Không bằng lái xe không chính chủ phạt bao nhiêu?

1. Đi xe của người khác [người thân, bạn bè, đồng nghiệp…] có bị phạt không?

Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, không có lỗi nào gọi là lỗi “đi xe không chính chủ" như nhiều người dân đề cập đến. Mà chỉ có quy định về xử phạt đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình theo quy định.

* Cụ thể thì các cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt khi:

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] trong vòng 30 ngày kể từ khi được chuyển giao xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe môtô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe môtô; xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ôtô.

Như vậy, chỉ những trường hợp mua, được cho, được tặng… nêu trên mà không làm thủ tục sang tên theo quy định mới bị xử phạt. Cho nên, người dân di chuyển trên đường bằng xe đi mượn từ bạn bè, người thân… thì không bị phạt về lỗi không sang tên xe.

2. Xe không chính chủ khi nào bị phạt?

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính  phủ, việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe chỉ được thực hiện qua:

- Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông.

- Công tác đăng ký xe.

Như vậy, nếu người dân đang lưu thông trên đường mà Cảnh sát giao thông kiểm tra thì cần xuất trình đủ các loại giấy tờ sau sẽ không bị xử phạt về lỗi không sang tên xe dù tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe và CMND/CCCD của người điều khiển xe khác nhau:

- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân.

- Giấy chứng nhận đăng ký xe.

- Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển.

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

- Giấy chứng nhận đăng ký an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường [chỉ áp dụng đối với ôtô].

 3. Lỗi không sang tên xe theo quy định bị phạt bao nhiêu?

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô khi thực hiện hành vi vi phạm: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô [Theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 30, Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô khi thực hiện hành vi vi phạm: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô [Theo quy định tại Điểm l, Khoản 7, Điều 30, Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

​​Công an tỉnh Hà Nam đề nghị các cá nhân, tổ chức khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế… tài sản là xe môtô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe môtô; xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ôtô phải chuyển tên chủ xe trong Giấy chứng nhận đăng ký xe sang tên của mình. Bởi vì trên thực tế, khi có tai nạn giao thông xảy ra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan tới chiếc xe, thì cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào người đứng tên sở hữu phương tiện để tiến hành xác minh. Do vậy, để tránh những rắc rối không đáng có, khi chuyển quyền sở hữu xe thì người dân cần đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số theo quy định./.

Khi tham gia giao thông bằng phương tiện ô tô, xe máy, tài xế bắt buộc phải mang theo bằng lái xe. Nếu không có bằng lái mà đưa phương tiện tham gia giao thông thì sẽ bị phạt thế nào? Liệu có bị giam xe không?

Mục lục bài viết [Ẩn]


1. Lái ô tô, xe máy cần mang theo loại bằng lái xe nào?

Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông bắt buộc phải mang theo giấy phép lái xe hay còn được gọi khác là bằng lái xe.

Tuy nhiên khoản 1 Điều 58 Luật này cũng nêu rõ, loại giấy phép lái xe mà người lái xe tham gia giao thông mang theo phải là giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển thì mới được coi là hợp lệ.

Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các phương tiện không dùng chung một loại bằng lái xe, tùy vào loại phương tiện mà yêu cầu về hạng giấy phép lái xe là khác nhau. Cụ thể:

Hạng

Loại xe

A1

Xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 - dưới 175 cm3

A2

Xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1

A3

Xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự

A4

Máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg

B1

Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg

B2

C

Xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2

D

Xe ô tô chở người từ 10 - 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C

E

Xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D

FB2

Xe hạng B2 kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa

FD

Xe hạng D kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa

FE

Xe hạng E kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa

FC

Xe hạng C kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc



2. Không có bằng lái xe bị phạt bao nhiêu tiền?

Trước hết cần làm rõ, trường hợp không có bằng lái xe khi tham gia giao thông và trường hợp có bằng lái xe nhưng quên không đem theo là hai trường hợp khác nhau. Tương ứng với đó, mức phạt dành cho người vi phạm cũng là khác nhau.

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, trường hợp không có bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt như sau:

Phương tiện vi phạm

Mức phạt lỗi không có bằng lái xe

Xe máy dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự

01 - 02 triệu đồng

[Điểm a khoản 5 Điều 21]

Xe máy từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh

04 - 05 triệu đồng

[Điểm b khoản 7 Điều 21]

ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô

10 - 12 triệu đồng

[Điểm b khoản 9 Điều 21]

Trong khi đó, nếu có bằng lái xe nhưng chỉ là quên không đem theo khi đi đường, người điều khiển phương tiện sẽ được nộp phạt với mức thấp hơn rất nhiều. Cụ thể:

  • Xe máy và các loại xe tương tự: 100.000 - 200.000 đồng [Điểm b khoản 2 Điều 21].
  • Ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô: 200.000 - 400.000 đồng [Điểm a khoản 3 Điều 21].


3. Không có bằng lái xe có bị CSGT giam xe?

Lỗi không có bằng lái xe thuộc các trường hợp quy định tại khoản 5, 7 và 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP nên theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định này, Cảnh sát giao thông [CSGT] hoàn toàn có quyền tạm giữ xe trước khi ra quyết định xử phạt để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.

Nội dung này được ghi nhận như sau:

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính [được sửa đổi, bổ sung năm 2020] đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

i] Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;

Như vậy, nếu CSGT yêu cầu kiểm tra giấy tờ mà không có xuất trình được bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ vừa bị phạt về lỗi không có giấy phép lái xe, vừa bị tạm giữ xe theo thủ tục hành chính.

Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày. Trường hợp vi phạm giao thông có tình tiết phức tap cần tiến hành xác minh thì CSGT có thể tạm giữ phương tiện lên đến 30 ngày.

Chủ Đề