Khủng long bị tuyệt chủng cách đây báo nhiều năm

Câu hỏi

Trả lời

Sự tuyệt chủng của khủng long là một bí ẩn đã thu hút các nhà khoa học trong hơn một thế kỷ. Chúng ta đã tìm thấy những thân thể hóa thạch của các loài bò sát khổng lồ trên khắp trái đất, nhưng chúng ta không thấy bất kỳ loài nào trong số sinh vật này còn sống đến ngày nay. Điều gì đã xảy ra với tất cả chúng? Các quan điểm thông thường nói rằng chúng biến mất cách bí ẩn khoảng 65 triệu năm trước. Một loạt các giải thích đã được đưa ra để trả lời câu hỏi tại sao. Hai giả thuyết phổ biến nhất là Giả Thuyết Sự Kiện Tác Động và Giả Thuyết Núi Lửa Khổng Lồ. Giả thuyết đầu tiên đề xuất rằng một hoặc nhiều tiểu hành tinh đã tấn công trái đất, gây ra một "mùa đông hạt nhân" và quét sạch khủng long. Giả thuyết thứ hai đổ lỗi cho sự phun trào núi lửa dữ dội gây ra sự tuyệt chủng của khủng long. Cả hai đều lưu ý đến nồng độ Iridium [Ir] cao được tìm thấy trong các trầm tích tách ra hai thời kỳ Creta và Paleogene [gọi là ranh giới K-Pg, trước đây gọi là ranh giới KT]. Theo các quan điểm thông thường, đây là khoảng thời gian trong lịch sử Trái Đất khi khủng long bị tuyệt chủng. Cả hai giả thuyết đều đưa ra một số bằng chứng trong khi bỏ qua một số. Ví dụ, nếu một trong hai giả thuyết là chính xác và khoảng cách thời gian giữa con người và khủng long khoảng hơn 60 triệu năm, làm thế nào để chúng ta giải thích thuật khắc đá và các hình thức nghệ thuật cổ đại khác mô tả con người tương tác với những con khủng long quen thuộc như: khủng long ba sừng [triceratops], khủng long mái nhà [stegosaurus], khủng long bạo chúa [tyrannosaurus], và các loài khủng long chân lằn [sauropods] [trong một số trường hợp, con người thuần phục và cưỡi khủng long]? Hơn nữa, những dấu vết khủng long hóa thạch đã được tìm thấy trong cùng một lớp đá với dấu vết của móng guốc và dấu chân con người. Chúng ta giải thích điều này như thế nào trong khuôn khổ của quan điểm thông thường? Và tại sao các nền văn hoá cổ đại từ mọi lục địa có người ở trên hành tinh đã ghi lại sự tương tác với các loài bò sát khổng lồ? Những sinh vật này thường được biết đến với chúng ta ngày nay là "con rồng" và đã cùng được xếp vào thần thoại. Nhưng chúng ta phải tự hỏi bản thân mình, làm thế nào mà rất nhiều nền văn hóa riêng biệt trên khắp thế giới đã có chùng một thần thoại như vậy một cách phổ quát? Liệu có thể có một sự thật lịch sử cốt lõi đối với các truyền thuyết? Liệu loài bò sát khổng lồ mà chúng ta thấy bị chôn vùi trong bụi bặm có liên quan gì đến những loài bò sát khổng lồ mà tổ tiên chúng ta đã nói đến chỉ vài thế kỷ trước? Chúng tôi tin rằng chính là trường hợp này. Sự vượt trội hơn về bằng chứng cho thấy rằng những quan điểm thông thường là sai một cách căn bản. Nhân loại có vẻ như bị chứng quên lãng tập thể liên quan đến vấn đề này, và chúng ta đã cấu thành cách hiệu quả một mô hình "khoa học" để giữ chúng ta trong bóng tối. Vậy làm thế nào để chúng ta giải thích về sự tuyệt chủng của khủng long? Theo cùng một cách chúng ta trả lời về sự tuyệt chủng của khoảng 20.000 đến 2 triệu loài khác mà các nhà khoa học tin rằng có thể đã tuyệt chủng chỉ trong một thế kỷ vừa qua — một sự kết hợp của biến đổi khí hậu và sự gia tăng của loài người. Sự thay đổi khí hậu có thể rất hủy hoại hệ sinh thái nói chung, và chúng ta có xu hướng tiêu diệt hoặc loại trừ tất cả những loài cạnh tranh chủ chốt nói riêng. Đó là lý do tại sao chúng ta không tìm thấy nhiều những kẻ săn mồi khác — sư tử, hổ và gấu, vv — ở các vùng ngoại ô và thành phố, hoặc ngay cả các cộng đồng nông thôn của chúng ta. Việc chúng ta đứng đầu chuỗi thức ăn là có lí do. Trong các bộ phim Hollywood như "Công viên Kỷ Giu-ra", chúng ta thấy những sinh vật như khủng long bạo chúa [Tyrannosaurus rex] và những con thằn lằn bay [velociraptors] săn đuổi chúng ta và ăn thịt chúng ta. Và, không nghi ngờ gì, nếu con người và khủng long đã cùng tồn tại, thì một vài trong số nhũng điều đó đã xảy ra. Tuy nhiên, đa số thì điều ngược lại là đúng. Chúng ta săn bắt chúng và nấu chúng cho bữa tối. Trong nhiều truyền thuyết và phần lớn các tác phẩm nghệ thuật cổ xưa, đó chính xác là những gì chúng ta tìm thấy — con người săn lùng các loài bò sát khổng lồ và giết chết chúng. Sư tử, hổ và gấu không tệ như khủng long [do đó, chúng vẫn còn tồn tại]. Đó là bởi vì tổ tiên của chúng ta dường như đặc biệt gắn bó với việc "giết rồng"! Vậy thì điều gì đã xảy ra với khủng long? Rõ ràng, loài vật đã sống sót khỏi biến đổi khí hậu đã bị chúng ta ăn thịt. Một số vẫn có thể sống sót ở các vùng sâu vùng xa trên thế giới, nơi chưa chịu sự thống trị hoàn toàn của chúng ta, và hàng năm có hàng trăm sự kiện nhìn thấy những con vật này — đặc biệt là từ các nhóm người bản xứ, người nguyên thủy ở những vùng này khi họ nói chuyện với các nhà khoa học phương Tây hay hoài nghi, ngờ vực. Các nhà khoa học này cách tự nhiên thường không tin những người bản địa vì chính những cái gọi là những giả thuyết "khoa học" cổ hủ của họ]. Theo quan điểm của chúng tôi, sự hoài nghi này là sai. Khoa học cần có liên quan đến cả việc điều tra khách quan các bằng chứng mà không có thành kiến, chứ không phải là một nỗ lực tùy tiện của con người để chống lại các lý thuyết lịch sử thiếu sót của trái đất.

