Lãi suất vay phổ biến hiện nay khoảng bao nhiêu năm 2024

Cách tính lãi suất vay ngân hàng vốn được xem như mặc định khi khách hàng chọn dịch vụ vay tại các ngân hàng. Nắm được lãi suất vay vốn giúp bạn có sự cân nhắc về số tiền và thời hạn vay hợp lý. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết được cách tính lãi suất vay ngân hàng đơn giản và chính xác. Cùng Timo tìm hiểu ngay sau đây.

Xem thêm:

  • So sánh lãi suất vay ngân hàng cập nhật mới nhất ưu đãi năm 2024
  • Tín dụng ngân hàng là gì?
  • Ưu đãi đặc quyền áp dụng cho khách hàng Timo Signature, xem tại đây

Lãi suất cho vay các ngân hàng được tính như thế nào?

Lãi suất cho vay theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ Quyết định 1813/QĐ-NHHN năm 2022 thì mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định như sau:

Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 như sau:

  1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài [trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô] áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,5%/năm.
  2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 6,5%/năm.

Lãi suất cho vay vốn ngân hàng được tính như thế nào? [Nguồn: Internet]

Các cách tính lãi suất cho vay vốn của các ngân hàng hiện nay

Tại các ngân hàng hiện nay, có hai loại lãi suất phổ biến được áp dụng là lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Lãi suất cố định được quy định bởi Ngân hàng Nhà nước, mang lại sự ổn định và không phụ thuộc vào biến động thị trường.

Ngược lại, lãi suất thả nổi thường được sử dụng trong việc cho vay và được xác định bởi biên độ lãi suất, tuân theo quy định của pháp luật. Ngày nay, các ngân hàng thường sử dụng các phương pháp tính lãi suất cho vay như sau:

  • Cách 1: Đây là công thức khá phổ biến với các ngân hàng thông qua thu hút khách từ việc tăng lãi suất tiền gửi và cho vay lại với lãi suất cao hơn.

Lãi suất cho vay = Biên độ lãi suất + Lãi suất tiền gửi trung và dài hạn từ 12 hoặc 13 tháng

  • Cách 2: Phương pháp này mang theo rủi ro cao vì ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất tiết kiệm và áp dụng cho khoản vay.

Lãi suất cho vay = Biên độ lãi suất + Lãi suất tiết kiệm cao nhất

  • Cách 3: Công thức này khá khách quan và công bằng cách lấy trung bình cộng của lãi suất từ 4 ngân hàng lớn nhất. Thể hiện được thực trạng kinh tế thị trường tại thời điểm đó. Tuy nhiên, cách này lại ít được các ngân hàng lựa chọn, trừ một vài trường hợp nhất định.

Lãi suất cho vay = Lãi suất bình quân của 4 ngân hàng lớn nhất + Biên độ lãi suất

Vì vậy, khi bạn bắt đầu thực hiện vay tiền tại ngân hàng, bạn cần nên lưu ý kỹ về các điều khoản liên quan đến lãi suất, kỳ hạn vay và lãi suất chậm trả,… để việc vay ngân hàng thuận lợi và tránh mất tiền oan. Tìm hiểu thêm: Các loại lãi suất vay vốn ngân hàng hiện nay

Các hình thức tính lãi suất vay phổ biến hiện nay

Với các sản phẩm vay trên, thì lãi suất vay vốn ngân hàng đang áp dụng phổ biến hiện nay đó là lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất hỗn hợp, cụ thể như sau:

1. Lãi suất vay ngân hàng cố định

Cách tính lãi suất vay ngân hàng cho loại lãi suất này là như nhau cho từng tháng. Có nghĩa là lãi suất cho khoản vay của bạn sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay. Lãi suất này không có biến động nên sẽ giảm áp lực cũng như tránh được những rủi ro do biến động về lãi suất. Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A vay số tiền 20.000.000 VNĐ trong vòng 1 năm với mức lãi suất cố định là 12%/năm. Như vậy số tiền lãi anh A phải trả hàng tháng là: 200.000 VNĐ [20. 000.000 x [12%/12]] trong suốt 1 năm. Bạn có thể quan tâm: Ngân hàng nào đang áp dụng vay tín chấp theo lương lãi suất thấp?

