Khi tăng giá odds thì đánh bên nào năm 2024

Lùi xe ôtô được xem là một trong những kỹ năng quan trọng với những người cầm lái. Nếu lùi xe ô tô không đúng cách sẽ gia tăng mức độ nguy hiểm cho người cầm lái và cả những người đang lưu thông trên đường. Để cầm vô lăng an toàn hơn, nhanh tay ghi nhớ ngay cách đánh lái khi lùi xe ôtô ngay dưới đây.

Mẹo lấy lái lùi xe an toàn

Bước 1: Đưa cần số về số R

Điều đầu tiên và cần thiết khi chuẩn bị lùi hoặc đỗ xe là đưa cần số về số R.

Tất nhiên, trước khi thực hiện thao tác này bạn phải quan sát kỹ qua gương và bật đèn báo hiệu. Thao tác này sẽ giúp kích hoạt đèn hậu và báo hiệu cho người xung quanh biết bạn định lùi xe hoặc quay ngược chiều xe.

Điều đầu tiên và cần thiết khi chuẩn bị lùi hoặc đỗ xe là đưa cần số về số R. Ảnh minh họa

Trong trường hợp bạn không chuyển sang số lùi, những người lái xe phía sau khó nhận biết bạn đang có ý định lùi xe khiến bạn lùi xe khó khăn do thiếu không gian.

Bước 2: Quan sát xung quanh

Khi lùi xe, bạn khó nắm bắt bối cảnh xung quanh hơn so với khi đang lái. Nguyên nhân là vị trí bạn ngồi cho tầm nhìn phía sau hạn chế, làm tăng nguy cơ xảy ra va chạm.

Cẩn thận hơn, bạn nên kiểm tra xung quanh xe một vòng trước khi lùi xe, xem xét người và xe xung quanh, đằng sau đang di chuyển với vận tốc nhanh hay chậm.

Nếu bạn đang lùi xe về bên phải hoặc lùi xe theo đường thẳng thì bạn nên nhìn qua vai phải của bạn khi bạn đảo chiều và ngược lại.

Do đó, bạn nên kiểm tra 360 độ từ trái sang phải. Nếu rẽ sang trái, bạn sẽ nhìn sang bên phải và bắt đầu kiểm tra 360 độ từ bên phải, hướng mà bạn không nhìn khi đang lùi lại.

Bước 3: Cách đánh lái khi lùi xe ôtô

Sau khi quan sát kỹ, bạn thực hiện thao tác đánh lái để lùi xe ngay lập tức. Đầu tiên khi muốn lùi và đảo ngược xe là bạn đặt tay trái lên trên cùng hoặc giữa tay lái [vị trí 12h30].

Sau đó nhìn qua cửa sổ phía sau qua vai phải. Nhấn ga ở vận tốc chậm để lùi. Đây là lần duy nhất bạn có thể thoải mái sử dụng một tay để vần vô lăng trong suốt quá trình di chuyển.

Bạn nên nhớ đánh lái lùi và thật đều đặn, không đột ngột thay đổi chuyển động. Ảnh minh họa

Để chắc chắn không còn chướng ngại vật, bạn vừa điều khiển vô lăng bằng 1 tay, vừa đặt tay phải vào mặt sau của ghế hành khách để kiểm tra. Bước tiếp theo là từ từ thả phanh, nếu cần có thể đẩy nhẹ ga và nhìn về phía bên trái của bạn.

Bạn nên nhớ đánh lái lùi và thật đều đặn, không đột ngột thay đổi chuyển động. Nếu bạn quay tay lái sang phải, phía sau thì xe sẽ lùi về bên phải và ngược lại. Cuối cùng, đẩy phanh nhẹ nhàng để xe dừng lại, khi đó, bạn đã biết cách đánh lái khi lùi xe ôtô rồi.

Cách đánh lái khi lùi xe ô tô bằng camera lùi

Camera lùi thường được trang bị trên các dòng xe đời mới. Để thực hiện đánh lái khi lùi xe ôtô bằng camera lùi bạn cần thực hiện những điều sau: Quan sát phía sau bằng cách nhìn qua vai và sử dụng gương chiếu hậu. Chuyển sang chế độ lùi, kích hoạt camera lùi trong lúc đang giữ phanh.

Trong quá trình lùi xe, bạn tiếp tục kiểm tra vai và dùng gương để quan sát xem có điều gì bất thường mà camera không ghi lại được không. Có nhiều tai nạn xảy ra khi lùi xe do camera lùi không phát hiện được chướng ngại vật nằm ở gần mặt đất.

Camera lùi kích hoạt để giúp bạn nhận biết những chướng ngại vật ở phía sau xe của bạn. Tùy vào mẫu xe, màn hình hiển thị sẽ đặt ở bảng điều khiển trung tâm, gương chiếu hậu hoặc một vị trí nào đó.

