Kinh nghiệm học trường chuyên

Featured image (ảnh đại diện của bài): Hịp Hịp (Trân trọng cảm ơn tác giả đã lưu lại những hình ảnh rất đẹp của trường Lê Hồng Phong)

Kinh nghiệm học trường chuyên


Vào tháng 06/2020, mạng xã hội Việt Nam xôn xao sau khi Phó giáo sư  Tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) bày tỏ ý kiến trên trang cá nhân Facebook (FB): Với tất cả tấm lòng của một cựu học sinh trường chuyên Amsterdam, tôi mong muốn hãy dẹp bỏ trường chuyên và bán cho tư nhân.Từ đây, nảy ra những cuộc tranh luận không hồi kết về việc Có nên học trường chuyên hay không?, từ những người làm trong ngành giáo dục cho đến những phụ huynh, học sinh, từ những người đã từng học trường chuyên và những người chưa từng học trường chuyên. Chưa bàn đến việc đúng hay sai của quan điểm này, khoan hãy ném đá hay đồng ý hoàn toàn với PGS.TS Nguyễn Đức Thành, hoặc là đối với những quan điểm khác. Nguyên văn bài viết của ông (tính đến tháng 11/2020) không tìm thấy trên FB nữa, có thể bài đã bị ẩn hoặc xóa đi, nhưng những quan điểm trái chiều về việc học trường chuyên thì còn mãi.Có nên học trường chuyên hay không? đã là một chủ đề luôn được quan tâm từ rất lâu, không phải đến lúc PGS.TS Nguyễn Đức Thành nêu ý kiến thì việc này mới nổi lên. Khi nhắc đến hệ thống trường chuyên ở Việt Nam, mọi người thường nghĩ đến trường cấp 3  hệ thống cấp Trung học phổ thông (THPT). Trong loạt bài viết này, tôi cũng chỉ tập trung vào trường chuyên cấp 3, cụ thể là Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (LHP) TP.HCM, nơi tôi đã theo học trong 3 năm lớp 10  11  12.Hiểu về trường chuyênHệ thống trường THPT chuyên ở Việt Nam khá đa dạng, trải dài trên tất cả tỉnh thành ở cả nước. Theo Báo Thanh niên, năm học 2018  2029, tất cả 63 tỉnh, thành phố đều đã có trường chuyên. Hệ thống trường chuyên gồm: 76 trường chuyên (71 trường trực thuộc Sở GD-ĐT, 5 trường thuộc cơ sở giáo dục đại học); 11 khối chuyên (9 khối chuyên thuộc trường THPT, 2 khối chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học).Điều này có nghĩa, tùy thuộc bạn ở tỉnh/thành nào, bạn muốn thi vào trường nào, thì sẽ có phương thức thi tuyển khác nhau. Ví dụ, ở TP.HCM, hệ thống trường chuyên gồm:Trường chuyên trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD  ĐT) TP.HCM- Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (LHP)- Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (TĐN)Trường chuyên trực thuộc cơ sở đại học- Trường Phổ Thông Năng Khiếu  Đại học Quốc gia TP.HCM (PTNK)- Trường Trung học Thực hành  Đại học Sư Phạm TP.HCM (THSP)Trường THPT trực thuộc Sở GD  ĐT TP.HCM có lớp chuyên- Trường THPT Mạc Đĩnh Chi- Trường THPT Nguyễn Hữu Huân- Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền- Trường THPT Gia ĐịnhNgoại trừ trường THPT chuyên trực thuộc đại học (PTNK và THSP), đối với những trường còn lại kể trên, nếu bạn muốn thi vào lớp chuyên, phải thi chung đề tuyển sinh lớp 10 ba môn Toán  Văn  Anh và môn chuyên do Sở GD  ĐT ra đề. Muốn thi vào PTNK hoặc THSP thì bạn sẽ thi một kì thi khác, do trường đó ra đề. Tỉ lệ học sinh trường chuyên chiếm khoảng 2% trên tổng số các học sinh THPT toàn quốc. Vì vậy, tỉ lệ cạnh tranh rất cao. Ai cũng phải thi và kết quả dựa trên điểm số bài thi, không phải dựa trên học bạ cấp THCS. Còn chuyện chạy chọt, hối lộ để được vào trường chuyên, lớp chuyên, ví dụ cụ thể là chạy chọt tiền bạc để vào được trường LHP, thì tôi không biết. Mà một khi không biết điều gì, thì đừng nên nói về nó, đừng nên lạm bàn về nó.