Kiểm toán lương bao nhiêu

Kiểm toán là bao gồm những việc như: Thu thập số liệu, các thông tin liên quan đến tài chính từ phòng kế toán. Sau đó, từ những tài liệu thông tin thu thập được sẽ được phân tích, đánh giá tất cả các thông tin và số liệu này. Sau khi đã thực hiện thẩm định, đánh giá độ xác thực của thông tin thu thập được dực trên các chuẩn mực kế – kiểm thì báo cáo mức độ phù hợp giữa thông tin được kiểm tra.

Như vậy, Kiểm toán Nhà nước là kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước và đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.

2. Mức lương kiểm toán có đặc điểm gì?

Đặc điểm chung của mức lương kiểm toán bao gồm:

  • Được xem là việc làm thuộc lĩnh vực tài chính.
  • Công việc luôn xoay quanh các vấn đề về sổ sách.
  • Vận dụng các kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức để đảm bảo và xác minh tình hình tài chính.
  • Phản ánh đúng thực tế thì việc làm kiểm toán được xem là có thu nhập khảo sát

3. Các yếu tố thay đổi mức lương kiểm toán.

Mức lương kiểm toán không cố địch mà thay đổi dựa theo sự chênh lệch trên những yếu tố khác nhau:

Thứ nhất: Thay đổi theo kinh nghiệm.

Không thể phủ nhận rằng kinh nghiệm luôn là một trong các yếu tố quyết định mức lương không chỉ ngành kiểm toán mà còn bao gồm các ngành khác. Đối với ngành kiểm toán thì kinh nghiệm bao gồm: Xử lý và giải quyết các vấn đề tài chính, hoạch định công việc cho công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Như vậy, mức lương sẽ được phân chia như sau:

  • Mức lương khởi điểm từ 3 - 5 triệu sẽ được đề xuất đối với kiểm toán viên là sinh viên mới ra trường.
  • Mức lương từ khoảng 5 - 7 triệu đồng đối với những người có từ 1 - 2 năm kinh nghiệm.
  • Kinh nghiệm từ 3 năm sẽ có mức lương từ 7 - 10 triệu đồng.
  • Kinh nghiệm từ 5 năm trở lên thì mức lương sẽ từ 10 - 15 triệu đồng.

Thứ hai, Thay đổi theo vị trí:

  • Vị trí cũng quyết định đến mức lương của bạn. Đơn giản là nếu bạn làm ở vị trí cao hơn thì mức lương sẽ cao hơn vị trí thấp hơn. Tương tự với kiểm toán thì kiểm toán trưởng sẽ có mức lương cao hơn đối với phó kiểm toán.

Thứ ba, theo hình thức tổ chức:

  • Hình thức tổ chức kiểm toán gồm 03 loại: kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ. Như vậy, thì mỗi hình thức sẽ có mức thu nhập khác nhau.
  • Kiểm toán độc lập: là dịch vụ do các công ty kế toán - kiểm toán cung cấp những dịch vụ kiểm toán liên quan cho các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu.
    • Trung bình, kiểm toán độc lập sẽ nhận được mức lương từ 10 - 15 triệu đồng. Tùy thuộc vào số công ty mà kiểm toán đảm nhận thực hiện chuyên môn của mình.
  • Kiểm toán nhà nước: là kiểm toán làm trong cơ quan Kiểm toán Nhà nước và có trách nhiệm trong việc kiểm tra và giám sát các hoạt động tài chính của Nhà nước.
    • Mức lương kiểm toán Nhà nước sẽ dao động từ 9 - 15 triệu đồng.
  • Kiểm toán nội bộ: là những kiểm toán của chính các công ty, doanh nghiệp hiện nay và họ tự thực hiện việc kiểm toán của chính công ty mình.
    • Mức lương của kiểm toán nội bộ sẽ dao động từ 8 - 15 triệu đồng.

Thứ tư, theo địa điểm:

  • Địa điểm cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương kiểm toán. Các thành phố lớn sẽ có mức lương nhỉnh hơn so với các thành phố có mức độ phát triển.

