Khong kip noi yeu em review năm 2024

Nếu mình viết bài này cách đây ít ngày, tức là lúc mới vừa đọc xong Không kịp nói yêu em, có lẽ mình sẽ thể hiện cảm xúc gay gắt hơn nhiều. Bẵng đi vài hôm làm cho cảm xúc của mình về truyện nhạt bớt, nhưng kèm theo đó cũng là góc nhìn câu chuyện này đổi khác đi xíu xiu.

Bài viết có tính chất spoil [Mà thật ra bài nào mình chả spoil =”=].

Chuyện tình yêu của Mộ Dung Phong với Doãn Tĩnh Uyển được đặt ở bối cảnh thời Dân Quốc. Đó là một tình yêu kiểu mẫu giữa anh hùng với mỹ nhân trong thời chiến loạn, mà hệ quả tất yếu là anh hùng phải lựa chọn một trong hai thứ: hoặc giang sơn, hoặc mỹ nhân.

Doãn Tĩnh Uyển là con gái độc nhất của gia đình tài phiệt họ Doãn, vì thế mà từ nhỏ đã được học hành ở nước ngoài, tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây phóng khoáng và tiên tiến. Gốc gác này tạo cho cô một đầu óc thông minh, một tính cách cương liệt, gan dạ mà rất bản lĩnh. Bởi thế, dù Mộ Dung Phong không phải là tình đầu của Tĩnh Uyển, nhưng tình yêu của anh ta lại mang một sức cám dỗ đầy mê hoặc. Câu nói “Anh sẽ đem cả thiên hạ đặt trước mặt em” quả có một lực hút cực mạnh, làm Tĩnh Uyển day dứt và do dự rất nhiều, đến cuối cùng không cưỡng lại được tình cảm mà quyết định đặt cược cho một cơ hội làm cuộc sống của mình ở tương lai không chìm trong viễn cảnh tẻ nhạt.

Riêng về Mộ Dung Phong.

Khác với câu hỏi khắc khoải lúc đọc xong Đông Cung: “Lý Thừa Ngân đã quên hay còn nhớ?”, mình không hề có chút lợn cợn nào về việc bé Đô Đô liệu có phải con của Mộ Dung Phong hay không. Mà may quá, theo mấy cái hóng được bên nhà Schan thì chị Phỉ đã confirm bé là con Tín Chi [hahahaha].

Tình yêu của anh ta với Tĩnh Uyển, nhiều hơn nồng nhiệt và thật lòng, chính là một tư tưởng chiếm hữu đầy độc đoán.

Đứng trên khía cạnh khách quan, Mộ Dung Phong sinh ra là đứa con trai duy nhất trong nhà, nên sớm đã định sẽ là người kế tục Mộ Dung Thần lãnh đạo Thừa quân. Được nuôi dạy trong một gia đình quân phiệt như thế, lẽ tất yếu là tính cách anh ta cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ban đầu tính cách “quân phiệt” này không được thể hiện rõ ràng. Hoặc, mình xin cá là có nhiều độc giả thích cái tính “bá đạo” của anh ấy lắm. Nếu như câu chuyện không được định sẵn một cái kết bi kịch, hoặc nếu cách xây dựng của nó giống phim, Mộ Dung Phong sẽ không bị mình không ưa.

Xét cho cùng, như những gì mình mới hóng hớt bên nhà Schan về mấy mẩu chuyện xoay quanh tiểu thuyết này, thì Doãn Tĩnh Uyển đã sớm move on để tìm về với cảm giác bình yên bên cạnh Tín Chi. Lòng tự trọng của cô không chấp nhận nổi một tình yêu đã bị chính đối phương hạ nhục, vậy nên cô đau khổ, nhưng rồi thời gian đủ sức mài mòn vết thương, nên cô từ bỏ, chấp nhận quay về với bến đỗ bình yên. Dù có thể mãi về sau, Doãn Tĩnh Uyển vẫn còn yêu Mộ Dung Phong, nhưng thực tế là bánh xe quá khứ chỉ duy nhất bị mắc kẹt lại tại chỗ của Mộ Dung Phong mà thôi.