Để vào được trường chuyên thì rất khó, đòi hỏi có sự ôn luyện lâu dài và khả năng thực sự của người học. Nếu như bạn đậu vào trường mà không phải bằng thực lực, trước sau gì bạn cũng sẽ bị đào thải.  -Sau khi PGS.TS Nguyễn Đức Thành nêu ý kiến hãy dẹp bỏ trường chuyên, các trang mạng xã hội và báo chí nổ ra những cuộc tranh luận không ngừng nghỉ. Là một người từng học trường chuyên, lớp chuyên, tôi cũng quan tâm chứ. Dạo một vòng những bài viết trên báo mạng, cụ thể là VnExpress, Tuổi Trẻ và Thanh Niên, tôi nhận thấy có rất nhiều bình luận mang định kiến về việc học trường chuyên, mà những định kiến này xuất phát từ những người chưa học trường chuyên bao giờ. Là một cựu học sinh chuyên Văn của trường chuyên LHP TP.HCM, có những trải nghiệm thực tế trong môi trường trường chuyên, và trên hết tôi là một học sinh bình thường trong ngôi trường này, tôi chưa bao giờ đứng nhất lớp chứ đừng nói là học sinh tiêu biểu của trường, chưa bao giờ dự thi học sinh giỏi quốc gia (nhưng có mặt trong đội tuyển dự bị của thành phố thì có tính không nhỉ?), trong bài viết này tôi sẽ nói rõ những sự thật đằng sau những định kiến(mà tôi cho là) sai lầm về trường chuyên.1. Định kiến thứ nhất: Học trường chuyên rất áp lực, nặng nhọc

Ủa sao A. không thi trường LHP. A dư sức vô được luôn đó. Thôi, mẹ A. nói vô đó sợ học không nổi.Lúc điền nguyện vọng thi tuyển sinh lớp 10, tranh thủ liếc qua tờ nguyện vọng của người bạn, tôi đã thắc mắc như thế. Bỗng dưng thấy buồn vì sẽ chẳng gặp lại bạn bè cũ nếu như tôi đậu LHP. Ngày đó, LHP là gì đó xa vời lắm, đậu thì học, không đậu thì thôi, nhưng tôi vẫn tin tôi sẽ đậu LHP và tôi rất muốn học ở nơi đây. Bố mẹ tôi thì luôn cho tôi tự do chọn lựa: Học trường chuyên thì tốt, học trường thường có lớp chuyên cũng tốt, học trường thường gần nhà thì lại tốt không kém. Nghe bạn nói thế, tôi cũng hơi sợ rồi đấy, nhưng niềm vui (trong tưởng tượng) nếu như đậu LHP đã lấn át tâm trí tôi lúc đó.Và tôi đã áp lực chuyện học tập thật. Thế mà dám phản bác lại những ý kiến bảo rằng học trường chuyên áp lực ư? Bởi vì chính tôi đã tự gây áp lực học tập, và tôi có trải nghiệm chân thật từ việc quan sát những người bạn xung quanh, tôi một mực khẳng định: Định kiến về việc học trường chuyên rất áp lực, là chưa đầy đủ thấu suốt vấn đề.Khi bạn đã vào được trường chuyên LHP, học tập hay không, chạy đua điểm số hay không, là vấn đề của cá nhân bạn, là chuyện riêng của bạn, bạn bè xung quanh không quan tâm và thầy cô cũng không để ý. Thầy cô ở cấp 3 không còn theo sát học sinh như ở cấp 2. Hơn ai hết, thầy cô ở LHP hiểu được học sinh trường này sẽ có những quyết định, những con đường của riêng. Có những bạn chân ướt chân ráo vào lớp 10 nhưng sau một tháng thì gia đình cho đi du học. Có những bạn được gia đình định hướng đi du học thì bạn chỉ cần điểm trung bình vừa đủ, tập trung đi học thêm