Các hình thức tính lãi suất vay phổ biến như lãi suất cố định, biến động và hỗn hợp [Nguồn: Internet]

2. Lãi suất thả nổi [thay đổi, biến động]

Mức lãi suất áp dụng thay đổi tùy theo quy định và chính sách của các ngân hàng theo từng thời kỳ. Công thức tính lãi suất thả nổi thường được áp dụng bởi các ngân hàng/tổ chức tài chính như sau:

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất

Ví dụ: Anh Trần Văn B vay thế chấp số tiền 20.000.000 VNĐ trong 1 năm. Với mức lãi suất 1%/tháng trong vòng 6 tháng đầu. Sau 6 tháng đó lãi suất sẽ thả nổi.

  • Theo như cách tính lãi suất trả góp thì số lãi suất anh B phải đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu sẽ là: 200.000 VNĐ [20.000.000 x 1%] trong vòng 6 tháng đầu tiên.
  • Sang tháng thứ 7 số tiền lãi anh B phải đóng sẽ dựa vào lãi suất hiện tại của thị trường. Lãi suất này có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với lãi suất ban đầu được ghi trong hợp đồng.
  • Nếu so sánh với anh A ở trên, số tiền phải đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu của khách hàng B là như nhau. Tuy nhiên, sau 6 tháng, số tiền anh B phải đóng chưa thể xác định được cụ thể. Chính vì thế nếu vay trong một thời gian dài, rủi ro là điều có thể xảy ra với loại lãi suất vay thả nỗi này.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

Điều kiện vay tiêu dùng cá nhân tại công ty tài chính và ngân hàng

3. Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là sự kết hợp của hai loại lãi suất cố định và thả nổi. Nghĩa là lãi suất cố định được áp dụng một thời gian, sau đó sẽ áp dụng lãi suất thả nổi. Thời gian áp dụng đều được tuân theo thỏa thuận đã được ký kết trong hợp đồng vay.

Ví dụ: Giả sử 100$ là tiền vay của khoản vay, và lãi suất hỗn hợp là 10%.

  • Sau một năm bạn có 100$ và 10$ lãi suất, với tổng số tiền là 110$.
  • Trong năm thứ hai, lãi suất [10%] được áp dụng cho người đứng đầu [100$, dẫn đến 10$ lãi]. Và lãi tích lũy [10$, dẫn đến 1$ lãi]. Với tổng cộng 11$ lãi suất trong năm đó, và 21$ cho cả hai năm.

Ưu điểm – nhược điểm của lãi suất cố định và lãi suất biến động

Dưới đây là một bảng so sánh ưu điểm và nhược điểm của lãi suất cố định và biến động để bạn có cái nhìn tổng quan nhất:

Lãi suất thả nổi

Lãi suất cố định

Tính linh hoạt

Linh hoạt, thích ứng với biến động thị trường

Cố định, không thay đổi trong suốt thời gian vay

Dự đoán lãi suất

Khó dự đoán, phụ thuộc vào biến động thị trường

Dễ dự đoán, mức lãi suất trả hàng tháng đã biết trước

Rủi ro tài chính

Rủi ro cao, mức lãi suất có thể tăng đột ngột

Rủi ro thấp, mức lãi suất không thay đổi

Chi phí tài chính

Ban đầu thấp, nhưng có thể tăng theo thời gian

Ổn định, không thay đổi trong suốt thời gian vay

Tình hình thị trường

Phụ thuộc vào biến động lãi suất tham chiếu, lạm phát và thị trường

Không phụ thuộc vào biến động lãi suất tham chiếu

Tùy thuộc vào tình hình tài chính cá nhân và mục tiêu vay, có thể tham khảo nội dung so sánh trên và xem xét trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn hình thức lãi suất vay vốn ngân hàng.

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng chính xác nhất

Các cách tính lãi suất vay ngân hàng thường được áp dụng [Nguồn: Timo]

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ giảm dần

Cách tính lãi này dựa trên số tiền thực tế còn nợ sau khi đã trừ đi phần gốc mà bạn đã trả trong những tháng trước đó và số tiền lãi bạn phải trả sẽ giảm dần, song song đó số dư nợ cũng sẽ giảm dần.