Đây là kinh nghiệm hữu ích khi lái xe vào ngõ hẹp hoặc cua chỗ hẹp. Theo đó, nếu ô tô đã qua được phần đầu [qua 2 gương chiếu hậu] thì có thể yên tâm phần đuôi cũng sẽ qua được. Tuy nhiên, kinh nghiệm này chỉ áp dụng cho xe con, không đúng với xe tải, xe đầu kéo...

Tiến bám lưng, lùi bám bụng

Nếu tưởng tượng đoạn đường cong giống như con tôm, hay cơ thể người đang nằm, thì khi xe chạy tới, tài xế phải chạy về bên phần tay phải giống như chạy hướng bên lưng người nằm. Ngược lại, khi lùi ô tô, tài xế phải cho xe chạy về bên phần xe tay trái giống như hướng bên phía bụng người nằm.

Có thể nhớ đơn giản là khi ôm cua, vô lăng xoay bên nào thì bên đó là bụng [Hình minh họa: ST].

Nguyên tắc "Tiến bám lưng, lùi bám bụng" thường được áp dụng khi lái xe ô tô ra/vào garage hay cổng nhà ở mặt đường nhỏ, đi qua góc tường, góc cột, quay đầu xe ở ngã ba...

Qua vai đánh lái

Khẩu quyết này được hiểu là khi rẽ, nếu liếc mắt sang, thấy mép đường hoặc đầu xe bên cạnh đã qua vai thì mới đánh lái và chỉ thực hiện từ từ, không đánh lái gấp, để tránh va quệt.

Bỏ chân ga, rà chân phanh

Làm theo khẩu quyết này, người lái sẽ hạn chế được lỗi đạp nhầm chân ga. Theo đó, ngay khi không nhấn ga, tài xế nên chuyển mũi bàn chân đặt hờ sang chân phanh để sẵn sàng xử lý tình huống bất ngờ.

Giữ gót chân cố định, chỉ xoay mũi chân theo kiểu chữ V khi chuyển từ ga sang phanh, và ngược lại, thay vì di chuyển cả bàn chân, là thói quen nên tập để tránh nhầm chân ga, chân phanh [Minh họa: VH].

Ba giây xanh thì bỏ, ba giây đỏ thì đi

Đây là kinh nghiệm nên được áp dụng khi đến các ngã ba, ngã tư có đèn tín hiệu giao thông. Nếu thấy đèn xanh nhưng đồng hồ đếm ngược chỉ còn 3 giây thì nên giảm tốc độ, rồi dừng xe, thay vì tăng ga để kịp qua giao lộ trước khi đèn chuyển sang màu vàng/đỏ. Việc cố vượt qua ngã ba, ngã tư khi đèn xanh chỉ còn vài giây rất nguy hiểm, dễ xảy ra va chạm.

Ngược lại, khi đang dừng đèn đỏ, không nên vội vàng đạp thốc ga ngay khi đèn vừa chuyển sang màu xanh, vì có thể ở hướng đường cắt ngang có xe cũng tăng tốc cố vài giây đèn xanh.

Mưa tránh trắng, nắng tránh đen

Đây là kinh nghiệm quan sát đường đi. Theo đó, khi trời mưa, nên tránh lái xe đi vào mảng màu trắng trên đường, bởi đó thường là hiện tượng khúc xạ ánh sáng của vùng ngập hoặc vũng nước đọng mà bên dưới là "ổ trâu" hoặc hố sâu.

"Ổ gà" đọng nước sau mưa, khó quan sát, là cái bẫy đáng sợ dễ dẫn đến tai nạn giao thông [Ảnh: Trung Thi].

Trong khi đó, khi trời nắng, nên tránh đi vào những mảng màu đen trên đường, bởi đó thường là phân động vật, "ổ gà" hoặc dầu nhờn loang, dễ khiến tài xế lạng tay lái hoặc gây hại cho xe.

Nhất chạng vạng, nhì rạng đông

Chạng vạng và rạng đông là hai khoảng thời gian tài xế dễ rơi vào "giấc ngủ trắng" - tình trạng ngủ tạm thời sau vô lăng, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Chạng vạng và rạng đông là hai thời điểm con người dễ buồn ngủ, không an toàn để lái xe [Ảnh minh họa: Nhật Minh].

Chạng vạng là lúc trời về chiều, mặt trời vừa lặn, ánh sáng yếu nhưng đèn đường và đèn xe có thể chưa bật, làm ảnh hưởng đến khả năng quan sát của tài xế. Ngoài ra, vào buổi xế chiều, con người thường mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo.

Trong khi đó, rạng đông là lúc mặt trời đang mọc, thường là khoảng 4-5 giờ sáng, lúc cơ thể theo nhịp sinh học dễ chìm vào giấc ngủ sâu. Do đó, lái xe vào thời điểm này dễ có cảm giác mệt mỏi, không tỉnh táo để xử lý tình huống.

Chủ Đề