tiếng Anh bên ngoài. Có những bạn yêu thích một môn học duy nhất, thì chỉ cần tập trung vào mỗi môn đó, mỗi việc đó. Có bạn quyết định đi du học Úc ngành đầu bếp, vì vậy lớp 12 chẳng cần quan tâm việc học trên lớp. Điều này còn dựa vào ý chí, nguyện vọng và cá tính của mỗi học sinh. Còn đối với những học sinh bình thường như tôi đây, học hết cấp 3 thì học đại học ở Việt Nam, thì tập trung học những môn chính. Áp lực cũng có chứ,thấy bạn bè xung quanh sao mà giỏi thế, chẳng cần đi học thêm mà cũng được học sinh giỏi, tôi hốt hoảng, lo sợ, cảm thấy tự ti, buồn bã lắm chứ. Nhưng rồi, ai bắt tôi học? Ai bắt tôi chạy theo danh hiệu học sinh giỏi? Ai bắt tôi đi học thêm? Ai bắt tôi thức khuya? Chẳng có ai cả. Chỉ có mỗi tôi bắt tôi làm những việc đó. (Tôi sẽ nói rõ hơn vấn đề này ở kỳ sau nhé).Học trường chuyên rất áp lực và nặng nhọc?Đúng, nhưng chưa đủ. Điều này còn tùy thuộc vào việc bạn học sinh ấy định nghĩa bản thân là ai, mục tiêu học tập của bạn là gì, hoàn cảnh xung quanh bạn như thế nào và bạn có những khái niệm gì về việc đi học. Áp lực hay không là do mỗi người tự định nghĩa, hoặc tự gây ra áp lực. Tôi đã từng áp lực về việc học trên lớp lắm. Bây giờ nhắc lại, mẹ tôi luôn nói: Hồi xưa học LHP nặng nhọc lắm chứ bộ. Nhưng tất cả đều do tôi tự gây ra.Tôi thấy bạn bè xung quanh giỏi quá, tôi lo sợ. Tôi không hiểu bài trên lớp, tôi áp dụng nguyên xi cách học hồi cấp 2 là đi học thêm một cách máy móc, rập khuôn. Tôi muốn có danh hiệu học sinh giỏi, tôi phải đi học thêm một môn học không cần thiết. Vì sao? Vì tôi đã muốn như thế.Bạn có biết vào thời của tôi, môn GDCD năm lớp 10 tôi học với người thầy, mà mãi sau khi ra trường tôi mới biết, học sinh viết gì trong bài kiểm tra cũng sẽ được 8 điểm, quan trọng là trả lời đúng câu hỏi trắc nghiệm thì mới được 9 điểm. Bạn có biết ở LHP thời của tôi, học sinh lớp 12 học những môn Sử, Địa, GDCD, Công nghệ rất nhẹ nhàng, giáo viên hoàn toàn không gây áp lực hoặc diễn ra những cảnh truy bài, khảo bài đầu giờ. Bạn có biết đặc sản của khối 12 trường LHP là học môn Giáo dục quốc phòng (Quân sự) trong vòng 2  3 ngày, để trong năm không cần học môn đó nữa, dành thời gian cho những môn khác. Bạn có biết vào khoảng tháng 10, học kỳ 1 sau khi kết thúc kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố để lập đội tuyển thi quốc gia, tất cả các học sinh lớp chuyên khối 12 sẽ không đi học trái buổi nữa, chỉ còn một ngày học trái buổi là Thể dục và Tin học. Khi tôi so sánh lịch học năm cấp 3 của tôi với em trai tôi bây giờ (em học trường thường), tôi có thể khẳng địnhtrường LHP tổ chức học 2 buổi ít hơn hẳn so với những trường khác trong thành phố.Bạn có biết học Nghề năm lớp 11, tùy theo lớp mà trường sẽ xếp môn Nghề. Thường thì lớp chuyên tự nhiên học môn Điện, lớp không chuyên học Nhiếp ảnh, lớp Chuyên Văn của tôi năm đó học Nấu ăn. Và chúng tôi không cần tham dự kỳ thi Nghề, vì đây chỉ là kỳ thi để cộng điểm vào thi tốt nghiệp, mà trường LHP vô cùng tự tin về việc học sinh đậu tốt nghiệp 100%.Là một người tự gây áp lực cho bản thân khi học trường chuyên, tôi khẳng định: Học trường chuyên không hề áp lực và mệt nhọc như nhiều người vẫn nghĩ. Áp lực hay không là do