Khối u sau phúc mạc là gì

VTV.vn - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật bóc tách thành công một khối u sau phúc mạc kích thước "khủng" choán gần hết ổ bụng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Khối u sau phúc mạc là gì

Hình ảnh khối u kích thước lớn choán ổ bụng và được phẫu thuật bóc tách thành công. Ảnh: BVCC

Bệnh nhân N.T.N. (46 tuổi, trú tại Móng Cái, Quảng Ninh) xuất hiện đau bụng hạ vị, bụng chướng căng bất thường trong khoảng một tháng nay nên đến Bệnh viện Bãi Cháy thăm khám.

Các bác sĩ đã thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng cho bệnh nhân. Kết quả chụp CTscaner ổ bụng có khối u kích thước lớn 22,3x18,0 cm. Các bác sĩ đã hội chẩn chuyên khoa chẩn đoán u sau phúc mạc và chỉ định phẫu thuật cắt bỏ.

Ê-kíp phẫu thuật của ThS.BSCKII Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Khoa Ung bướu 1 đã tiến hành mở ổ bụng thấy khối u choán toàn bộ ổ bụng, xâm lấn thân đuôi tụy, mạc treo ruột non, đại tràng. Phẫu thuật viên đã khéo léo bóc tách loại bỏ trọn vẹn khối u kèm theo bờ trái thân tụy, đảm bảo diện cắt âm tính về mặt ung thư.

Khối u sau phúc mạc là gì

Bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh nhân sau mổ. Ảnh: BVCC

ThS.BSCKII Nguyễn Văn Dũng cho biết: "Phẫu thuật khối u sau phúc mạc có kích thước lớn là phẫu thuật khó, phức tạp bởi khối u chứa rất nhiều mạch máu tăng sinh, xâm lấn, chèn ép nhiều tạng quan trọng trong ổ bụng như gan, tụy, đại tràng, ruột non... Do đó, chúng tôi phải phẫu tích rất tỉ mỉ, thận trọng, tránh gây tổn thương các mạch máu, các tạng trong ổ bụng, kiểm soát tốt tình trạng chảy máu, hạn chế mất máu cho bệnh nhân, cắt được triệt để khối u và đảm bảo u không tái phát".

Bệnh lý u sau phúc mạc là những khối u khám thấy ở vùng bụng nhưng lại nằm ngoài ổ bụng gọi là khoang sau phúc mạc, loại u này khá hiếm gặp và rất đa dạng. Khối u thường không có nguồn gốc thực sự từ các tạng sau phúc mạc (như thận, tuyến thượng thận, niệu quản…) mà chủ yếu từ các tổ chức liên kết ở xung quanh các tạng này như mỡ, thần kinh. Trong đó, có khoảng 60% u sau phúc mạc là ác tính, thường gặp ở người lớn trên 40 tuổi. U có xu hướng phát triển về phía ổ bụng nên dễ nhầm với các u trong ổ bụng. Phẫu thuật cắt triệt để u là phương pháp điều trị duy nhất để đảm bảo khỏi lâu dài.

Các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy khuyến cáo: Người dân nên thường xuyên khám sức khỏe định kì. Đặc biệt khi có các triệu chứng như: đau bụng, chướng bụng, tự sờ thấy khối bất thường vùng bụng… cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện, điều trị bệnh kịp thời, triệt để, tránh những biến chứng nguy hiểm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Khoa Ngoại Tổng Hợp – Bệnh viện C Đà Nẵng Ung thư phúc mạc nguyên phát là một bệnh ung thư thuộc loại u ác tính khá hiếm gặp, bệnh phát triển từ các tế bào biểu mô ác tính đó và trung biểu mô phúc mạc, bệnh nhân khó nhận ra và hay nhầm lẫn thành bệnh ung thư buồng trứng. Vì vậy, đa số các trường hợp phát hiện bệnh đều đã ở giai đoạn cuối hoặc phát hiện trong lúc phẫu thuật một loại khối u khác, bởi vì các triệu chứng ở giai đoạn sớm khá mơ hồ, khiến việc chẩn đoán gặp khó khăn. Vậy một số biểu hiện thường gặp là gì, có thể điều trị được không?

