Kinh nghiệm phòng trừ bệnh đạo on

Thời tiết tháng 3 - 4 DL thường hay có mưa ẩm kéo dài, cây lúa đang thì con gái nên dư thừa đạm trên lá, nguy cơ bị bệnh đạo ôn khá cao (đạo ôn lá)..

Hỏi: Lúa xuân thời kỳ cuối đẻ nhánh thường bị bệnh đạo ôn. Bệnh lan nhanh làm cháy lụi cả ruộng chỉ trong vòng 1 tuần. Xin cho biết cách phòng trừ hiệu quả?

Trả lời: Thời tiết tháng 3 - 4 DL thường hay có mưa ẩm kéo dài, cây lúa đang thì con gái nên dư thừa đạm trên lá, nguy cơ bị bệnh đạo ôn khá cao (đạo ôn lá). Cần phun thuốc phòng bệnh đạo ôn cho các giống lúa dễ nhiễm bệnh (nếp các loại, Q5, BC15...).

Nếu không phòng ngừa tốt, nấm đạo ôn sẽ phát sinh gây hại lá và cổ bông, đòi hỏi phải trừ bệnh bằng thuốc hóa học. Nên sử dụng thuốc thế hệ mới đặc trị đạo ôn vì nhiều loại thuốc cũ nấm đã kháng được. Thực tế phối trộn một trong các loại thuốc như Fuji- one, Fendy, Katana, Difusan với Kasumin đã có hiệu quả cao để trừ nấm bệnh. Kinh nghiệm còn cho thấy sau khi phun thuốc từ 1 - 2 ngày sử dụng vôi tả với lượng 10 - 15kg/sào Bắc bộ rắc sẽ cho kết quả cao để sát khuẩn và chống lây lan.

* Lưu ý:

+ Khi phun thuốc trừ nấm bệnh đạo ôn không được cộng cùng kali trắng vào bình phun như đi trừ nấm khô vằn vì kali kìm hãm nấm khô vằn nhưng lại thúc đẩy nấm đạo ôn phát triển.

+ Không nên bón đạm hoặc các chất kích thích trong lúc cây bị bệnh vì làm vậy bệnh lại càng lan nhanh.

+ Giữ nước ruộng để hạn chế tác hại của bệnh.

+ Phun thuốc phủ hết toàn bộ thân lá lúa sao cho tia thuốc phải nhỏ, mịn (phun đủ liều lượng).

+ Nếu sau phun trong vòng 4 tiếng gặp mưa thì cần phun lại.

+ Sau phun 1 tuần cần kiểm tra lại nếu thấy lá mới có vết bệnh phải phun nhắc lại lần 2 và luân phiên thuốc.

+ Những ruộng lúa đã bị đạo ôn lá thì khi lúa trổ cần phải phun thuốc phòng đạo ôn cổ bông lúc lúa thấp tho.

Hỏi: Xin chuyên gia cho biết có cách nào hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do loại sâu gây ra cho cây cam, quýt?

Trả lời: Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella) có nơi gọi là sâu đục lòn lá là một loài sâu rất phổ biến trên cây cam quýt ở nước ta hiện nay.

Sau khi nở sâu non đục ngay vào dưới biểu bì lá thành những đường hầm dài ngoằn ngèo, sống bên trong gặm ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục.

Sâu có thể phá hại trên cả hai mặt lá, trên bề mặt của chồi non và cả trên vỏ trái (thường gặp trên trái bưởi).

Nếu nặng lá sẽ bị co rúm, quăn queo, dị dạng không phát triển được, giảm khả năng quang hợp, làm cây còi cọc, (đặc biệt là cây con ở vườn ươm), thiếu dinh dưỡng, hoa trái dễ bị rụng non…

Ngoài gây hại trực tiếp, các vết đục của sâu còn là cửa ngõ cho vi khuẩn bệnh loét xâm nhập gây hại.

