Kiểm tra tiểu đường thai kỳ khi nào năm 2024

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Theo thống kê, cứ 7 phụ nữ mang thai sẽ có 1 người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Do đó, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cách hiệu quả nhất để phát hiện tình trạng này. Trong bài viết dưới đây, Huggies sẽ cùng mẹ tìm hiểu thông tin chi tiết về việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

Tại sao mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý xảy ra khi khả năng dung nạp đường trong máu của mẹ bầu bị rối loạn, dẫn đến tăng lượng đường trong máu khi mang thai. Thống kê cho thấy 25% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ do chế độ ăn uống không cân bằng.

Trong quá trình ăn uống, tuyến tụy sản xuất hormone insulin để di chuyển glucose từ máu đến các tế bào, cung cấp năng lượng. Trong thai kỳ, nhau thai sản xuất hormone gây tích tụ glucose trong máu.

Nếu cơ thể mẹ bầu không sản xuất đủ insulin hoặc ngưng sử dụng insulin đúng cách, lượng đường trong máu sẽ tăng, dẫn đến mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?

Thai phụ cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để bảo vệ sức khỏe của mẹ và con [Nguồn: Sưu tầm]

Dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc biểu hiện đặc trưng. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh không được phát hiện cho đến khi kiểm tra đường huyết trong quá trình tầm soát tiểu đường thai kỳ.

Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể trải qua những dấu hiệu sau nếu đường huyết của họ tăng cao:

  • Thường xuyên có cảm giác khát nước.
  • Số lần đi tiểu tăng nhiều so với bình thường.
  • Khát nước, miệng khô, cảm giác mệt mỏi.

Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng phổ biến khi mang thai và không nhất thiết chỉ là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến cơ sở y tế và trao đổi trực tiếp với bác sĩ.

Tham khảo thêm: Kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ mang thai đúng cách

Tại sao mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Đây là bệnh lý nguy hiểm, có nhiều diễn biến phức tạp, nên mẹ bầu nên tiến hành việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để giúp phát hiện bệnh kịp thời và điều trị. Các tác động mà bệnh này có thể gây ra cho mẹ bầu và thai nhi như sau:

Tác động của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ bầu

  • Với chứng đa ối, tử cung nhanh chóng to ra, gây tổn thương cho hệ tuần hoàn và hô hấp của mẹ.
  • Làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật ở phụ nữ mang thai.
  • Làm gia tăng nguy cơ sảy thai, sinh non ở mẹ bầu.
  • Kéo dài thời gian sinh con, tăng nguy cơ chấn thương và chảy máu sau sinh.
  • Tỷ lệ sinh mổ cao và rối loạn đường huyết dễ dẫn đến hôn mê sâu.

Tác động của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi

  • Tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh.
  • Không phát triển.
  • Thai chết lưu.
  • Trẻ sau sinh bị vàng da, béo phì, suy hô hấp,…

Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai

Khi có dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ, mẹ cần làm xét nghiệm ngay [Nguồn: Sưu tầm]

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào?

Việc tầm soát tiểu đường thai kỳ là rất cần thiết, do đó những phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai là nên chú ý đến thời gian khám sàng lọc phù hợp với mình.

Từ lần khám tiền sản đầu tiên, các mẹ bầu sẽ được bác sĩ sản khoa đánh giá nguy cơ. Theo đó:

  • Phụ nữ có thai không có yếu tố nguy cơ: Đo đường huyết lúc đói, nếu kết quả bất thường [92 mg /dL hoặc cao hơn] thì mẹ nên sàng lọc bằng xét nghiệm dung nạp glucose khi tuổi thai 24-28 tuần.
  • Thai phụ có yếu tố nguy cơ: Sàng lọc xét nghiệm dung nạp glucose khi khám thai lần đầu hoặc trong 3 tháng đầu. Ngay cả khi kết quả bình thường, xét nghiệm vẫn nên được lặp lại trong khoảng thời gian từ tuần thứ 24 đến 28 của tuổi thai.

Thời điểm được khuyến nghị là tuổi thai từ 24 đến 28 tuần. Lúc này, nhau thai phát triển đầy đủ nhất, tăng sản xuất hormone kích thích bài tiết glucagon, giảm đề kháng insulin, giảm dự trữ, tăng phân giải glycogen ở gan thành glucose, làm giảm dung nạp glucose ở các mô ngoại vi. Kết quả là lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng cao.

\>> Bí kíp cho mẹ:

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, ngoài việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thì chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Bên cạnh đó, hãng tã, bỉm Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng [Nguồn: Huggies]

Tham khảo thêm:

  • Có thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
  • Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần tuổi

Bất kỳ người phụ nữ nào khi mang thai đều có khả năng bị mắc tiểu đường thai kỳ [Nguồn: Sưu tầm]

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Phương pháp 1 bước

Thai phụ thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống 75g [75-g OGTT]. Sau đó, nồng độ glucose trong huyết tương đo được 1 giờ và 2 giờ sau khi uống, khi bụng đói và thai được 24-28 tuần ở phụ nữ mang thai chưa được chẩn đoán bệnh tiểu đường. Phương pháp xét nghiệm này được thực hiện vào buổi sáng sau khi nhịn ăn qua đêm ít nhất 8 giờ. Thai phụ được chẩn đoán mắc bệnh nếu chỉ số đường huyết GI [chỉ số tiểu đường thai kỳ] như sau:

  • Đường huyết lúc đói khi làm nghiệm pháp ≥ 92 mg/dL [5,1 mmol/L].
  • Sau 1 giờ: Đường huyết là 180 mg/dl [10,0 mmol/L].
  • Sau 2 giờ: Đường huyết là 153 mg/dl [8,5 mmol/L].