chính bản thân mỗi học sinh (và phụ huynh nếu có).Học sinh thời nào, trường nào cũng có áp lực riêng. Với chương trình học như thế này, thật hiếm (nhưng đương nhiên là sẽ có) để tìm thấy một bạn học sinh không có áp lực học tập. Không áp lực việc này thì cũng áp lực việc khác. Sau này ra đời còn nhiều áp lực hơn. Tôi cảm ơn trường chuyên đã cho tôi làm quen với áp lực trong cuộc sống.2. Định kiến thứ hai: Trường chuyên chỉ chạy đua thành tích, học sinh cắm mặt vào luyện đề thi đội tuyểnChưa đúng.Sự thật là, học sinh đậu vào trường chuyên, lớp chuyên đã khó, việc duy trì lớp chuyên và dạy môn chuyên một cách đại trà còn khó gấp bội. Vào năm học 2015 -2016 (năm tôi học lớp 10), Sở GD  ĐT TP.HCM ra quy định: Trường THPT chuyên thuộc quản lý của Sở GD phải có số lượng học sinh lớp chuyên chiếm tỷ lệ 60  80% số học sinh toàn trường (Con số phần trăm chính xác tôi không nhớ, nếu ai biết thì bảo tôi nhé. Nhưng sự thật vẫn là Sở GD yêu cầu số lượng học sinh lớp chuyên của trường chuyên phải chiếm phần nhiều nhất so với toàn trường). Vì vậy, mới có việc sinh ra 2 lớp chuyên: Lớp chuyên 1 và lớp chuyên 2 (Ngoại trừ lớp chuyên Tin, chuyên Sinh, và một số lớp chuyên mới khác). Ví dụ: Lớp 10CV1, lớp 10CV2, lớp 10CT1, lớp 10CT2, Mỗi lớp chuyên trung bình khoảng 25  30 học sinh. Tuy nhiên, vào học kỳ 2 của lớp 10, lớp chuyên 2 sẽ không học môn chuyên nữa, mà trở thành một lớp ban xã hội hoặc ban tự nhiên như lớp không chuyên khác. Cái tên chuyên 2 vẫn giữ lại, chỉ là các bạn không học nhiều ngày trái buổi, số lượng các tiết môn chuyên không nhiều (hoặc không tổ chức dạy chuyên) như lớp chuyên 1.Lớp chuyên 1 có khoảng 20  30 học sinh, nhưng có phải tất cảhọc sinh của lớp chuyên phải học đội tuyển, phải thi học sinh giỏi thành phố (HSG TP), học sinh giỏi quốc gia (HSG QG)? Không. Lớp 10CV1 của tôi năm đó có 36 bạn, thì chỉ có 1  2 bạn thi Olympic 30/4. Lớp 11CV1 của tôi năm đó có 30 bạn, tất cả thành viên trong lớp đều thi chọn đội tuyển thành phố với tâm thế háo hức (vui là chính, chiến thắng là mười ^^), 3  4 bạn thi Olympic 30/4, một bạn trong số 4 bạn kia thi quốc gia đạt giải. Lớp 12CV1 của tôi năm đó có 28 bạn, tất cả thành viên trong lớp đều thi chọn đội tuyển thành phố vào học kỳ 1, có một bạn đậu đội tuyển để thi quốc gia, một bạn đậu đội tuyển dự bị là tôi. Học kỳ 2, tất cả thành viên trong lớp chuyên 1 và chuyên 2 đều thi chọn học sinh giỏi thành phố, với tâm thế thoải mái, có giải thì vui, không có giải đương nhiên là buồn chứ, nhưng vì chính bản thân họ chứ không phải vì giáo viên bắt ép học sinh phải có giải, hoặc xảy ra trường hợp giáo viên tuồn đề trước để học sinh LHP có giải bằng mọi giá. Ngoài ra, vào kỳ thi chọn HSG TP lớp 12, bạn học lớp không chuyên được quyền đăng kí thi.Như thế có nghĩa,trong tổng số học sinh lớp chuyên, có rất ít bạn học đội tuyển và dự thi kỳ thi HSG QG,chiếm tỉ lệ 0,03% hoặc 0,05%. Bạn muốn học đội tuyển hoặc dự thi HSG, bạn cần có niềm đam mê và năng lực trước đã. Bạn không muốn học, không muốn thi, thầy cô không ép bạn, không ai ép bạn được. Thầy cô cũng chẳng muốn ép học sinh, vì chính thầy cô mới là người hiểu rõ nhất: Khó có thể đào tạo học sinh chuyên một cách