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Điều gì đã gây ra sự tuyệt chủng của khủng long?

Theo Daily Mail, giới khoa học lo sợ sự kiện tuyệt chủng lần thứ 6 có thể xảy ra khi biến đổi khí hậu ngày càng trở nên tồi tệ hơn và không được ngăn chặn kịp thời.

Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt nổi tiếng nhất trên Trái đất liên quan đến một tiểu hành tinh khổng lồ đâm vào hành tinh của chúng ta và quét sạch loài khủng long cách đây 66 triệu năm.

Mặc dù sự kiện này vô cùng khủng khiếp, xóa sổ khoảng 76% số loài trên thế giới, thì thực tế, nó chưa tàn khốc bằng 2 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt khác.

Tổng cộng 5 sự kiện suốt lịch sử 4,5 tỷ năm của hành tinh chúng ta. Chúng bao gồm: Một là sự kiện tuyệt chủng Ordovic-Silurian xảy ra 444 triệu năm trước giết chết ước tính 85% tất cả các loài trên Trái đất.

Sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn trắng-Paleogen – 66 triệu năm khiến khủng long bị xóa sổ trên Trái đất.

Hai là sự kiện tuyệt chủng Devon muộn xảy ra cách đây 383-359 triệu năm, khiến 75% các loài trên Trái đất biến mất trong khoảng thời gian 20 triệu năm.