Để hạn chế tác hại của sâu, có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp chính như không trồng quá dầy để vườn cam quýt luôn thông thoáng; chăm sóc tốt để cây sinh trưởng khỏe mạnh, điều khiển cho cây ra đọt, lá non tập trung (để hạn chế nguồn thức ăn của sâu có mặt liên tục trên vườn cây); hạn chế phun thuốc tràn lan để bảo vệ thiên địch của sâu; kiểm tra vườn cây thường xuyên khi thấy số lá bị hại khoảng 10% trở lên thì phun thuốc diệt trừ sâu kịp thời,

Có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Visober 88.3EC, Aphophis 10EC, Soka 24.5EC, Batas 25EC, Aramectin 250EC… (về liều lượng và cách sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên nhãn thuốc)

Theo kinh nghiệm của một số nhà vườn ở Vĩnh Long, Hậu Giang… nếu phối hợp hai loại thuốc Sacophos 550EC và Sachray 200WP với nhau sẽ cho hiệu quả khá tốt.

                                                           Theo nongnghiep.vn


Page 2

Hạn chế để giống liền vụ, đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất nhằm tăng năng suất lúa

Hiện nay, trong sản xuất lúa, tỷ lệ sử dụng loại giống lúa đạt tiêu chuẩn như giống nguyên chủng, xác nhận 1, xác nhận 2 chỉ ...


Page 3

Ngộ độc hữu cơ trên cây lúa

Vừa thu hoạch lúa vụ Đông Xuân xong, trong thời gian ngắn, bà con nông dân triển khai gieo cấy vụ Hè Thu, rơm rạ và tàn dư h ...


Page 4

Kỹ thuật chăm sóc vườn Cam bù, Cam chanh thời kỳ quả non

Giai đoạn này cây Cam bù, Cam chanh rất cần nước, dinh dưỡng khoáng để hoàn thiện các cơ quan trong quả và quyết định đến nă ...


Page 5

Những biện pháp xử lý phèn hiệu quả

Phòng hiện tượng nhiễm lại phèn, nên kết hợp sử dụng phương pháp nâng cao ôxy, sử dụng vôi nung, cung cấp dinh dưỡng, sử dụn ...


Page 6

Hạn chế để giống liền vụ, đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất nhằm tăng năng suất lúa

Hiện nay, trong sản xuất lúa, tỷ lệ sử dụng loại giống lúa đạt tiêu chuẩn như giống nguyên chủng, xác nhận 1, xác nhận 2 chỉ ...


Page 7

Dinh dưỡng cho hoa lily nở to đẹp

Hoa lily là cây ôn đới, chủ yếu trồng ở các nước xứ lạnh nên với các vùng có khí hậu mát mẻ như Sapa, Mộc Châu, Tam Đảo, Đà ...


Page 8

Kinh nghiệm chọn tôm giống và nâng cao tỷ lệ sống, tăng năng suất tôm nuôi

Trong những năm qua, nuôi tôm công nghiệp (thâm canh) đã có những bước phát triển mạnh về diện tích, năng suất và sản lượng. ...


Page 9

Tập trung phòng, chống dịch lỡ mồm long móng trên đàn vật nuôi

Trong thời gian qua, tại Hà Tĩnh, dịch bệnh LMLM trên đàn vật nuôi đã xuất hiện tại nhiều địa phương, điển hình như: huyện C ...


Page 10

Tăng cường quản lý môi trường vùng nuôi tôm và chất lượng tôm giống trên địa bàn Hà Tĩnh

Năm 2017, nghề nuôi tôm trên địa bàn Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, đầu vụ nuôi dịch bệnh diễn biến phức tạp, hiện tượng tôm c ...


Page 11

Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn nặng

Nước nhiễm phèn khiến tôm, cá còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất ...


Page 12

CHĂN NUÔI THỎ LIÊN KẾT HIỆU QUẢ TỪ HƯỚNG ĐI MỚI

Vốn là một Loài có nhiều ưu điểm hơn so với một số vật nuôi khác,khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, sinh sản nhiều, ...

Không có vụ lúa xuân nào ở Nghệ An không bị bệnh đạo ôn phá hoại với nhiều mức độ thiệt hại khác nhau.

Kinh nghiệm phòng trừ bệnh đạo on

Tích cực phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Trung bình mỗi vụ lúa xuân hàng năm Nghệ An có từ 6000 - 7000 ha lúa bị bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, làm thất thiệt 10.000 - 11.000 tấn lúa. Riêng vụ xuân năm 2018 do có hàng ngàn ha lúa bị bệnh đạo ôn cổ bông nên mức độ thất thiệt là đến gần 100.000 tấn lúa.

