Khu đô thị mới đông hương tp thanh hóa năm 2024

Về Dự án Khu đô thị mới Đông Hương tại thành phố Thanh Hóa, từ năm 2009, nhưng đến nay, Chủ đầu tư là Công ty Xi măng Công Thanh vẫn chưa được bàn giao mặt bằng để xây dựng kinh doanh vì nhiều lý do. Trong đó nổi bật nhất là chưa thống nhất được phương án điều chỉnh quy hoạch và phương án thuế của dự án.

Mới đây, ngày 1/9, Chi cục thuế khu vực TP Thanh Hóa – Đông Sơn đã có Công văn đính chính Thông báo tiền nợ, tiền chậm nộp tiền sử dụng đất số 2233/TB-CCT ngày 16/6/2020 và Thông báo số 2777/TB-CCT ngày 7/7/2020 của Chi cục thuế khu vực TP Thanh Hóa – Đông Sơn.

Cụ thể, Công văn đính chính cho rằng do sơ suất trong khâu soạn thảo văn bản và ban hành thông báo nên Chi cục thuế đính chính 2 nội dung:

Số tiền sử dụng đất là 164.021.212.817.000 đồng [tức hơn 164 nghìn tỷ đồng] đính chính lại là 164.021.212.817 đồng [ tức hơn 164 tỷ đồng], tại Thông báo tiền nợ, tiền chậm nộp tiền sử dụng đất số 2233/TB-CCT ngày 16/6/2020.

Số tiền sử dụng đất là 164.021.212.817.000 đồng [tức hơn 164 nghìn tỷ đồng] đính chính lại là 164.021.212.817 đồng [ tức hơn 164 tỷ đồng], tại Thông báo số 2777/TB-CCT ngày 7/7/2020 của Chi cục thuế khu vực TP Thanh Hóa – Đông Sơn.

Đáng nói, trước khi có các văn bản trên, UBND tỉnh Thanh Hóa văn bản số 7733/UBND-KTTC ngày 15/6/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa, Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh [gọi tắt là Công ty Công Thanh] cũng đã gửi khiếu nại về hành vi hành chính của UBND tỉnh Thanh Hóa.

Cụ thể, ngày 15/6/2020 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra Văn bản số 7733/UBND-KTTC lệnh doanh nghiệp trong vòng 6 ngày [từ ngày 15/6 đến ngày 20/6] nếu không đóng trước 82 tỷ tiền sử dụng đất thì sẽ thu hồi dự án.

Theo đơn khiếu nại của Công ty Công Thanh, văn bản số 7733/UBND-KTTC của UBND tỉnh Thanh Hóa là trái thẩm quyền và trái thời hạn vì:

"Về mặt thẩm quyền Thông báo nợ thuế, đây là thẩm quyền của cơ quan thuế chứ không phải thẩm quyền của UBND tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể: Nghị định Số 45/2014/NĐ-CP quy định về việc thu tiền sử dụng đất, thì cơ quan có quyền ra thông báo là cơ quan thuế.

Về mặt thời hạn thu thuế là 30 ngày chứ không phải 7 ngày như văn bản của UBND tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể, tại khoản 4 Điều 14. Trình tự xác định, thu nộp tiền sử dụng đất Nghị định Số: 45/2014/NĐ-CP quy định về Thời hạn nộp tiền sử dụng đất như sau: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký Thông báo của cơ quan thuế, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo Thông báo. Trong vòng 60 ngày tiếp theo, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại theo Thông báo.

Ngoài ra văn bản của UBND tỉnh Thanh Hóa còn trái với văn bản chỉ đạo trước đó với văn bản ngày 29/4/2020 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm.

Ảnh Khu đô thị mới Đông Hương

Không những trái luật mà từ văn bản của tỉnh Thanh Hóa, ngày 16/6/2020, Chi cục Thuế khu vực TP.Thanh Hóa - Đông Sơn cũng đã ra văn bản thông báo về việc: Tiền nợ, tiền chậm nộp tiền sử dụng đất.

Tiếp đó, vào ngày 7/7/2020 Chi cục Thuế khu vực TP.Thanh Hóa - Đông Sơn đã ra văn bản thông báo về việc: Tiền nợ, tiền chậm nộp tiền sử dụng đất.

Như vậy, cùng một nội dung văn bản, nhưng chưa hết thời hạn thực hiện là 30 ngày theo quy định của pháp luật, Chi cục Thuế khu vực TP.Thanh Hóa - Đông Sơn tiếp tục ra văn bản thúc việc đóng thuế của Công ty Công Thanh.

Được biết, đến nay, khiếu nại của Công ty Công Thanh về văn bản số 7733/UBND-KTTC ngày 15/6/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa chưa được xử lý thì Cục thuế tỉnh Thanh Hóa đã xử lý khiếu nại lần 2 về Thông báo tiền nợ, tiền chậm nộp tiền sử dụng đất số 2233/TB-CCT ngày 16/6/2020 và Thông báo số 2777/TB-CCT ngày 7/7/2020 của Chi cục thuế khu vực TP Thanh Hóa – Đông Sơn của Công ty Công thanh là không có cơ sở.

