Không xử được lỗi đi vào làn brt năm 2024

Xe bus BRT là loại xe bus được ra đời và đưa vào sử dụng từ cuối năm 2016, tồn tại đến nay đã hơn 7 năm và rất đươc ưa chuộng vì nhanh và tiện lợi đúng với cái tên xe bus nhanh hay xe bus tốc hành. Việc xe có thể đi nhanh như thế trên đường phố gặp nhiều vấn đề về ùn tắc giao thông như ở Việt Nam là bởi vì loại xe này được phân một làn riêng trên đường. Tuy nhiên, với tình hình ùn tắc như ở Việt Nam thì với những giờ cao điểm có rất nhiều phương tiện, không hiểu và có hành vi lấn làn BRT. Vậy lỗi đi vào làn BRT được quy định như thế nào?

CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Làn đường BRT là gì?

Căn cứ theo Phụ lục D Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ quy định như sau:

D.14 Biển số R.412 [a,b,c,d,e,f,g,h] “Làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe”

  1. Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe riêng biệt, đặt biển số R.412 [a,b,c,d,e,f,g,h]. Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Tùy loại phương tiện, nhóm phương tiện cần quy định mà bố trí hình vẽ, biểu tượng các phương tiện tương ứng và mũi tên trên biển cho phù hợp và đảm bảo mỹ quan. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này [trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định].

Riêng biển số R.412e “Làn đường dành cho xe buýt”, nếu vạch sơn phân làn dành cho xe buýt có dạng nét đứt, các xe khác có thể đi vào làn xe này nhưng phải ưu tiên cho xe buýt [phải nhường đường, chuyển sang làn khác để không ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt]; trường hợp vạch sơn phân làn dành cho xe buýt là nét liền, các phương tiện khác không được đi vào làn đường dành cho xe buýt.

Biển số R.412a “Làn đường dành cho xe ô tô khách”: làn đường dành riêng cho ô tô khách [kể cả ô tô buýt]. Trong trường hợp cần phân làn các loại xe khách theo số chỗ ngồi thì ghi số chỗ ngồi cho phép của xe khách lên thân xe trong hình vẽ của biển [Ví dụ: “< 16c”. Khi báo hiệu làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh, bổ sung thêm cụm từ “BRT” trên biển R.412a. Như vậy, làn đường BRT được hiểu là làn đường chuyên dụng dành cho xe buýt nhanh [xe buýt BRT] của Việt Nam.

Khi nào được đi vào làn đường BRT?

Theo Phụ lục D Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ như sau:

  • Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe riêng biệt, đặt biển số R.412 [a,b,c,d,e,f,g,h]. Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy.
  • Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này [trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định].
  • Riêng biển số R.412e “Làn đường dành cho xe buýt”, nếu vạch sơn phân làn dành cho xe buýt có dạng nét đứt, các xe khác có thể đi vào làn xe này nhưng phải ưu tiên cho xe buýt [phải nhường đường, chuyển sang làn khác để không ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt]; trường hợp vạch sơn phân làn dành cho xe buýt là nét liền, các phương tiện khác không được đi vào làn đường dành cho xe buýt.
  • Biển số R.412a “Làn đường dành cho xe ô tô khách”: làn đường dành riêng cho ô tô khách [kể cả ô tô buýt]. Trong đó, khi báo hiệu làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh, bổ sung thêm cụm từ “BRT” trên biển R.412a.

Theo đó, đối với làn đường BRT các loại xe khác không được đi vào làn đường này [trừ các xe được ưu tiên theo quy định]. Như vậy, không có khung giờ nào được đi xe vào làn đường BRT.

Đi vào làn đường BRT bị phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 1 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Vì vậy, xe máy, ô tô, thậm chí cả xe đạp đi vào làn đường BRT sẽ bị xử phạt lỗi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định theo Nghị định 100/2019 của Chính phủ.

Cụ thể như sau:

  • Mức phạt với ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định: 03 – 05 triệu đồng. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
  • Mức phạt với xe máy: 400.000 – 600.000 đồng;
  • Mức phạt với xe đạp: 80.000 – 100.000 đồng.

Mức phạt đối với lỗi này tăng mạnh so với Nghị định 46/2016, đặc biệt với ô tô.

Mặc dù xử phạt nghiêm khắc như vậy, nhưng trong khung giờ cao điểm tại Hà Nội, làn đường BRT dường như vẫn bị “nhấn chìm” bởi các loại phương tiện giao thông khác. Buýt nhanh bỗng nhiên thành “buýt chậm”, khiến hiệu quả hoạt động của phương tiện này không cao.

Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, tại các trạm BRT hầu hết đều có camera giao thông, được sử dụng để phạt nguội các phương tiện đi vào làn đường này. Mặc dù, không nhìn thấy lực lượng chức năng đứng điều tiết giao thông hay xử phạt, nhưng các phương tiện giao thông [chủ yếu là ô tô] hoàn toàn có thể bị phạt nguội nếu cố tình đi vào làn đường dành cho xe buýt nhanh BRT.

Thủ tục xử phạt khi bị đi xe vào làn đường BRT

Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi đi vào làn đường BRT được thực hiện như sau:

Thứ nhất, lập biên bản vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản.

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

Thứ hai, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Nộp phạt khi bị xử phạt đi xe vào làn đường BRT như thế nào?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.

– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản [áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ].
  • Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.

– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích [Ví dụ như Bưu điện].

Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Xe máy đi vào làn BRT phạt bao nhiêu năm 2022
  • Đi vào làn BRT có bị phạt nguội không?
  • Ô tô đi vào làn BRT phạt bao nhiêu tiền ?

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Lỗi đi vào làn BRT” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như chi phí cấp lại sổ đỏ…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đi xe ô tô lấn làn đường bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Trường hợp gây tai nạn giao thông do đi sai làn đường thì bị xử phạt hành chính từ 10 đến 12 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng [theo Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP].

Đi vào làn BRT bị phạt bao nhiêu tiền?

Đối với xe máy đi vào làn BRT: Theo quy định tại điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 400 – 600 nghìn đồng. Đặc biệt, nếu xe máy đi vào làn BRT gây tai nạn, tài xế bị phạt từ 4 – 5 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.

Khi nào được đi vào làn BRT?

Trong đó, khi báo hiệu làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh, bổ sung thêm cụm từ “BRT” trên biển R. 412a. Theo đó, đối với làn đường BRT các loại xe khác không được đi vào làn đường này [trừ các xe được ưu tiên theo quy định]. Như vậy, không có khung giờ nào được đi xe vào làn đường BRT.

BRT là làm gì?

Xe buýt nhanh, còn được gọi là xe buýt tốc hành [Bus Rapid Transit - viết tắt là BRT] là hệ thống vận tải công cộng lưu lượng lớn với phương tiện xe buýt. BRT được thiết kế đặc biệt nhằm cải thiện chất lượng hệ thống xe buýt công cộng truyền thống, giải quyết những vấn đề thường xuyên khiến xe bị chậm trễ.

Lấn làn xe buýt phạt bao nhiêu?

Như vậy, xe bus đi lấn làn đường thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng hoặc từ 2-4 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

Chủ Đề