Lãi suất cho vay ngân hàng năm 2017 mới nhất năm 2022

 

2017-08-07

Vay ngân hàng để phục vụ cho các nhu cầu của cá nhân, gia đình là một trong những xu hướng được lựa chọn nhiều hiện nay. Trong đó có 2 hình thức đó là vay thế chấp [vay có tài sản đảm bảo] và vay tín chấp [vay không cần tài sản đảm bảo].

Lãi suất vay ngân hàng hiện nay

Lãi suất vay ngân hàng hiện nay thường dao động từ 6-20%/năm, con số này phụ thuộc vào từng ngân hàng, hình thức vay, ưu đãi, hoặc cách tính lãi suất. Thông thường, đối với vay tín chấp, mức lãi suất dao động từ 15-20%/năm, còn đối với vay thế chấp thì lãi suất dao động từ 6-12%/năm.

Bảng lãi suất vay ngân hàng:

Hình thức vay: Vay tín chấp    Lãi suất ưu đãi 12-15%/năm Lãi suất sau ưu đãi    15-20%/năm,    Thời gian tối đa 5 năm
Hình thức vay: Vay thế chấp    Lãi suất ưu đãi 6-8%/năm,  Lãi suất sau ưu đãi,    10-12%/năm, Thời gian tối đa 25 năm

1. Lãi suất vay ngân hàng theo hình thức tín chấp

Ưu điểm lớn nhất của hình thức vay tín chấp ngân hàng là khách hàng vay không cần phải có tài sản đảm bảo. Vay tín chấp cũng được nhiều người vay khi có công việc khẩn cấp, chưa chuẩn bị được các loại giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo.

Lãi suất vay tín chấp ngân hàng hiện nay dao động mức 15-18%/năm

Đặc biệt, vay tín chấp được ưa chuộng đối với các sản phẩm trả góp trên thị trường bởi mức lãi suất vay ngân hàng áp dụng cho khách hàng. Các chương trình ưu đãi mua hàng trả góp lãi suất 0% mà khách hàng không cần phải thế chấp tài sản. Có một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất 0% cho toàn bộ thời gian trả góp của khách hàng, nhưng cũng có những ngân hàng chỉ áp dụng mức lãi suất 0% trong thời gian đầu. Khi hết thời gian ưu đãi, mức lãi suất vay ngân hàng áp dụng thường cao hơn.

Vay tín chấp ngân hàng được cho là một hình thức vay có lãi suất cao, bởi khách hàng vay không có tài sản đảm bảo nên rủi ro cho vay là khá lớn. Với khoản cho vay linh hoạt của các ngân hàng, tối đa lên tới 500 triệu đồng [một số ngân hàng cho vay tối đa lên đến 1 tỷ đồng] thì lãi vay ngân hàng theo hình thức này cũng được áp dụng cho các mức vay khác nhau là khác nhau.

Lãi suất vay tín chấp ngân hàng ưu đãi khoảng từ 12-15%/năm và khoảng 20%/năm đối với các công ty tài chính. Khi hết ưu đãi, các ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất từ 15-20%/năm. Cách thức tính lãi suất vay ngân hàng theo hình thức tín chấp thường là tính lãi trên dư nợ giảm dần. Đây là một điều kiện có lợi dành cho người đi vay.

Vay tín chấp ngân hàng là khách hàng vay không phải có tài sản đảm bảo

Hiện tại, có rất nhiều các ngân hàng cho vay tín chấp. Một số ngân hàng phổ biến cho vay tín chấp như TechcomBank cho vay tiêu dùng tín chấp lãi suất từ 13.78%/năm với số tiền được vay tối đa lên tới 10 tháng thu nhập thực tế và không vượt quá 300 triệu đồng; Maritime Bank cho vay tiêu dùng tín chấp với lãi suất ưu đãi cho vay là 12%/năm, hạn mức cho vay tối đa là 500 triệu đồng; ANZ cho vay tiêu dùng cá nhân lên tới 500 triệu với lãi suất 15%/năm; cũng tương tự đối với VPBank, lãi suất vay ngân hàng này từ 15,6%/năm với hạn mức tối đa 500 triệu đồng...

