Không xuất hóa đơn lẻ trong trường hợp nào năm 2024

Thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

  1. Về sử dụng hoá đơn lẻ đối với cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống

- Căn cứ Khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13, quy định về đối tượng không chịu thuế:

“Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.”.

- Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, quy định:

“1. Cơ quan thuế cấp hoá đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.

Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hoá đơn.”

- Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính, quy định khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh:

“a] Cá nhân kinh doanh nộp thuế từng lần phát sinhkhai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo từng lần phát sinh nếu có tổng doanh thu trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.”

Căn cứ quy định nêu trên thì cơ quan thuế không cấp hoá đơn cho những đối tượng sau:

- Hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT;

- Hộ và cá nhân có kinh doanh thuộc trường hợp không phải kê khai thuế GTGT.

Do đó, kể từ ngày 19/06/2013 [Luật số 31/2013/QH13 có hiệu lực], cơ quan thuế không cấp hoá đơn cho cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống.

  1. Về cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế

- Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính, quy định khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán:

“b] Cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán, cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hoá đơn theo quý.”

Căn cứ quy định trên, thì về nguyên tắc cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán, cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hoá đơn theo quý.

Phòng TT-HT của Cục Thuế Bình Định trả lời độc giả Lê Khađược biết. Trường hợp còn vướng mắc, ông vui lòng liên hệ số điện thoại 0256.3821944 Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT để được hỗ trợ, giải đáp./.

Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên có trường hợp không phải xuất hóa đơn. Cụ thể:

Trường hợp không phải xuất hóa đơn mới nhất

Hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất không phải xuất hóa đơn. Căn cứ theo khoản 1 Điều 90 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14:

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP hướng dẫn như sau:

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua [bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ [trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất]; […]

Theo đó, từ ngày 01/7/2022 [thời điểm Nghị định 123/2020 có hiệu lực], mọi trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đều phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua chỉ trừ trường hợp: Hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.

*** Hàng hóa luân chuyển nội bộ là hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh/hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất/cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh.

Trước đây, theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC khi bán hàng hóa, dịch vụ mà có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Tuy nhiên, hiện nay, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì người bán hàng phải xuất hóa đơn để giao cho người mua, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Như vậy, từ ngày 01/7/2022, chỉ có 01 trường hợp không phải xuất hóa đơn là hàng hóa luân chuyển nội bộ để phục vụ sản xuất.

Trường hợp không phải xuất hóa đơn mới nhất [Ảnh minh họa]

Không xuất hóa đơn khi bán hàng phạt bao nhiêu?

Hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng [khoản 5 Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP]. Đồng thời, buộc phải lập hóa đơn khi người mua có yêu cầu.

Bên cạnh đó, theo điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020, hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ [trừ trường hợp đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng] nếu bị Cơ quan Thuế kết luận là hành vi trốn thuế thì bị xử lý như sau:

Mức phạt

Trường hợp áp dụng

Mức 1

Phạt tiền 01 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận

- Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế nhưng có từ 01 tình tiết giảm nhẹ trở lên.

Xem chi tiết: Tình tiết giảm nhẹ khi trốn thuế.

Mức 2

Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn

Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

Mức 3

Phạt tiền 02 lần tính trên số thuế trốn

Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế mà có 01 tình tiết tăng nặng

Mức 4

Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn

Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế mà có 02 tình tiết tăng nặng

Mức 5

Phạt tiền 03 lần tính trên số tiền thuế trốn

Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế mà có 03 tình tiết tăng nặng

Lưu ý: Ngoài các mức phạt trên, người có hành vi trốn thuế, gian lận thuế sẽ phải nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách Nhà nước.

Chủ Đề