Đại diện Công ty Công Thanh cho biết sẽ khởi kiện Cục thuế tỉnh Thanh Hóa về quyết định giải quyết khiếu nại nói trên tại tòa hành chính theo đúng quy định của pháp luật.

Sau 30 vòng, cuộc đấu giá mặt bằng 3241 - khu "đất vàng" nhiều tai tiếng giữa trung tâm TP. Thanh Hóa - có giá khởi điểm 666,4 tỉ đồng đã kết thúc với giá trúng thầu là 1.215 tỉ đồng, tăng 548,6 tỉ đồng .

Cuộc đấu giá mặt bằng “đất vàng” này do Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản - Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa đứng ra thực hiện. Có 13 đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu giá khi đóng đủ số tiền 10% đặt trước là 66,6 tỉ đồng.

Toàn cảnh cuộc đấu giá đất vàng Khu đô thị Đông Hương ngày 26/9

Không “nhẹ nhàng” như 2 lần đấu giá trước, cuộc đấu giá lần này diễn ra căng thẳng, kéo từ 8 giờ sáng ngày 26/9 đến gần 15 giờ cùng ngày thì kết thúc. Sau 30 vòng đấu, đơn vị trúng thầu là Liên danh công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ADI - Công ty cổ phần Đông Sơn Thanh Hóa [có địa chỉ ở đường Lê Qúy Đôn, TP. Thanh Hóa] trúng đấu giá với số tiền 1.215.030.000.000 đồng [hơn một ngàn hai trăm mười lăm tỉ đồng].

Trước đó, như Nhadautu.vn đã thông tin, trong năm 2018, UBND TP. Thanh Hóa đã 2 lần tổ chức đấu giá cấp quyền sử dụng đất MB 3241, thế nhưng cả 2 lần đều bị "tuýt còi" do các đơn vị được giao vi phạm Luật Đấu giá tài sản.

Lần tổ chức bán đấu giá thứ nhất [22/1/2018] đã có nhiều dấu hiệu bất thường khi chỉ có 2 đơn vị tham gia đấu giá. Đơn vị trúng đấu giá sau đó được xác định là Công ty Cổ phần Nakama Việt Nam, với số tiền hơn 437 tỉ đồng [chỉ cao hơn giá sàn gần 4 tỉ đồng]. Kết quả đấu giá trên khiến nhiều người hoài nghi có sự bắt tay "thông thầu" gây thất thoát ngân sách nhà nước. Bởi tại khu vực này giá đất thời điểm đó dao động từ 20-25 triệu đồng/m2, thậm chí mặt đường lớn có giá khoảng 40-50 triệu đồng/m2.

Sau đó, Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa vào cuộc thẩm định đã phát hiện Công ty Bán đấu giá tài sản Năm Châu có nhiều vi phạm trong quá trình tổ chức đấu giá như không cập nhật thông tin đấu giá tài sản trên Cổng thông tin điện tử TP. Thanh Hóa và Trang thông tin điện tử đấu giá chuyên ngành kịp thời, không niêm yết thông báo điều chỉnh phương án đấu giá công khai... Ngày 14/3/2018, UBND TP. Thanh Hóa đã ra quyết định hủy kết quả đấu giá này.

Đến tháng 7/2018, mặt bằng này đã được tái khởi động và tăng giá khởi điểm từ 7,5 triệu đồng/m2 lên 9 triệu đồng/m2. Tuy nhiên trong quá trình bán hồ sơ, Công ty Đấu giá Hợp danh Hoàng Nguyên [TP. Thanh Hóa] liên tục thay đổi thời gian đấu giá và có 15/18 hồ sơ đấu giá hợp lệ bất ngờ bị loại ngay trước thời điểm đấu giá khoảng vài giờ [chỉ còn 3 hồ sơ, trong đó có Công ty Cổ phần Nakama Việt Nam đã trúng đấu giá trước đó]. Phiên đấu giá ngày 9/10/2018 vì thế cũng không diễn ra như kế hoạch do các cá nhân, tổ chức bị loại kéo tới UBND Thanh Hóa để yêu cầu lãnh đạo TP có câu trả lời thỏa đáng.

Sau 30 vòng đấu giá căng thẳng, Liên danh công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ADI - Công ty cổ phần Đông Sơn Thanh Hóa đã trúng thầu 375 lô đất vàng với giá 1.215 tỷ đồng

Như vậy, sau 3 lần đấu giá, thương vụ 375 lô "đất vàng" thuộc Dự án Khu dịch vụ thương mại, văn phòng và dân cư Khu đô thị Đông Hương, TP. Thanh Hóa đã có chủ.

Với giá khởi điểm là 666,4 tỉ đồng, đơn vị trúng thầu 1.215 tỷ đồng, cuộc đấu giá này đã tăng thu thêm cho ngân sách nhà nước là 548,6 tỉ đồng.

Chủ Đề