Ba là sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi-Trias – 252 triệu năm trước, chứng kiến ​​97% các loài bị xóa sổ vĩnh viễn. Đây được gọi là sự kiện “đại diệt vong” – là sự kiện lớn nhất mà Trái đất phải đối mặt và là sự kiện ảnh hưởng sâu sắc nhất đến hệ sinh thái của hành tinh chúng ta. Tất cả sự sống trên Trái đất ngày nay có nguồn gốc từ khoảng 10% động – thực vật và vi sinh vật sống sót sau cuộc đại tuyệt chủng kỷ Permi-Trias này.

Bốn là sự kiện tuyệt chủng kỷ Jura – 201 triệu năm trước, khiến khoảng 80% tất cả các loài sinh vật sống ở biển và đất liền bị xóa sổ.

Năm là sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn trắng-Paleogen – 66 triệu năm trước khi tiểu hành tinh Chicxulub đâm vào Trái đất gây ra một trận sóng thần và cháy rừng khổng lồ. Khói bụi và các mảnh vỡ bắn lên bầu khí quyển dẫn đến sự nguội lạnh toàn cầu và khiến các hệ sinh thái gần như sụp đổ ngay lập tức. Sự kiện này đã khiến khoảng 76% số loài trên thế giới bị xóa sổ.

5 sự kiện tuyệt chủng đã diễn ra hàng triệu năm trước, nhưng giờ đây các nhà khoa học cảnh báo rằng, sự kiện tuyệt chủng thứ 6 có thể đang xảy ra ngay trước mắt chúng ta.

Mối đe dọa tuyệt chủng lần thứ 6 không đến từ một tiểu hành tinh khổng lồ lao về phía chúng ta từ bên ngoài không gian.

Nó cũng không liên quan đến các mảng kiến tạo của Trái đất “cử động” gây ra một vụ phun trào núi lửa khổng lồ hoặc thảm họa sóng thần.

Vấn đề nằm ở chính chúng ta

Các nhà khoa học nhiều lần cảnh báo rằng lũ lụt, hạn hán và cháy rừng do biến đổi khí hậu có thể gây ra nhiều thiệt hại cho hành tinh của chúng ta, nặng nề tương tự như một vụ va chạm của tiểu hành tinh hoặc một vụ phun trào núi lửa khổng lồ.

Trái đất đang trải qua cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học, bắt nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp, các hoạt động khai thác quá mức của con người như phá rừng, săn bắn và đánh bắt thủy hải sản…

Một nghiên cứu được công bố vào năm ngoái cho thấy chỉ riêng việc khai thác gỗ và săn trộm đã đẩy 500 loài động vật có vú, chim, bò sát và lưỡng cư đến bờ vực tuyệt chủng.

Sự lây lan của các loài xâm lấn và bệnh tật từ hoạt động buôn bán động vật hoang dã của con người, cũng như ô nhiễm và biến đổi khí hậu do con người gây ra cũng là những mối đe dọa nghiêm trọng đối với hành tinh của chúng ta.

Con người được cho là đang đối mặt với sự kiện tuyệt chủng lần thứ 6.

Giáo sư Gerardo Ceballos thuộc Đại học Quốc gia Mexico ở thành phố Mexico cảnh báo, nhiều bằng chứng cho thấy thế giới đang trải qua một cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6.

“Hiện có rất nhiều báo cáo và các nghiên cứu khoa học cho rằng các quần thể sinh vật trên Trái đất đang đứng trước một cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6”, ông Ceballos nhấn mạnh.

Vị giáo sư cũng cho biết, nguy cơ tuyệt chủng tồi tệ đến mức “bất cứ điều gì chúng ta làm trong 10-50 năm tới sẽ xác định tương lai của nhân loại”.

Các chuyên gia cho biết, tỷ lệ tuyệt chủng đang ở mức đáng báo động, số loài mất đi hiện đang cao hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ khi loài khủng long bị xóa sổ.

Theo họ, nếu tốc độ tuyệt chủng hiện tại tiếp diễn như trên, chúng ta có thể phải chứng kiến sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 trong khoảng 240 đến 540 năm tới.

Video liên quan

Chủ Đề