Ung thư phúc mạc là gì?

Phúc mạc là một lớp mỏng của tế bào biểu mô lót thành bên trong của ổ bụng, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và bao phủ các cơ quan bên trong bụng bao gồm lách, gan, tụy, ruột non, dạ dày, trực tràng, đại tràng và bàng quang. Bên cạnh đó, phúc mạc còn tiết ra dịch nhầy, hay chất dịch bôi trơn, giúp các bộ phận di chuyển dễ dàng hơn trong ổ bụng.

Bệnh ung thư phúc mạc, còn được gọi là Peritoneal cancer, được hình thành nên bên trong lớp tế bào biểu mô mỏng chạy dọc theo thành trong của ổ bụng.

Khối u sau phúc mạc là gì
Ung thư phúc mạc khiến người bệnh đau chướng bụng

Các loại bệnh ung thư phúc mạc

Căn bệnh ung thư này được chia thành 2 loại tùy thuộc vào vị trí khởi phát:

Ung thư phúc mạc nguyên phát

Ung thư phúc mạc nguyên phát (Primary peritoneal cancer) là hiện tượng ung thư bắt đầu khởi phát tại phúc mạc, đa số bệnh xuất hiện ở nữ giới và rất hiểm xuất hiện ở nam giới.

Một loại hiếm gặp của bệnh nguyên phát này chính là u ác tính biểu mô phúc mạc (peritoneal malignant mesothelioma).

Ung thư phúc mạc thứ phát

Còn ung thư phúc mạc thứ phát (secondary peritoneal cancer), còn được gọi là ung thư di căn phúc mạc, phần lớn đều bắt nguồn từ ung thư nguyên phát ở các cơ quan trong ổ bụng, tiếp theo thì dần dần di căn đến phúc mạc và gây ra các bệnh như ung thư đại tràng di căn phúc mạc, ung thư trực tràng, ung thư bàng quang, ung thư dạ dày, ung thư ống dẫn trứng, ung thư buồng trứng,...

Giai đoạn thứ phát có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, nhưng nữ chiếm tỷ lệ cao hơn trong số các ca mắc phải ung thư giai đoạn nguyên phát. Bên cạnh đó, ung thư di căn cũng chính là loại tế bào ung thư ở vị trí khởi phát.

Khối u sau phúc mạc là gì
Hình ảnh ung thư dạ dày di căn phúc mạc từ bệnh ung thư phúc mạc thứ phát

Nguyên nhân gây ra ung thư phúc mạc?

Hiện nay, nguyên do gây ra căn bệnh ung thư này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia đã đưa ra một số yếu tố chủ yếu gây ra bệnh ung thư này gồm:

  • Di truyền: gia đình có tiền sử bị mắc phải căn bệnh này hoặc ung thư buồng trứng, hoặc có người nhà bị đột biến gen BRCA1 VÀ BRCA2.
  • Độ tuổi: tỷ lệ mắc bệnh ung thư này tăng dần theo độ tuổi.
  • Liệu pháp hormon: sử dụng liệu pháp hormon sau khi mãn kinh cũng là yếu tố gia tăng nhẹ tỷ lệ mắc bệnh ung thư phúc mạc.
  • Bệnh lý lạc nội mạc tử cung.
  • Bị béo phì hoặc thừa cân.

Bên cạnh đó, một số yếu tố được coi như là có thể làm giảm tình trạng ung thư phúc mạc như thắt ống dẫn trứng, cắt bỏ ống dẫn trứng hoặc buồng trứng, sử dụng thuốc tránh con, sinh con, đang cho con bú,... Tuy nhiên, các yếu tố này không có khả năng chữa bệnh khỏi hoàn toàn.

Những biểu hiện của ung thư phúc mạc

Các biểu hiện của bệnh ung thư phúc mạc tùy thuộc vào loại bệnh và giai đoạn bệnh. Hầu hết các trường hợp đang ở giai đoạn đầu sẽ không xuất hiện triệu chứng, thậm chí là đến khi bệnh tiến triển hơn nhưng vẫn không có bất kỳ biểu hiện nào.