đông đúc, đại trà. Với một lớp 30 học sinh, đào tạo chuyên sâu ít hiệu quả hơn so với giảng dạy một nhóm nhỏ (5  10 học sinh). Đào tạo chương trình chuyên cần chất lượng chứ không phải số lượng. Dạy chuyên cần sự tâm huyết của giáo viên. Học chuyên cần sự đam mê và năng lực của học sinh. Thích thì học, không thích thì thôi. Giáo viên phát hiện năng lực của học sinh, gợi ý và khuyến khích các em vào đội tuyển, nhưng vào hay không là do em học sinh quyết định.Dù vậy, không thể nói được giáo viên chỉ chăm lo cho các học sinh đội tuyển, mà bỏ bê những học sinh còn lại của lớp chuyên. Trong suốt 3 năm cấp 3, tôi và các bạn cùng lớp vẫn học chương trình chuyên giống nhau, chỉ có bạn nào thi Olympic 30/4 hoặc học đội tuyển HSG TP để thi QG thì mới học tăng tiết nữa thôi. Tôi yêu những giờ Văn chuyên đó. Tôi yêu thích việc học ở lớp Chuyên 1.Nhờ học ở trường LHP lớp chuyên Văn, tôi mới có cơ hội học với những thầy cô giỏi giang, nổi tiếng. Bạn có biết những thầy cô này là đối tượng được săn đón bởi biết bao học sinh toàn thành phố để có được một suất học thêm. Vậy mà, ở LHP, tôi nghiễm nhiên gặp các thầy cô hàng ngày, được thầy cô dạy bảo kỹ lưỡng và được nghe những câu chuyện chỉ có chuyên Văn mới hiểu và cảm nhận được. Tôi yêu thích việc học chuyên. Tôi được tiếp xúc với những sách vở, tài liệu quý giá. Mặc dù học chuyên Văn, khi nhìn những tờ đề cương được viết sẵn của những học sinh trường khác, tôi thấy lạ lẫm lắm, bởi vì suốt 3 năm cấp 3 hầu như chưa bao giờ tôi động vào những đề cương mẫu như thế (Cũng có lúc, mời bạn đón xem kỳ sau). Tôi được tự do tìm kiếm sách vở, tài liệu theo ý thích. Tôi được viết những gì tôi hiểu, những gì tôi muốn. Cá nhân tôi vẫn tin rằng, nhờ những lời văn hơi quái tôi đã viết trong bài thi chọn đội tuyển thành phố, bàn về vấn đề công bằng trong cuộc sống, tôi mới đậu vào đội tuyển dự bị, mặc định được giải nhất thành phố và không cần tham dự kỳ thi HSG TP vào học kỳ 2 lớp 12.Vẫn có những người học lớp chuyên nhưng không yêu thích việc học chuyên. Lớp tôi vẫn có những người bạn không mặn mà với việc học chuyên. Nhưng đó chỉ là những gì tôi nhìn thấy ở mặt ngoài thôi. Còn sâu trong thâm tâm của họ, suy nghĩ của họ như thế nào, làm sao tôi biết? Làm sao tôi đánh giá được bạn ấy thích hay ghét học chuyên chỉ qua vài lần tiếp xúc và quan sát một cách chóng vánh? Học lớp chuyên nhưng thích học chuyên hay không, thi HSG hay không, là chuyện của cá nhân học sinh, thầy cô không ép uổng.Trường chuyên bị bệnh thành tích, bảng điểm của học sinh toàn là 10? Bảng điểm đúng là toàn 10, nhưng chỉ là khi bạn thi Olympic, bạn thi HSG QG hoặc một số kỳ thi khác. Công bằng ở đâu ra? Rồi còn những học sinh còn lại trầy trật học thì sao? Bạn có thể nói Công bằng chính là ở đấy, hoặc là Cuộc sống không có gì là công bằng. Bạn hãy chấp nhận điều đó. Cuộc sống này vận hành như thế đấy. Học đội tuyển chiếm nhiều thời gian và rất cực nhọc. Vừa mất tiết trên lớp, lại vừa mất thời gian làm thêm bài ở nhà, vậy mà chúng ta vẫn đòi học sinh phải hoàn thành tốt những môn học khác trên lớp nữa ư? Thế thì làm sao họ chuyên tâm vào môn yêu thích, vào môn chuyên, vào việc thi HSG? Họ đã bỏ công sức để học và luyện thi, họ học đội tuyển vì họ thích như thế, họ chứng tỏ năng lực và đam mê, họ mang về những giải thưởng cho chính họ và cho nhà trường, thì họ xứng đáng được hưởng điểm. Nếu bạn là một học sinh dự thi đội tuyển và được hưởng điểm tối đa, thường xuyên được lọt top của lớp và nhận học bổng, những người xung quanh không học trường chuyên nhưng lại xét nét bạn, hãy tự hào nhé vì đó là bằng chứng cho nỗ lực không ngừng nghỉ của bạn. Bạn xứng đáng với điều đó.