Vì vậy việc phòng chống bệnh đạo ôn cho cây lúa trong vụ xuân luôn được ngành NN-PTNT Nghệ An đặt lên hàng đầu để các cơ sở sản xuất và bà con nông dân cảnh giác, chủ động phòng trừ kịp thời nhằm không gây ra thiệt hại lớn.

Câu hỏi đặt ra là: Vì sao ở Nghệ An trong các vụ lúa xuân, hầu như không có vụ nào không có bệnh đạo ôn xuất hiện phá hoại cây lúa từ sau khi gieo cấy cho đến khi cấy lúa trổ bông xong.

Xét về mặt địa lý mà nói, trên bản đồ Việt Nam thì Nghệ An và Hà Tĩnh nằm ở đoạn eo lỏm vào của khu vực Bắc miền Trung.

Vì vậy suốt cả mùa đông và đầu mùa xuân cứ mỗi lần xuất hiện gió mùa Đông - Bắc thì ở đoạn eo lỏm vào thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hút mạnh gió mùa Đông - Bắc vào gây mưa nhỏ, mưa phùn hoặc sương mù kéo dài nhiều ngày, ẩm độ không khí cao.

Đây chính là nguyên nhân cơ bản tạo điều kiện cho nấm bệnh đạo ôn gây hại nặng trong vụ lúa xuân hàng năm ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Việc lo phòng chống bệnh đạo ôn trên cây lúa trong vụ xuân ở Nghệ An không còn là vấn đề đột xuất mà việc phải làm thường xuyên trong cả vụ sản xuất.

Vì vậy không có vụ lúa xuân nào người nông dân không phải mang bình bơm để phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn ít nhất là 1 lần, nhiều nhất là 2-3 lần.

Từ đó, người nông dân ở những vùng thường xuyên bị bệnh đạo ôn nặng họ vừa làm theo lời khuyến cáo của cán bộ chuyên ngành BVTV, vừa tự học tập kinh nghiệm của nhau trong cách phát hiện và phòng trừ bệnh đạo ôn để họ đúc rút thành kinh nghiệm cho mình.

Đây chính là nguyên nhân thành công hiện nay trong phòng chống và hạn chế sự phát triển của bệnh đạo ôn.

Kinh nghiệm phòng trừ bệnh đạo on

Phòng chống tốt, lúa không bị đạo ôn, được mùa lớn.

Một trong những huyện "trọng điểm" về bệnh đạo ôn lúa ở Nghệ An là Hưng Nguyên. Tại huyện này mỗi năm gieo cấy 6.200 ha lúa xuân.

Vụ lúa xuân nào cũng có 70 - 80% diện tích lúa bị bệnh đạo ôn với các mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Trong đó, có ít nhất trên dưới 100 ha lúa bị bệnh đạo ôn gây cháy lụi tập trung ở các xã Hưng Tân, Hưng Phúc, Hưng Thịnh, Hưng Châu, Hưng Lợi…

Vài năm nay mặc dù vẫn có bệnh đạo ôn trên lúa, nhưng đã kịp thời ngăn chặn và không có tình trạng lúa cháy do bị bệnh đạo ôn gây hại như trước đây. Vì sao vậy?

Theo ông Hoàng Đức Ân - Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hưng Nguyên: Sở dĩ những vụ xuân 2 năm nay ở huyện Hưng Nguyên có bị bệnh đạo ôn, nhưng không gây ra tình trạng cháy lúa, làm năng suất giảm như trước đây là do chúng tôi chỉ đạo đến tận các cơ sở sản xuất và từ cơ sở sản xuất chỉ đạo đến tận người dân thực hiện tốt những việc phải làm đúng và kịp thời sau:

Một: Phát hiện bệnh đạo ôn sớm bằng cách, thường xuyên thăm đồng và mỗi lần thăm đồng là phải lội xuống ruộng dùng 2 bàn tay vạch lá lúa ra để quan sát, nhất là tầng lá thứ 2 trên xuống của cây lúa. Nếu thấy trên lá lúa có vết bệnh đạo ôn mới xuất hiện thì phải phun thuốc trừ ngay.