Phương pháp 2 bước

  • Bước 1: Thực hiện nghiệm pháp đường huyết uống glucose 50g [glucose loading test: GLT]: Uống 50g đường glucose [trước đó không nhịn ăn], đo đường huyết vào 1 giờ, từ tuần thứ 24 đến tuần 28 của thai kỳ đối với phụ nữ không có chẩn đoán bệnh tiểu đường trước đó.

Theo đó, nếu đường huyết đo được 1 giờ sau khi uống là 130 mg/dL, 135 mg/dL hoặc 140 mg/dL [7,2 mmol/L, 7,5 mmol/L, 7,8 mmol/L] thì tiếp tục với thử nghiệm dung nạp đường uống 100g.

  • Bước 2: Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống 100g [100g OGTT] khi mẹ đang đói. Mẹ bầu uống 100g glucose pha với 250 - 300ml nước, đo đường huyết khi đói và lúc 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ sau khi uống glucose.

Bệnh tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán khi ít nhất 2 trong 4 mức đường huyết tương đáp ứng hoặc vượt quá các ngưỡng sau:

Tiêu chí theo Carpenter/ Coustan

Tiêu chí theo National Diabetes Data Group

Thời điểm khi đói

95 mg/dL [5,3 mmol/L]

105 mg/dL [5,8 mmol/L]

Thời điểm 1 giờ

180 mg/dL [10,0 mmol/L]

190 mg/dL [10,6 mmol/L]

Thời điểm 2 giờ

155 mg/dL [8,6 mmol/L]

165 mg/dL [9,2 mmol/L]

Thời điểm 3 giờ

140 mg /dL [7,8 mmol/L]

145 mg/dL [8,0 mmol/L]

Mẹ bầu sẽ được thực nghiệm nghiệm pháp dung nạp đường glucose theo 2 bước [Nguồn: Sưu tầm]

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền?

Hiện nay, việc xét nghiệm tiểu đường nói chung, đặc biệt là xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện ở nhiều cơ sở y tế. Nhìn chung, phạm vi cho bài kiểm tra này là khoảng 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Thiết bị y tế: Tại các cơ sở y tế lớn, trang thiết bị hiện đại và quy trình chuẩn quốc tế thường làm tăng chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, giá kiểm tra sẽ đi đôi với chất lượng. Dịch vụ xét nghiệm tại các cơ sở này thường rất tuyệt vời, đảm bảo kết quả chính xác và bảo lãnh phát hành kỹ lưỡng hơn.
  • Gói kiểm tra: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện trong những lần khám tiền sản thường xuyên. Nếu mẹ bầu đăng ký theo gói thì chi phí sẽ thấp hơn so với xét nghiệm độc lập.

Thai phụ nên chọn xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại cơ sở y tế uy tín. Y sĩ có kinh nghiệm xét nghiệm và kiểm tra, sàng lọc, chăm sóc thai nghén. Điều này giúp phát hiện và điều trị sớm các bất thường và đảm bảo mức độ an toàn cao nhất cho mẹ và bé.

Hầu hết các trường hợp tiểu đường thai kỳ nhẹ có thể được giải quyết bằng chế độ ăn uống, tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý. Ở những phụ nữ mang thai bị bệnh nặng hơn, nguy cơ gia tăng các biến chứng được theo dõi chặt chẽ. Điều này giúp đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và con bằng các biện pháp ngăn chặn nhanh chóng và hiệu quả trong trường hợp có biến chứng.

Tham khảo thêm:

  • Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Thực đơn cho bà bầu
  • Cách chăm sóc mẹ bầu và trẻ sau sinh đúng cách

Những thông tin cung cấp trong bài viết này không phải là chẩn đoán y khoa. Nếu mẹ có các biểu hiện ở trên hoặc nghi ngờ mắc bệnh thì nên làm các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại các cơ sở y tế. Huggies chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh! Nếu các mẹ bầu có thắc mắc gì, hãy truy cập ngay Mang thai của Huggies nhé!

Khi nào thì xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Tuần thai thứ 22-24 là thời điểm mẹ bầu cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm thử glucose trước tiên để sàng lọc các nguy cơ xem có cần kiểm tra tiếp hay không.

Nhịn ăn bao lâu trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Theo các chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Bắc Hà cho biết: Để có 1 kết quả đường huyết chính xác khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thì mẹ bầu cần nhịn đói ít nhất 6-8 tiếng trước khi lấy máu.

Làm gì trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Trước khi làm xét nghiệm, thai phụ cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ, nhưng không quá 12 giờ. Thai phụ sẽ được lấy máu vào 3 thời điểm khác nhau: Lần 1: Thai phụ được lấy máu ngay khi đói; Lần 2: Thai phụ sẽ được uống nước có pha glucose trong vòng 3-5 phút.

Tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu thì hết?

Tiểu đường thai kỳ có thể tự khỏi sau khi sinh khoảng 3 – 4 tháng. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ và thai nhi, mẹ bầu cần có những biện pháp để giảm biến chứng bao gồm: Xây dựng nguyên tắc ăn uống khoa học: Giảm đường, tăng vitamin, bổ sung đạm và chia nhỏ bữa ăn.

Chủ Đề