(Bật mí: Vẫn có trường hợp đã được hưởng điểm nhưng tổng điểm trung bình vẫn là học sinh khá. Lại nói trường LHP học bạ toàn 10 nữa đi. Và hơn hết, điểm phẩy của học sinh LHP không nhiều người được trên 9.0, đề khó quá mà. Trong khi những trường khác điểm phẩy 9.0 là điều hoàn toàn phổ biến).3. Định kiến thứ ba: Học sinh trường chuyên học lệch, không có kiến thức toàn diệnAi mà chẳng học lệch :) Đối với những học sinh bình thường như tôi, học xong cấp 3 thì vào đại học ở Việt Nam, làm sao có thể vượt qua kỳ thi đại học mà không cần tập trung chuyên sâu vào 3 môn thi chính? Với cấu trúc đề thi như thế, không tập trung học hành từ năm lớp 10 thì làm sao có kết quả đúng như ý muốn? Bộ GD ra đề thi kiểu đó, buộc lòng học sinh phải chuyên tâm tối đa vào các môn chính thì mới có thể giải được những bài tập, đề thi, đậu đại học, nhưng đồng thời Bộ GD cũng muốn các học sinh phải hiểu biết, giỏi giang toàn diện tất cả các môn còn lại, mà kết quả đánh giá lại chỉ dựa vào điểm số trên lớp. Chỉ dựa vào điểm số trên lớp, trên bài thi mà có thể nói được em học sinh này có hoặc không có kiến thức toàn diện Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa, GDCD, Công nghệ, Tin học, Quốc phòng? Chỉ tập trung vào 3 môn thi đại học thì cũng bị nói, mà học giỏi đều toàn diện thì còn lâu mới có đủ thời gian để học tốt. Ủa học sinh chúng tôi biết phải làm sao bây giờ?Khi tôi đặt vấn đề như trên, tôi chỉ muốn nói với các bạn còn ngồi trên ghế nhà trường,bạn hãy tập trung vào mục đích của mình, đừng quan tâm đến những đồn đại, xét nét xung quanh. Sự kiên định, ý chí, quyết đoán đều bắt đầu từ đây. Nếu bạn có ý định đi du học, mong bạn tập trung vào quá trình hoàn thiện hồ sơ, đặc biệt là khi bạn muốn có học bổng. Nếu bạn muốn thi vào trường đại học nào đó ở Việt Nam, mong bạn chuyên tâm vào 3  4 môn chính của khối thi. Nếu bạn có dự định nào khác, ví dụ như hết cấp 3 thì học nghệ thuật, kiến trúc, vẽ, biên kịch, làm phim, mong bạn chuyên tâm vào việc chuẩn bị cho những con đường tương lai đó.Khi nói chỉ chuyên tâm vào mục tiêu, không có nghĩa học sinh lơ là, bỏ bê hoặc khinh thường những môn học còn lại. Trái lại, những môn học ấy lại mang đến niềm vui đặc biệt cho học sinh. Như đã đề cập ở trên, việc học một số môn ở LHP tương đối nhẹ nhàng. Giờ thể dục vẫy vùng trong hồ bơi, bạn gái nào hơi lười biếng thì xin thầy cô cho nghỉ tiết đó (với lý do muôn thuở không thể từ chối của hội con gái). Không bơi thì đá banh trên sân Lam Sơn. Học Quốc phòng, tin học thì cứ ngoan ngoãn không quậy phá là thầy cô nương tay cho qua hết, thầy cô hù dọa tí thôi chứ có ai dưới điểm trung bình mấy môn đó bao giờ. Học nghề nấu ăn thì thay phiên nhau mang nguyên liệu theo, sẽ có