4. Những câu hỏi thường gặp.

4.1. Những cách giúp cải thiện mức lương ngành kiểm toán là gì?

  • Nâng cao trình độ chuyên môn trong nghề: Người có trình độ cao, kinh nghiệm nhiều sẽ là một lợi thế để cạnh tranh trong ngành.
  • Khả năng ngôn ngữ tốt, biết nhiều thứ tiếng khác nhau: Ở lĩnh vực hay công việc nào cũng vậy, nếu bạn có khả năng về ngôn ngữ, bạn đã nắm chắt trong tay những tấm vé được làm việc trong những doanh nghiệp lớn đa quốc gia. Ngoài ra mức lương cho những người có ngoại ngữ luôn sẽ cao hơn những người khác.
  • Lựa chọn doanh nghiệp tốt để phát triển: Mức lương ngành kiểm toán nhìn chung là khá cao trong thị trường tuyển dụng. Tuy nhiên nếu bạn biết lựa chọn cho mình một công việc và vị trí phù hợp với khả năng, bạn sẽ dễ dàng phát triển bản thân hơn, đạt được nhiều thành tựu hơn.
  • Khả năng làm việc tốt: Để trở thành một kiểm toán viên ưu tú và được tuyển dụng với mức lương cao, bạn cần rèn luyện cho mình tính linh hoạt và khả năng đảm nhận công việc tốt. Khi hiệu quả công việc bạn làm được cao thì mức lương của bạn nhận về càng hấp dẫn.

4.2. Trợ lý kiểm toán [Assistant Auditor] là gì? 

Đây là bước đi đầu tiên để trở thành một kiểm toán viên chuyên nghiệp. Công việc của vị trí này khá đơn giản, chủ yếu là kiểm tra sổ sách, chứng từ, tham gia kiểm kê kho hay xác nhận công nợ,… khi đã có kinh nghiệm bạn có thể tham gia vào các công việc phức tạp hơn

Vị trí này khá phù hợp với các bạn sinh viên vừa mới ra trường vì nó không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm.

4.3.  Áp lực của những người làm trong nghề kiểm toán phải đối mặt là gì?

  • Thời gian: Nếu tiến độ công việc hoàn thành không đáp ứng được theo đúng quy định, kiểm toán viên sẽ dễ dàng bị stress.
  • Kiến thức: Vì phải làm nhiều công ty kiểm toán khác nhau nên kiểm toán viên phải thực hiện, trau dồi kiến thức để sao cho phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, kiểm toán cũng cần thường xuyên cập nhật về sự thay đổi của luật, chế độ…
  • Áp dụng công nghệ: Hiện tại, khoa học công nghệ đàn ngày càng phát triển và kế toán kiểm toán là công việc đang sử dụng ngày càng nhiều phần mềm để thực hiện công việc.
  • Sự đào thải khắc nghiệt: Kiểm toán là nghề có thu nhập cao tuy nhiên song hành với nó đó chính là sự cạnh tranh cực kỳ khắc nghiệt. Chẳng hạn kiểm toán cần phải đáp ứng nhiều điều kiện về thời gian, kiến thức, sự nhanh nhạy. Hay thậm chí, anh chị có thể bị xử phạt rất nặng nếu như mắc sai phạm trong nghề nghiệp, nếu nặng có thể bị tước bằng.

4.4. Kiểm toán viên nội bộ [Internal Auditor] là gì?

Internal Auditor là vị trí giúp doanh nghiệp đánh giá khách quan về hoạt động tài chính, kinh doanh. Nhiệm vụ của một Internal Auditor là kiểm soát tình hình hoạt động của công ty dựa trên việc thu nhập, xác thực các bằng chứng và mọi báo cáo đều được trình bày cho ban giám đốc.

Để trở thành Internal Auditor ngoài cần những kiến thức chuyên môn về Kế – Kiểm, Tài chính ngân hàng thì bạn cần có khả năng phân tích, đánh giá và làm việc độc lập, đặc biệt thành thạo tiếng Anh và có chứng chỉ kiểm toán do bộ Tài chính cấp là lợi thế.

Chủ Đề