Với Tĩnh Uyển, Mộ Dung Phong đã từng yêu cuồng nhiệt, từng có biết bao kỷ niệm đẹp, sau này lại mãi nhớ về cô như một vết dao đâm “hễ cứ động vào lại loét ra”, nhưng tình yêu này không toàn vẹn. Anh ta cứ muốn giữ rịt lấy Tĩnh Uyển cho mình, như một món đồ must-have, đến mức sau này, đỉnh điểm của mối tình tuyệt vọng đến mức biến thành cực đoan là giết chết Tín Chi và bé Đô Đô. [Đây là không nhắc đến chi tiết Mộ Dung Phong và Trình Cẩn Chi bất hòa nhưng vẫn có tới… 4 người con =”=. Mình cũng không biết nói sao với cái chi tiết này.]

Ở những chương cuối cùng đậm chất bi kịch của truyện, mình lại không thấy nặng nề mà đã vô cùng hả hê khi Tĩnh Uyển nhắm mắt mà miệng vẫn còn lấp lửng câu nói “Con bé là… con bé là… là của…” rồi tắt thở. Và càng hả hê hơn khi Cẩn Chi vạch trần sự thật là Tĩnh Uyển đã chọn cách nói đó như cách trả thù dã man nhất đối với quãng đời còn lại của Mộ Dung Phong.

Rốt cuộc Tĩnh Uyển đã đánh cược tuổi trẻ cho cảm giác phiêu lưu bay bổng có phần nông nổi, để đổi lại một cái giá quá đắt. Tự nhiên lại liên tưởng tới phút hành động mang tính chất thay đổi cuộc đời của Nhược Hy khi đối diện với quyết định tứ hôn cho Thập Tứ của Khang Hy, hay Trâu Vũ khi không kìm được lòng mà đến bên Lâm Khải Chính.

Sến, lại còn cũ rỉ, ngày xưa ngó vào nửa tập đầu thôi là bỏ, đợt vừa rồi tự nhiên thừa thãi thời gian kiểu đầu mẩu chẳng đủ để thưởng thức cái gì ra trò cũng chẳng có bộ nào xộp xoạp cho tạm, thế nên mần thử lại… nhặt được vài thứ hay ho, thôi thì ghi lại.

Mở phim kết truyện

Xem à không lướt [và cứ để phim trôi trong khi làm việc khác

] được khoảng chục tập thì chán, sốt ruột với kiểu diễm tình chàng chủ soái với nàng tiểu thư ở cái thời qua cổ mà chửa đến kim… Nhưng mình lại mong chờ nửa sau bi tình, đồng thời khá thích tính cách ngoài mềm trong cứng của nữ chính, muốn xem một tiểu thư á đông rơi dớt ở thời cổ lỗ mà dám bỏ cả mẹ cha, hôn phu, đám cưới để chạy theo tình yêu để rồi tình yêu không tới bến và phản ứng của nàng thế nào… Thế nên là bỏ ngang phim mà phi thẳng đến truyện từ phần Tịnh Uyển phát hiện Bái Lâm định dấu nàng cưới vợ, xem nàng ấy cứng rắn quyết liệt đoạn tuyệt như nào?

Mình không thất vọng, truyện vừa nhanh gọn hơn, cả nhân vật lẫn diễn biến đến kết thúc cũng dứt khoát hơn phim nhiều!

Để nói về kết thúc thì phải quay lại với mở đầu khi xem phim: Mình không vấn đề với việc cả nam và nữ chính đều già hơn tuổi của nhân vật, thậm chí còn thấy anh Chung Hán Lương hồi ấy sao măng non [lúc đóng phim hình như 36t rồi nhé] và chị Lý Tiểu Nhiễm [cũng tầm 34 thì phải] vẫn xinh đẹp đúng kiểu 1 tiểu thư nhẹ nhàng, chỉ không phải kiểu trendy Vline má hóp cằm nhọn mắt mũi lồi như hiện giờ thôi! Vấn đề của mình là cảm thấy cả đôi đều không tới được cái độ trẻ và cuồng như lẽ ra nhân vật cần phải có.