những bạn gánh team nấu ăn cho cả nhóm, ngồi rung đùi cuối giờ là có ăn. Học Sử, Địa thì tha hồ nghe giáo viên kể chuyện. Ngay từ lớp 10, tất cả các bài thi học kỳ của trường LHP (ngoại trừ Văn) đều được ra đề trắc nghiệm, nghĩa là trường chuẩn bị cho học sinh quen dần với kỳ thi đại học. Học sinh được chia lớp theo ban hẳn hoi, ai không thích học lớp đó nữa thì cứ làm đơn xin chuyển lớp thoải mái. Gọi là trường chuyên, lớp chuyên nhưng số tiết học trái buổi vẫn ít hơn rất nhiều so với những trường khác trong địa bàn. Học sinh lớp 12 được tự do học tập, học hay không là chuyện của em, em phải biết tự học, nhà trường không có nhiệm vụ nhắc nhở, đốc thúc.Bất cứ nền giáo dục nào cũng có những mặt chưa được của nó. Có ai ở đây chưa bao giờ mong muốn thử một lần trải nghiệm môi trường giáo dục ở các nước phát triển như Mỹ hoặc các nước châu Âu? Có phải chúng ta hay nhìn về giáo dục nước Mỹ và bảo rằng Đấy, học sinh nước Mỹ họ không có học nhiều môn như ở Việt Nam. Ai thích môn gì thì học môn đó. Không có chuyện học giỏi toàn diện, học giỏi đều như ở Việt Nam. Đúng, đó có thể là mặt tốt của giáo dục nước ngoài là học sinh không cần biết hết về kiến thức toàn diện, đó chính là sự thực dụng của họ, nhưng có thể đó lại là mặt chưa tốt thì sao. Nếu không biết những kiến thức ngoài sở trường, đam mê của mình, thì cũng thiếu nhiều điều lắm rồi. Những bạn học giỏi đều ở lớp cấp 2, cấp 3 của tôi ngày xưa, họ luôn có cái gì đó đặc biệt, họ sẽ luôn là người đầu tiên gặt hái những thành công trước những người khác. Cái chưa được của giáo dục Việt Nam là chỉ đánh giá năng lực học sinh thông qua điểm số, thông qua những đề bài trong sách, trong đề cương. Nếu như tôi không thích đọc sách giáo khoa Lịch sử, không thích đọc những câu chữ, sự kiện chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong sách, nhưng tôi hay tìm hiểu lịch sử thông qua nhiều nguồn khác nhau trên Internet, xem phim về lịch sử, xem clip về lịch sử, chính trị, thì có thể đánh giá được tôi học không tốt lịch sử, đánh giá được tôi ghét môn lịch sử không?Tôi cảm ơn việc học lệch khi học tập ở môi trường LHP. Chính nhờ điều đó, tôi được tập trung vào những điều tôi yêu thích. Chúng ta vẫn thường khuyến khích cho việc theo đuổi mục tiêu, theo đuổi sở thích, đam mê, nhưng làm sao đủ thời gian để theo đuổi tất cả nếu bạn có quá nhiều mục tiêu mà không biết nên tập trung vào điều gì. Bạn có nhiều sở thích, học giỏi đều tất cả các môn là việc tốt, nhưng trước sau gì bạn cũng phải chọn 1  2 điều để dồn sức theo đuổi đến tận cùng. Mặt trái của việc học giỏi đều lại là chẳng biết mình thích điều gì, môn nào học cũng tốt, môn nào cũng thấy hay, cái gì cũng muốn thử sức, việc gì làm cũng tốt, nhưng cuối cùng lại vướng vào câu hỏi Thế thì mình giỏi điều gì nhất? Bây giờ chọn làm việc nào nhỉ?. Sau khi thử hết tất cả mọi điều, mà mỗi giai đoạn chỉ nên thử 1  2 việc thôi, chứ trong vòng một tháng mà thử làm hết tất cả thì không thể chuyên sâu được, rồi bạn cũng cần quyết định nên theo đuổi con đường nào, nên tập trung vào điều gì.4. Định kiến thứ tư: Học sinh trường chuyên đầu to mắt cận, chỉ biết cắm mặt vào học trong sách vở, không năng động, không có kiến