu SGK tr.78, trả lời câu hỏi.

HS hoạt động nhóm, thiết kế thí nghiệm dựa trên dụng cụ có sẵn và kết quả thí nghiệm 1.

Các nhóm trình bày cách thiết kế thí nghiệm trước lớp

HS lắng nghe

HS rút ra kết luận

Tiểu luận:

  1. TN 1: nhóm Lan và Hải:

Khi không có ánh sáng, cây đã thải ra nhiều khí CO2.

  1. TN 2: nhóm An và Dũng

Cây thải ra khí CO2 và hút khí O2 của không khí.

Hoạt động 2: Hô hấp ở cây

Hoạt động của GVHoạt động của HS
Gv yêu cầu HS nghiên cứu SGK tr.78, trả lời câu hỏi:1. Hô hấp là gì? Hô hấp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của cây?

2. Những cơ quan nào của cây tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường ngoài?

3. Cây hô hấp vào thời gian nào?

4. Người ta dùng biện pháp nào để giúp rễ và hạt mới gieo hô hấp?

GV nhận xét, cho HS ghi bài

GV yêu cầu HS trả lời mục 6SGK

GV nhận xét, bổ sung

GV hỏi:

1. Tại sao khi ngủ đêm trong rừng ta thấy khó thở, còn ban ngày thì mát và dễ thở?

2. Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?

Liên hệ: Cây xanh có hô hấp, trong quá trình đó cây xanh lấy oxi để phân giải các chất hữu cơ, sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước: do đó không nên để nhiều cây xanh trong nhà vào ban đêm để tránh hiện tượng làm giảm lượng oxi cần cho hô hấp của con người.

HS nghiên cứu SGK tr.78, trả lời câu hỏi đạt:

1. Hô hấp là quá trình cây lấy O2 để phân giải các chất hữu cơ, sản sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí CO2 và hơi nước.

2. Thân, lá, rễ của cây đều tham gia hô hấp.

3. Cây hô hấp suốt ngày đêm.

4. Làm đất tơi, xốp, thoáng khí:

+ Cày bừa kĩ cho đất tơi xốp trước khi gieo hạt để tạo điều kiện cho hạt hô hấp tốt, thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt.

+ Luôn xới xáo cho đất tơi, xốp bảo đảm đủ không khí cho rễ

+ Phơi ải đất trước khi cấy và làm cỏ sục bùn, tạo điều kiện cho đất chứa được nhiều không khí.

+ Khi các cây sống trên cạn bị ngập phải tìm cách tháo nước ngay để tránh úng, giúp đất thoáng khí.

HS: nghe!

Tiểu luận:

Cây hô hấp suốt ngày đêm. Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp.

Trong quá trình hô hấp, cây lấy oxi để phân giải các chất hữu cơ, sản sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí CO2 và hơi nước.

  1. Củng cố:

Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk. GV: Thế nào là hô hấp?

HS: Hô hấp là hiện tượng cây lấy oxi để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra cacbonic và hơi nước.

GV: Trong quá trình hô hấp cây nhả ra khí:

a/ Oxi. b/ Cacbonic.

c/ Cả oxi và cacbonic. d/ Oxi hoặc cacbonic.

HS: b.

  1. Hướng dẫn học ở nhà:

Học bài. Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr79.

Nghiên cứu bài 24, trả lời các câu hỏi sau:

+ Phần lớn nước vào cây đi đâu? + Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá?

+ Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá?

* KẾT LUẬN

Trong phần II chúng tôi đã tiến hành:

Phân tích chương trình Sinh học lớp 6 THCS.

Xây dựng quy trình quy trình sử dụng TN trong dạy học Sinh học trong dạy học Sinh học lớp 6 THCS.

Nêu được các thí nghiệm có thể sử dụng vào hoạt động dạy và học Sinh học lớp lớp 6 THCS.

Bước đầu nêu được một số biện pháp sử dụng TN trong dạy học Sinh học nhằm phát triển NLNC cho HS trong dạy học Sinh học lớp 6 THCS.

Áp dụng quy trình sử dụng TN trong dạy học Sinh học nhằm phát triển NLNC cho HS trong dạy học Sinh học lớp 6 THCS để thiết kế 3 giáo án dạy học Sinh học lớp 6 THCS để dạy thực nghiệm.

III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

1. Mục đích thực nghiệm

Kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài, nghĩa là kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng TN trong dạy học Sinh học lớp 6 THCS mà luận văn đã đề xuất. Cụ thể,chúng tôi tiến hành đánh giá HS về hiệu quả lĩnh hội tri thức chương trình Sinh học lớp 6 THCS.

2. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong năm học 2016 2017 tại trường THCS Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định bao gồm các bài sau:

CHỦ ĐỀBàiTên bài dạy
RỄ11Sự hút nước và muối khoáng của rễ
THÂN17Vận chuyển các chất trong thân
23Cây có hô hấp không?

3. Phương pháp thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành TN ở trường THCS Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, chúng tôi chọn ra 2 lớp để tiến hành TN: 1lớp đối chứng và 1 lớp thực nghiệm, các lớp có số lượng HS, sức học ngang nhau. Hoàn cảnh và điều kiện học tập tương tự nhau.

Lớp đối chứngLớp thực nghiệm
LớpSố HSLớpSố HS
6A356B36

Kết quả thực nghiệm

Kết quả học tập

Cả 2 lớp TN và ĐC chúng tôi tiến hành 5 lần KT cho kết quả như sau:

Điểm trung bình cộng qua mỗi lần kiểm tra ở lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC.

-Hiệu số điểm trung bình giữa lớp TN và lớp ĐC tăng dần qua các lần kiểm tra lần kiểm tra

Độ biến thiên ở TN (lần lượt là 17,16; 17,02; 17,98) luôn thấp hơn ĐC (lần lượt là 20,05; 21,65; 21,44 ) chứng tỏ ở TN ít dao động, độ tin cậy cao hơn.

Với những kết quả trên chứng tỏ sự tiến bộ qua quá trình lĩnh hội kiến thức của lớp TN nhanh hơn lớp ĐC.Điều này khẳng định tính khả thi của phương pháp dạy học theo hướng sử dụng TN trong dạy học.

Kết quả bài kiểm tra cho thấy tỉ lệ % điểm khá, giỏi của lớp TN cao hơn lớp ĐC, tỉ lệ % điểm yếu, trung bình của nhóm TN nhỏ hơn nhóm ĐC. Kết quả này một lần nữa khẳng định ở lớp TN kết quả đạt được cao hơn lớpĐC.

Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả kiểm tra trong TN

Kết luận chương 3

Từ những kết quả trong và sau thực nghiệm cho thấy:

Về chất lượng học tập:

Ở lớp TN: thái độ, ý thức học tập của hầu hết HS trong lớp đều tích cực, hăng hái xây dựng bài, hoạt động nhóm sôi nổi và các nhóm làm việc hiệu quả và hoàn thành tốt nhiệm vụ GV giao cho nhóm mình. Không khí lớp học sôi nổi, sự tương tác giữa GV và HS tương ứng với nhau từ đó làm tăng hiệu quả của quá trình dạy học.

Ở lớp ĐC: Với nội dung kiến thức giống như nhóm TN và cùng là giáo viên dạy nhưng không khí trong lớp học còn trầm, HS hoạt động không tích cực, đa phần HS thụ động lĩnh hội kiến thức, chưa tự giác học tập.

Về kết quả học tập và phát triển năng lực

HS ở lớp thực nghiệm đã có sự tiến bộ vượt trội so với nhóm HS ở nhóm đối chứng.

Kết luận chung

Qua kết quả đo được các chỉ tiêu về năng lực nghiên cứu có thể kết luận hiệu quả của việc sử dụng TN trong dạy học Sinh học 6 nhằm phát triển NLNC cho HS có tác dụng nâng cao và tăng độ bền kiến thức,khả năng phát triển NLNC; giúp HS chủ động sáng tạo, khơi dạy tình yêu của các em đối với bộ môn Sinh học và có phương pháp học chủ động, bước đầu hình thành NLNC để sẵn sàng tham gia nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông và Cao Đẳng Đại Học sau này.

PHẦN BA. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra của đề tài, qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:

1. Kết luận

Qua phân tích thực trạng của việc sử dụng PPDH theo hướng phát triển NLNC cho HS, chúng tôi nhận thấy rằng sự đổi mới PPDH của GV THCS còn chậm, GV chưa sử dụng PPDH theo hướng phát triển NLNC cho HS một cách thường xuyên để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS. Do đó chất lượng kiến thức và năng lực tư duy, kỹ năng nghiên cứu khoa học cũng như tính năng động, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức của HS còn ở mức hạn chế.

Sinh học 6 tập trung đi sâu vào một lĩnh vực tương đối khó nhưng lí thú của Sinh học đó là Sinh học cơ thể thực vật. Các nội dung về cảm ứng là những kiến thức gần gũi với đời sống thực tiễn; HS có thể quan sát, làm thí nghiệm tác động vào đối tượng, để đối tượng bộc lộ bản chất nhằm phát hiện kiến thức khoa học, kiểm chứng và chiếm lĩnh kiến thức khoa học, qua đó phát huy được tính chủ động, sáng tạo, hình thành năng lực nghiên cứu khoa học cho HS.