Nếu có xuất hiện thì các dấu hiệu thường gặp là: bị đau và chướng bụng, cảm thấy như bị áp lực ở vùng bụng hoặc xương chậu, chưa ăn xong đã cảm thấy no bụng, khó tiêu, bị nôn, buồn nôn, tăng hoặc giảm cân thất thường, ăn không ngon miệng, đau lưng, mệt mỏi, ra dịch ở âm đạo,...

Đến khi khối u đã tiến triển hơn thì chất lỏng có thể tích tụ ngay bên trong khoang bụng nên sẽ dẫn đến các triệu chứng như: đau bụng, cảm thấy buồn nôn và bị nôn, mệt mỏi, khó thở,... Ở giai đoạn cuối của bệnh thì sẽ dẫn đến tình trạng ruột hoặc đường tiết niệu bị tắc nghẽn hoàn toàn, nôn mửa, đau bụng, không thể ăn uống như bình thường,...

Nếu có bất kỳ thắc mắc về nghi ngờ mắc bệnh, bạn có thể liên hệ qua số tổng đài 1900 1806, đặt để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đăng ký khám tầm soát tại Phương Đông để kịp thời phát hiện.

Một số biện pháp chẩn đoán ung thư phúc mạc

Chẩn đoán bệnh ung thư phúc mạc ở giai đoạn đầu khá khó do các triệu chứng bệnh rất mơ hồ và dễ bị hiểu lầm với các bệnh lý khác. Hầu như các ca mắc phải căn bệnh này đều chỉ phát hiện ra khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u đã biết ở một vị trí khác ở trong ổ bụng.

Còn đối với các bệnh nhân đang có triệu chứng nghi ngờ thì bác sĩ sẽ bắt đầu thăm khám, hỏi tiền sử bệnh và các tình huống đang xảy ra. Để có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành các thủ tục kiểm tra cần thiết, ví dụ như:

  • Xét nghiệm máu: để xác định các hóa chất được tạo ra bởi tế bào khối u có tăng lên hay không như CA 125, HE4,...
  • Sinh thiết: tiến hành sinh thiết tại một khu vực nghi ngờ có sự bất thường để tìm tế bào ung thư.
  • Nội soi ổ bụng: nhằm đánh giá mức độ tổn thương ở phúc mạc, tìm kiếm dấu ấn ung thư hoặc sinh thiết mô sinh học. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể thấy:

+ Thâm nhiễm phúc mạc: phần mạc nối có xuất hiện tình trạng dày cứng, xù xì, có mảng thâm nhiễm ở phía trên của phúc mạc thành và phúc mạc tạng hay không.

+ Phúc mạc: kiểm tra có bị sung huyết, màu đỏ rực, có các hạt màu trắng đục với các kích thước khác nhau, vi huyết quản có xuất hiện nhiều và trên thành phúc mạc có nụ sùi hay không.

  • Kiểm tra hình ảnh: tiến hành chụp MRI, chụp CT, siêu âm nhằm đánh giá sự cổ trướng và tăng sinh. Tuy nhiên, việc chụp CT và chụp MRI không thể xác định bệnh ung thư này.
  • Chọc dịch: nếu không thể phẫu thuật để lấy tế bào sinh thiết được hoặc do trướng cổ căng quá to thì có thể tiến hành chọc lấy dịch bụng để soi dưới kính hiển vi.

Vì vậy, việc chẩn đoán bệnh ung thư giai đoạn nguyên phát chủ yếu phụ thuộc vào sinh thiết mô bệnh học ở màng bụng để tìm ra vị trí khởi phát của tế bào ung thư trung biểu mô và không thể phát hiện ra bất cứ loại ung thư nguyên phát nào khác.