thức xã hội, thiếu kỹ năng mềmTôi đã từng có suy nghĩ như thế. Con gái trường chuyên chắc ít ai xinh xắn nhỉ. Con trai trường chuyên toàn là đầu to mắt cận, lù đù mọt sách. Bạn bè xung quanh học hành giỏi giang thế, chắc suốt ngày chỉ nói về chuyện sách vở. Tôi đã sống với định kiến đó cho đến khi bước vào trường LHP. Học sinh thời nào cũng có những điểm chung với nhau, các em vẫn có những suy nghĩ, hành động, tâm tư tình cảm, ý tưởng, chính kiến, các em vẫn có điểm chung là tuổi trẻ nhiệt huyết. Càng học giỏi, máu liều càng cao. Càng học giỏi, học sinh LHP càng quậy theo cách của riêng các em. Lần đầu tiên tôi tham dự rất nhiều sự kiện, phong trào quy mô tầm cỡ mà ban tổ chức lại là những bạn cùng lứa. Lần đầu tiên tôi biết đến có câu lạc bộ (CLB) trong một ngôi trường cấp 3, mà rất nhiều CLB nữa là đằng khác. Tôi đã nghĩ sinh hoạt CLB thì chỉ vô đó nô đùa vui vẻ. Nhìn đội Công tác xã hội chủ nhật nào cũng chơi giải mật thư kia kìa, đội Phát thanh thì giờ ra chơi tót xuống văn phòng rồi phát nhạc cho cả trường nghe, đội Văn nghệ thì cứ luyện hát luyện nhảy là được. Thế nhưng, cuối cùng tôi đã hiểu, để có được những giờ sinh hoạt vui vẻ như thế, để mang lại những sự kiện đáng nhớ như thế, các bạn trong CLB, trong ban tổ chức đã họp với nhau hàng chục lần, làm hàng chục file Google Drive, lên danh sách, kế hoạch chương trình và hàng tỉ những công tác khác (mà bạn nào tham gia CLB ở trường đại học hoặc các bạn đã từng tham gia CLB ở trường trung học sẽ rất hiểu điều này).LHP trong tôi là trại Vươn Lên, là Festival hàng năm, là tập san Thơ văn thắp sáng, là Hạ Về, là ba năm chạy việt dã 9/1, là sân Lam Sơn, là flashmob ra trường, Thật ít đúng không, chắc chắn những kỉ niệm của tôi ít hơn hẳn những người bạn khác, bởi vì tôi từng là một học sinh rất ít tham gia các hoạt động của trường mà. Dù ít, nhưng tôi vẫn dám khẳng định rằng: Học sinh trường chuyên (và cũng như các trường khác) năng động, tích cực tham gia rất nhiều hoạt động. Càng học giỏi, các bạn càng thông minh trong các phong trào. Ai không năng động, vào đây tự khắc năng động theo, bởi vì không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của các hoạt động ở trường chuyên.Và nếu như muốn tìm hiểu thêm sự thật đằng sau định kiến Học sinh trường chuyên chỉ biết cắm mặt vào sách vở, tuổi thanh xuân bị chôn vùi trong trang sách, mời bạn ghé thăm fanpage Đoàn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong để xem những hình ảnh về các hoạt động trong trường, từ đó FB sẽ đề xuất thêm hàng chục CLB khác. Ngoài ra, để xem hình ảnh chất lượng cao về học sinh trường chuyên không có tuổi thơ, mời bạn ghé thăm fanpage LHP Photography Clubđể xem tuổi thơ của chúng tôi thực sự như thế nào.- - -Và bài viết này chính là lời phản bác của tôi dành cho những định kiến thường gặp về trường chuyên. Giới hạn của chúng ta là những gì chúng ta biết, những gì chúng ta tin. Chúng ta sẽ không bao giờ biết cuộc sống thực sự như thế nào nếu chỉ biết tin vào những định kiến có sẵn. Nếu bạn là một học sinh cấp 2 rất thích học trường chuyên nhưng đang lo sợ về những lời đồn thổi khi học ở đây, đọc bài viết này bạn có suy nghĩ gì?(Còn tiếp)

Video liên quan