Một Tịnh Uyển dù tiểu thư đài các, phải đấu tranh giữa cảm xúc và tư duy, hiểu rằng mình nên kết hôn với vị hôn phu nhu thuận sống một cuộc đời bình yên hạnh phúc hơn là chạy theo tình cảm với 1 vị chủ soái trẻ tuổi nhưng bị ràng buộc quyền lực như Bái Lâm. Bản thân Chung Hán Lương mình cũng thấy hợp nhất khi là Hà Dĩ Thâm chung tình trong mộng của các chị em ở “Bên nhau trọn đời” thôi, dường như cái mặt anh hơi lành, làm chủ tướng mưu cơ trong “Cô phương bất tự thưởng” cũng chưa hợp lắm nữa là một Bái Lâm trẻ tuổi nhưng quyết liệt và thực chất rất tham vọng cả trong tình cảm lẫn sự nghiệp luôn..

Thực ra có vẻ đó lại là chủ ý của những người làm phim, so với truyện, cả nhân vật nội dung tình tiết của phim đều được làm cho si diễm và bi tình lướt thướt hơn hẳn! Mình không xem tử tế nửa đầu truyện, chỉ lướt qua thấy vài tình tiết lời thoại sến tình nhất phim đều bê cả lên rồi, thế nên là họ cũng điều chỉnh nửa sau của câu chuyện sao cho bi sến diễm tình hơn cho phù hợp với thị hiếu khán giả mà chắc chủ yếu toàn các chị em.

Còn mình thì thấy cái kết của truyện hay hơn nhiều, phù hợp với phần nửa đầu đã mở ra: Tình Uyển từ bỏ tất cả chạy theo tình yêu, đến khi tình yêu thôi không đủ, người yêu bị cái gọi là trách nhiệm với giang sơn sự nghiệp phải “tạm thời” đi lấy vợ, nàng kiên quyết cắt bỏ đến mức tàn nhẫn nhưng vô cùng dứt khoát. Nhưng cái giá phải trả chưa đủ, 8 năm sau trở vềcái thứ tình yêu phải nói là si mê đắm đuối ấy mới bùng trở lại thực sự cướp đi tất cả những gì TÌnh Uyến có và muốn có: chồng, con – một gia đình hạnh phúc!

Mình không nghĩ đứa con gái là con của Bái Lâm vì trong truyện vị bác sĩ đã thông báo cái thai đã mất là con trai, thậm chí TÌnh Uyển sẽ rất khó có con, yếu đuối mơ hồ và cô chạy trốn với Tín Chi mà không hề gặp lại Bái Lâm một lần nào nữa. VIệc dùng súng của người tình tặng năm xưa bắn thẳng vào trái tim đau đớn của mình và nói câu cuối cùng “ĐÓ là con anh” chỉ thể hiện sự tuyệt vọng muốn vứt trả lại hận thù cay đắng đến phát điên…

Ngày đó Tình Uyển đã trốn thoát được khỏi Bái Lâm, lại có được một gia đình hạnh phúc, trở về chỉ vì Tín Chi muốn có sự công nhận của người thân, gặp lại Bái Lâm chỉ là ngoài ý muốn, cho dù trái tim có lạc nhịp, ảo mộng hạnh phúc khi được cõng trên lưng người yêu xưa cũ có dội về, nàng vẫn nhớ rằng nàng yêu chồng mình, người đàn ông ở bên và đem đến cho nàng sự ấm áp chứ không phải một người tình quyền lực mãnh liệt đến mức đáng sợ!