Khối u sau phúc mạc là gì
Chẩn đoán ung thư phúc mạc thông qua biện pháp sinh thiết mô sinh học

Phương pháp điều trị ung thư phúc mạc

Ung thư phúc mạc nguyên phát sẽ được chữa trị tương tự như ung thư buồng trứng. Phương pháp chữa trị hai loại nguyên phát và thứ phát cho từng người bệnh là khác nhau, do tùy thuộc vào kích thích và vị trí khối u, giai đoạn của bệnh và tình hình sức khỏe người bệnh. Sau đây là một số phương án điều trị thường được áp dụng:

  • Hóa trị liệu: người bệnh có thể được thực hiện hóa trị nhằm teo nhỏ khối u lại trước khi cắt bỏ hoặc sử dụng sau khi phẫu thuật để tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại.
  • Phẫu thuật: phẫu thuật thường là thao tác đầu tiên, các bác sĩ sẽ cố gắng cắt bỏ tất cả những tổn thương mà nhìn thấy được. Ngoài ra, các bộ phận tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, các mô và các cơ quan khác cũng sẽ bị cắt bỏ dựa vào sự tiến triển của bệnh.
  • Liệu pháp trúng đích: sử dụng loại thuốc hướng mục tiêu, ví dụ như các thuốc kháng thể đơn dòng, một số chất ức chế PARP (poly-ADP ribose polymerase) nhằm ngăn chặn quá trình sửa chữa ADN. Đồng thời, những thuốc ức chế tạo mạch còn ngăn chặn sự phát triển các mạch máu của khối u.
  • HIPEC (Hóa trị tăng nhiệt độ của phúc mạc trong quá trình phẫu thuật): kỹ thuật này sẽ sử dụng nhiệt độ kết hợp với việc đưa hóa chất trực tiếp vào trong phúc mạc.
  • Chăm sóc giảm nhẹ: đa số trường hợp của loại ung thư này đều được phát hiện ra ở giai đoạn nặng, do đó, các hỗ trợ chăm sóc sẽ có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh lý này như giảm đau, giảm phù và giảm cân.

Khối u sau phúc mạc là gì
Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư giúp cải thiện tình trạng rất nhiều

Tỷ lệ sống của bệnh ung thư phúc mạc

Vậy người mắc phải bệnh ung thư phúc mạc sống được bao lâu? Trong những thập kỷ gần đây, tiên lượng của các bệnh nhân ung thư phúc mạc cả nguyên phát và thứ phát đều được cải thiện rất đáng kể nhờ những tiến bộ vượt bậc trong y học. Tuy nhiên, vì đa số các ca bệnh này lại phát hiện ở giai đoạn muộn và nguy cơ tái phát khá cao nên bệnh nhân cần phải tiếp tục điều trị sau đó.

Nếu bệnh nhân mắc bệnh với u phúc mạc lành tính thì tỷ lệ sống trung bình sẽ dao động trong khoảng từ 11 đến 17 tháng. Đối với các trường hợp u phúc mạc ác tính thì thời gian sống trung bình là 6 tháng.

Ung thư phúc mạc và ung thư buồng trứng có mối liên hệ như thế nào?

Việc chẩn đoán và phân biệt ung thư phúc mạc với ung thư buồng trứng là một điều rất cần thiết vì 2 căn bệnh này có nhiều điểm giống nhau, nhất là ung thư buồng trứng biểu mô tiến triển. Bởi 2 loại ung thư này đều bắt nguồn từ một loại tế bào.

Người bệnh sẽ được chẩn đoán là mắc ung thư phúc mạc khi bác sĩ không tìm ra tế bào ung thư ở bề mặt buồng trứng, buồng trứng hoàn toàn không có sự bất thường và khối u chủ yếu ở dạng huyết thanh.

Nếu người bệnh bị ung thư với khối u phúc mạc ác tính thì sẽ được chữa trị giống như điều trị ung thư buồng trứng. Dựa theo vị trí và kích thước khối u, cũng như tình hình sức khỏe người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.

Bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết về căn bệnh ung thư phúc mạc, hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu nghi ngờ bản thân đang có các triệu chứng được đề cập phía trên, hãy nên đi khám ngay để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và chẩn đoán chính xác bệnh, vì các dấu hiệu ở giai đoạn đầu của bệnh khá mơ hồ, sau đó, sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến căn bệnh này, bạn có thể liên hệ qua số tổng đài 1900 1806, đặt để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám hoặc liên hệ trực tiếp tại địa chỉ Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội để có được câu trả lời chính xác nhất từ đội ngũ các chuyên gia và y bác sĩ giàu kinh nghiệm về lĩnh vực này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.