Bảng lãi suất vay tín chấp ngân hàng

            Ngân hàng    Lãi suất ưu đãi    Hạn mức TechcomBank    13.78%/năm    300 triệu MaritimeBank    12%/năm    500 triệu ANZ    15%/năm    500 triệu

VPBank    15,6%/năm    500 triệu

Ngoài ngân hàng, các tổ chức tài chính như Home Credit cho vay tiêu dùng cá nhân không cần tài sản thế chấp với lãi suất 20,16%/năm, không yêu cầu về mức thu nhập hàng tháng, số tiền cho vay tối đa là 80 triệu đồng. FE Credit cũng cho vay tiêu dùng cá nhân với lãi suất 19,92%/năm, tối đa lên đến 70 triệu đồng hay Prudential Finance áp dụng lãi suất cho hình thức vay này là 18%/năm...

2. Lãi suất vay ngân hàng theo hình thức vay thế chấp

Để khắc phục những nhược điểm của hình thức vay tín chấp, vay  thế chấp [vay có tài sản đảm bảo] được coi là lựa chọn của rất nhiều người. Lãi suất vay thế chấp thấp hơn hẳn so với vay tín chấp, thời gian vay dài, có thể lên đến 25 năm, số tiền cho vay cũng cao hơn trong khi thủ tục, hồ sơ vay ngân hàng không phức tạp hơn so với các hình thức vay khác.

Lãi suất vay thế chấp ngân hàng thấp hơn hẳn so với vay tín chấp

Lãi suất vay ngân hàng hiện nay theo hình thức vay thế chấp dao động trong khoảng từ 10%-12%/năm. Hơn nữa, hình thức vay này thường xuyên được các ngân hàng triển khai các chương trình khuyến mại, ưu đãi về quà tặng, lãi suất nên mức lãi suất áp dụng trong thời gian đầu vay thế chấp rất thấp từ 6-8%/năm mà thôi.

Hiện nay, các ngân hàng lớn như BIDV cho vay thế chấp mua nhà ở/đất ở, sửa chữa, cải tạo nhà ở chỉ với lãi suất 7%/năm trong thời gian áp dụng các chương trình khuyến mại, lãi suất vay ngân hàng VietinBank áp dụng cho sản phẩm vay kinh doanh ưu đãi chỉ với lãi suất từ 7%/năm. Một số ngân hàng khác như Maritime Bank cũng cho vay mua xe với lãi suất chỉ từ 6,99%/tháng trong thời gian ưu đãi, VIB ưu đãi cho vay mua xe lãi suất từ 7,6%/năm...

Đối với vay tiêu dùng, vay thấu chi thế chấp nhiều ngân hàng cũng áp dụng mức lãi suất vay khá hợp lý. Ngân hàng OCB ưu đãi cho vay tiêu dùng thế chấp với lãi suất ưu đãi chỉ 5,99%/năm, ABBank cho vay tiêu dùng, vay mua nhà/đất, xây/sửa nhà, vay mua xe ô tô với lãi suất ưu đãi chỉ 6,49%/năm...

Bảng lãi suất vay thế chấp ngân hàng:

Ngân hàng    Lãi suất ưu đãi    Hạn mức BIDV    7%/năm    100% TSĐB Vietinbank    7%/năm    70% nhu cầu MaritimeBank    6,99%/năm    80% TSĐB VIB    7,6%/năm    80% nhu cầu vốn OCB    5,99%/năm    100% BĐS

ABBank    6,49%/năm    85% TSĐB

Vay tín chấp theo lương chuyển khoản

Vay tín chấp theo lương chuyển khoảny lên tới 15 lần lương, số tiền vay lên tới 900 triệu không cần thế chấp tài sản, lãi suất ưu đãi từ 0,6/ tháng

=>>> Xem thêm:Vay tín chấp theo lương chuyển khoản 



Sinh viên được vay tối đa bao nhiêu tiền?

[ĐCSVN] - Bạn đọc Lê Hoằng Bá Huyền, sống tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa hỏi: Chi phí học tập bình quân của một học sinh sinh viên tại các thành phố lớn liên tục tăng thời gian qua, tạo áp lực không nhỏ lên các gia đình, đặc biệt ở vùng nông thôn. Xin hỏi tới đây Chính phủ có chính sách gì mới nhằm hỗ trợ các đối tượng nói trên?