Mình không ghét Bái Lâm, nhân vật và cái kết này làm mình nhớ đến câu mà nhiều người hay hói “Đàn ông như đứa trẻ”, ở đây có vẻ đúng. Khi còn trẻ Bái Lâm đã rất có tâm cơ mưu lược, không chỉ trên chiến trường mà trong tình trường, biết mềm để chinh phục cái cứng, có được tình yêu của Tình Uyển. Nhưng rồi vì sự nghiệp quyền lực [trong phim thì cải biên thành vì dân chúng ẹ!] chàng phải chọn lựa dẹp tình yêu đã có sang bên, nguy cơ mất nó và đúng là đành phải mất thật, đời công bằng mà, chẳng ai được tất. Vì cái thứ mà chàng yêu thích không còn trong tay, chàng tìm một thứ giống thế, một người giống TÌnh Uyển, phụ bạc vợ con, cả một gia đình và người thân mà dù gì chàng cũng đã chọn và có được. Đến khi gặp lại TÌnh Uyển, ừ thì cảm xúc tràn về, nhưng chàng lại cay đắng khi TÌnh Uyển nói yêu chồng mình, thứ chàng không có được thì người khác dù là ai cũng không có được, như món đồ chơi của đứa trẻ ngỗ ngược ích kỷ, không ăn được thì đạp đổ!

Đây là hiện thực rất hợp lý, các cô nàng mơ mộng yêu ngôn tình thân mến ạ, một tình yêu mãnh liệt ư, một người tình sẵn sàng từ bỏ tất cả ư, kẻ yêu điên cuồng cũng sẽ là kẻ điên cuồng đạp đổ! Xem cái kết bi mà chẳng buồn, thấy nó hợp lý, thích hơn kiểu diễn giải sến sẩm trước khi kết và cái kết ngớ ngẩn của phim, nào là Tín Chi ở bên mãi vẫn không có được tình yêu của Tình Uyển nên ra đi, Bái Lâm mất trí… xì, nhảy cóc ngó thử 2 phát đấy xong tắt hẳn, không xem phim nữa là quá chuẩn!

So sánh các kiểu với phim và truyện khác

Đã dài rồi cho dài ra nốt!

Xem phim và truyện này lại so ngay với “Thiên sơn mộ tuyết” cũng của mẹ gẻ ngôn tình Phỉ Ngã Tư Tồn, hồi ấy cũng xem phim, cũng tua nhiều, nhưng còn xem được đến hết phim. Thấy Lưu Khải Uy đóng Mạc Thiệu Khiêm hợp thật, mặc dù ngoài phim này ra chẳng thấy vai nào phim nào của anh này hay nữa. Xem xong cũng thử ngó vào truyện nhưng rồi cũng lướt, phim đã cải biên tình tiết và làm cho nhân vật Mạc Thiệu Khiêm hay hơn chân thực hơn hẳn. Cái kết mở rồi thêm vài chương ngoại truyện thành HE hí há của truyện thành ra nông cạn hơn cái kết mở mà gần như là SE trong phim.Nói chung là cảm nhận giữa truyện và phim của 2 bộ cùng tác giả mà ngược hẳn nhau: “Thiên sơn mộ tuyết” thích phim còn “Không kịp nói yêu em” thì thích truyện!

Cái cấu tứ yêu nhau lắm cắn nhau đau dường như là mẫu chung trong tác phẩm của mẹ Phỉ, từ 2 phim kể trên đến “ĐÔng cung” và “Sương mù vây thành” [tên phim “Nhân sinh..” blah lằng nhằng vỡi!]. Mình đã bỏ dở khi xem mấy tập đầu của cả 2 bộ đều vì thấy diễn viên chưa thuyết phục và tình tiết loằng ngoằng. Nhưng sau “hệ quả” ở “Không kịp nói yêu em”, đọc truyện sau khi xem phim mà không bị ảnh hưởng gì, nhân vật hiện ra trong đầu khi đọc truyện còn hay hơn diễn viên có thể thể hiện, thấy tình tiết trong truyện cũng ngắn gọn súc tích hơn… cho nên lúc nào rảnh rang buồn tình lại mò lại mấy tác phẩm này của mẹ Phỉ xem sao?!

Chủ Đề