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi thiết kế quy trình của việc sử dụng TN nhằm phát triển NLNC trong dạy học Sinh học

Nêu được một số biện pháp sử dụng TN nhằm phát triển NLNC cho HS trong dạy học phần Sinh học 6, đồng thời vận dụng quy trình để thiết kế các hoạt động học tập trong dạy học và việc sử dụng quy trình được đưa vào giáo án thực nghiệm để làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp.

Bước đầu TN sư phạm cho thấy NLNC của HS được phát triển Đồng thời cũng xác định được những vấn đề cần phát triển tiếp.

2. Kiến nghị

Vận dụng quy trình để thiết kế các hoạt động trong dạy học Sinh học 6 theo hướng phát triển NLNC cho HS là việc làm quan trọng tuy nhiên đề tài chúng tôi đề xuất còn nhiều sai sót và hạn chế về cơ sở lý luận, quy trình hình sử dụng TN nhằm phát triển NLNC cho HS mới chỉ dừng lại ở Sinh học 6, xin đề nghị các công trình nghiên cứu tiếp theo bổ sung hoàn thiện để quy trình để việc phát triển NLNC cho HS có thể sử dụng rộng rãi trong thực tiễn dạy học Sinh học cũng như các tất cả môn học khác.

Để phát triển NLNC cho HS có đạt hiệu quả cao, yêu cầu GV ngoài nắm chắc chuyên môn còn phải hiểu được rõ quy trình và các biện pháp vận dụng quy trình sử dụng TN trong dạy học nhằm phát triển NLNC cho HS, vì thế đòi hỏi phải có đợt tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và các kỹ năng sư phạm cho GV.

Do hạn chế về mặt thời gian và điều kiện nghiên cứu nên việc thực nghiệm sư phạm chỉ dừng lại ở trường THCS Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định mong rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều nghiên cứu bổ sung và triển khai ứng dụng rộng rãi kết quả nghiên cứu vận dụng quy trình sử dụng TN trong dạy học nhằm phát triển NLNC cho HS trong giảng dạy.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lí luận dạy học Sinh học. Nxb Giáo dục.
  2. Bộ Giáo dục Đào tạo (2012), Sách giáo khoa Sinh Học 6. Nxb Giáo dục.
  3. Bộ Giáo dục Đào tạo (2012), Sách giáo viên Sinh Học 6, Nxb Giáo dục.
  4. Nguyễn Hữu Châu Nguyễn Văn Cường Trần Bá Hoành Nguyễn Kim Lâm Quang Thiệp (2007), Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên trung học cơ sở theo chương trình mới.
  5. Chuyên đề Tìm hiểu phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (2014). Trường ĐHSP Hà Nội
  6. . Nguyễn Quang Vinh (Chủ biên), Trần Bá Hoành (2007). Phương pháp dạy học Sinh học ở trung học cơ sở.Nxb Đại học Sư Phạm.
  7. Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier (2011), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học
  8. Vũ Cao Đàm (1995), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học Kĩ thuật Hà Nội.
  9. Đỗ Ngọc Đạt (2000), Bài giảng lý luận dạy học hiện đại. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
  10. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học chương trình và sách giáo khoa. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
  11. Đào Hữu Hồ (1998), Xác suất thống kê. Nxb ĐHQG Hà Nội.
  12. Đặng Thành Hưng (2001), Dạy học hiện đại lý luận, biện pháp, kỹ thuật. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
  13. Ngô Văn Hưng (Chủ biên), Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng Liên (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học lớp 6. Nxb Giáo dục.
  14. Dương Tiến Sỹ,Bước đầu xác định phương pháp giáo dục môi trường qua dạy học Sinh học lớp 6 ở trường THCS, Tạp chí Giáo dục, số 160 kì 1 tháng 4 (2007), 37 38.
  15. Dương Tiến Sỹ,Phương pháp tích hợp Giáo dục môi trường qua dạy học Sinh học 6 ở trường THCS, Tạp chí Giáo dục, số 170 kì 2 tháng 8 (2007), 40 43.
  16. Đào Như Phú (1998), Thí nghiệm thực hành sinh học ở trường THPT. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  17. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực môn Sinh học, cấp trung học cơ sở (2014). Hà Nội 2014.

CƠ QUAN ĐƠN VỊÁP DỤNG SÁNG KIẾN

(xác nhận)

(Ký tên, đóng dấu)

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký tên)

Xác nhận, đánh giá , xếp loại của Phòng Giáo dục và Đào tạo

PHÒNG GIAÓ DỤC VÀ ĐÀO TẠO