Trả lời:

Ngày 23/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 05/2022/QĐ-TTg [Quyết định 05] sửa đổi, bổ sung [lần thứ 8] một số Điều của Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên [HSSV]. Theo đó, mức vốn cho vay tối đa được điều chỉnh từ 2.500.000 đồng/tháng/HSSV [Quyết định 1656/QĐ-TTg] lên 4.000.000 đồng/tháng/HSSV [Khoản 2 Điều 1 Quyết định 05].

So với mức vốn cho vay năm 2007 là 800.000 đồng/tháng/HSSV, sau 15 năm mức vốn cho vay đã tăng được 3.200.000 đồng/tháng/HSSV. Từ năm 2019 đến nay, mức vốn cho vay được điều chỉnh tăng luôn lớn hơn 60%, cụ thể, năm 2019 tăng khoảng 66,6% so với 2017 và năm 2022 tăng 60% so với 2019.

Quy định mới về cho vay với học sinh, sinh viên có hiệu lực từ tháng 5/2022 [Nguồn: vietnamnet.vn]

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, mức cho vay 2.500.000 đồng/tháng/HSSV mới chỉ đáp ứng 49% học phí của nhóm ngành có học phí cao nhất và 38,5% nhu cầu chi phí học tập. Mức chi phí học tập bình quân của một HSSV khoảng 6,5 triệu đồng/tháng đến 9,5 triệu đồng/tháng.

Còn Ngân hàng Chính sách Xã hội - VBSP [đơn vị triển khai chính sách cho vay HSSV] cho rằng, tại thời điểm 2019 mức cho vay 2.500.000 đồng/tháng/HSSV có thể đáp ứng khoảng 60% chi phí học tập. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại chỉ đáp ứng khoảng 37%, cùng với việc chi phí đang gia tăng, mức cho vay như hiện tại khó có thể hỗ trợ tốt cho các HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, Quyết định 05 [có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2022] cũng sửa đổi một số nội dung khác như:

Đối tượng được vay vốn [sửa đổi Khoản 2 Điều 2], theo đó đối tượng được vay vốn bao gồm: [a] Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động; [b] Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: [i] Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật; [ii] Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật; [iii] Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật. Như vậy, Quyết định bổ sung thêm đối tượng được vay vốn là hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật [Thông tư 07/2021/TT-BLĐTBXH và Quyết định 24/2021/QĐ-TTg].

Trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên [sửa đổi Khoản 2 Điều 9]: thời điểm đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi lần đầu tiên là kể từ ngày HSSV kết thúc khóa học 12 tháng theo quy định. Quy định mới không xét đến tình trạng việc làm của HSSV, cứ sau 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khóa học, người vay vốn [đại diện hộ gia đình của HSSV] có nghĩa vụ phải trả nợ gốc, lãi lần đầu tiên cho VBSP. Quy định mới hỗ trợ cho cán bộ của VBSP không cần phải thường xuyên theo dõi, giám sát tình trạng việc làm của HSSV trong vòng 12 tháng sau khi kết thúc khóa học.

Miễn lãi phạt trả nợ trước hạn [sửa đổi Khoản 2 Điều 9]: theo quy định mới đối tượng vay vốn có thể trả nợ trước hạn mà không phải chịu lãi phạt trả nợ trước hạn.

Tính đến ngày 31/12/2020, dư nợ cho vay HSSV của VBSP đạt 10.469 tỷ đồng, chiếm 4,6% so với tổng dư nợ, VBSP đã cho vay 44.585 HSSV có hoàn cảnh khó khăn.

Theo Nghị quyết 11/NQ-CP cả Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình; Chính phủ giao VBSP triển khai các chính sách cho vay ưu đãi, trong đó tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 3.000 tỷ đồng đối với HSSV theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007.

Sau khi Quyết định 05/2022/QĐ-TTg được ban hành, các chi nhánh của VBSP cũng ra Thông báo kịp thời điều chỉnh mức cho vay và đối tượng cho vay. Theo đó, mức cho vay tối đa áp dụng từ ngày 19/5/2022 đối các khoản giải ngân mới là 4.000.000 đồng/tháng/HSSV [40.000.000 đồng/năm/HSSV]. Mức lãi suất áp dụng là 6,6%/năm [0,55%/tháng]./.

Anh Tuấn

Video liên quan

Chủ Đề