Nếu đi thăm đồng mà đi trên bờ ruộng quan sát qua loa thì không bao giờ thấy vết bệnh đạo ôn trên lá lúa và khi đã thấy được vết bệnh đạo ôn xuất hiện lên cả tầng lá trên cùng thì cũng là lúc vết bệnh dày đặc, lá lúa đã bắt đầu biểu hiện cháy, lúc này có phun thuốc cũng đã muộn và hiệu quả phun ít tác dụng, kém hiệu quả.

Cách làm này phải tập huấn tại ruộng cho tất cả bà con nông dân để họ biết cách phát hiện bệnh càng sớm càng tốt phòng trừ sẽ có hiệu quả.

Hai: Khi phát hiện có vết bệnh mới xuất hiện trên lá lúa thì lập tức phun thuốc ngay. Tuyệt đối không nên để chậm ngày phun thuốc, càng phun thuốc chậm ngày nào bệnh càng phát triển nhanh, mạnh ngày đó rất nguy hiểm, khó phòng trừ.

Ba: Sử dụng thuốc đặc hiệu để phun như: Beam 75WP, Kabim 30WP và Filia 35EC. Không sử dụng thuốc bán trôi nổi ngoài thị trường. Nên sử dụng loại thuốc nào Phòng NN-PTNT huyện hướng dẫn để các xã, HTX biết chỉ đạo bà con nông dân sử dụng đúng loại thuốc đó.

Bốn: Phun đủ liều lượng thuốc theo chỉ dẫn có ghi ở ngoài bao bì, nhãn mác. Nhưng khi phun phải lưu ý cho vòi phun xịt thuốc nhiều vào tầng lá thứ 2 trên xuống của cây lúa.

Năm: Riêng bệnh đạo ôn cổ bông, tốt nhất phun phòng khi lúa mới trổ le te (8 - 10%) và chỉ nên phun vào buổi chiều tối là tốt nhất. Từ cách phòng chống bệnh đạo ôn như nói ở trên, ông Hoàng Đức Ân nói: Phòng chống bệnh đạo ở cây lúa khó mà dễ. Khó là do phát hiện bệnh quá chậm, để lá lúa cháy mới biết lúa bị bệnh thì không thể phòng trừ triệt để được. Ngược lại phát hiện sớm, phòng trừ ngay thì rất dễ, hiệu quả ngay.

Tương tự như cách phòng trừ bệnh đạo ôn nói trên, đến xã Diễn Quảng, huyện Diễn Châu, nơi này 2 năm trước đây người nông dân không giám gieo cấy 2 giống lúa NA6 và AC15 vì lo sợ bệnh đạo ôn phá hoại. Còn vụ lúa xuân 2020 này, cả xã chỉ gieo cấy 2 giống lúa nói trên mà chẳng có nơi nào bị bệnh đạo ôn.

Được hỏi vì sao vụ lúa xuân này lúa vừa tốt, vừa sạch bệnh như vậy, ông Tăng Ngọc Ánh - Giám đốc HTXNN Diễn Quảng cho biết: Liên tục 2 vụ lúa xuân 2019 và 2020, mỗi vụ gieo cấy 260 ha lúa bằng các giống NA6, AC5 và nếp 97. Tất cả các giống đều rất tốt, sạch bệnh và đã trổ xong, hứa hẹn sẽ là một vụ xuân năng suất cao.

"Vì sao 2 vụ lúa xuân 2019 và 2020 ở Diễn Quảng không bị bệnh đạo ôn phá hoại nặng như trước đây là do cán bộ chúng tôi và tất cả bà con nông dân thường xuyên thăm đồng, lội ruộng quan sát kỹ từng khóm lúa từ dưới gốc lên đến ngọn, nếu có vết bệnh đạo ôn mới xuất hiện là phun thuốc phòng trừ ngay, không để bệnh phát triển và lan truyền rộng. Thuốc phun cho bệnh đạo ôn chỉ dùng các loại thuộc đặc hiệu như Beam, Kabin, Filia theo khuyến cáo của chuyên gia kỹ thuật nông nghiệp do HTXNN mời về phổ biến cho toàn dân nghe và làm theo", ông Ánh nói.

Theo Doãn Trí Tuệ/ báo Nông nghiệp