Công thức tính lãi suất theo tháng theo dư nợ giảm dần được tính như sau:

Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay * Lãi suất vay theo tháng Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại * Lãi suất vay

Ví dụ: Bạn vay 50 triệu đồng, thời hạn trong 12 tháng [1 năm] với mức lãi suất 12%/ năm

  • Tiền gốc trả hàng tháng = 50 triệu/12 ~ 4.1 triệu
  • Tiền lãi tháng đầu = [50 triệu * 12%]/12 = 500.000 VNĐ
  • Tiền lãi tháng thứ 2 = [50 triệu – 4.1 triệu]*12%/12 ~ 458.000 VNĐ
  • Các tháng tiếp theo tiếp tục được tính như vậy đến khi trả hết nợ

Bạn có thể tham khảo bảng tính lãi suất vay vốn ngân hàng theo dư nợ giảm dần bên dưới đây:

STT

KỲ TRẢ NỢ

SỐ GỐC CÒN LẠI

GỐC

LÃI

TỔNG TIỀN

0

01/01/2024

0

0

0

0

1

01/02/2024

45,833,333

4,166,667

500,000

4,666,667

2

01/03/2024

41,666,666

4,166,667

458,334

4,625,001

3

01/04/2024

37,499,999

4,166,667

416,667

4,583,334

4

01/05/2024

33,333,332

4,166,667

375,000

4,541,667

5

01/06/2024

29,166,665

4,166,667

333,334

4,500,001

6

01/07/2024

24,999,998

4,166,667

291,667

4,458,334

7

01/08/2024

20,833,331

4,166,667

250,000

4,416,667

8

01/09/2024

16,666,664

4,166,667

208,334

4,375,001

9

01/10/2024

12,499,997

4,166,667

166,667

4,333,334

10

01/11/2024

8,333,330

4,166,667

125,000

4,291,667

11

01/12/2024

4,166,663

4,166,667

83,334

4,250,001

12

01/01/2025

0

4,166,667

41,667

4,208,334

TỔNG CỘNG

50,000,000

3,250,004

53,250,008

Tìm hiểu thêm: Công cụ tính lãi vay ngân hàng nhanh và chính xác nhất

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng trên dư nợ ban đầu

Cách tính lãi suất vay ngân hàng trên dư nợ ban đâu là cách tính lãi suất vay theo tháng trên dư nợ ban đầu không có sự thay đổi mỗi tháng. Nghĩa là, mặc dù tiền gốc có giảm mỗi tháng nhưng lãi suất luôn cố định đến khi trả hết khoản vay

Công thức tính lãi suất theo dư nợ ban đầu:

Số tiền bạn phải trả hàng tháng = Dư nợ gốc* lãi suất năm/ thời gian vay

Ví dụ: Bạn vay 50.000.000đ, thời hạn 12 tháng. Trong suốt 12 tháng, lãi luôn được tính trên số tiền nợ gốc 50.000.000đ.

  • Lãi suất = số tiền vay ban đầu x lãi suất vay/12 tháng = 50.000.000 đồng x 12%/12= 500.000 đồng.

Bạn có thể tham khảo bảng tính lãi suất vay vốn ngân hàng theo dư nợ ban đầu bên dưới đây:

STT

KỲ TRẢ NỢ

SỐ GỐC CÒN LẠI

GỐC

LÃI

TỔNG TIỀN

0

01/01/2024

50,000,000

0

0

0

1

01/02/2024

50,000,000

0

500,000

500,000

2

01/03/2024

50,000,000

0

500,000

500,000

3

01/04/2024

50,000,000

0

500,000

500,000

4

01/05/2024

50,000,000

0

500,000

500,000

5

01/06/2024

50,000,000

0

500,000

500,000

6

01/07/2024

50,000,000

0

500,000

500,000

7

01/08/2024

50,000,000

0

500,000

500,000

8

01/09/2024

50,000,000

0

500,000

500,000

9

01/10/2024

50,000,000

0

500,000

500,000

10

01/11/2024

50,000,000

0

500,000

500,000

11

01/12/2024

50,000,000

0

500,000

500,000

12

01/01/2025

50,000,000

50,000,000

500,000

50,500,000

TỔNG CỘNG

50,000,000

6,000,000

56,000,000

Nên chọn cách tính lãi suất vay ngân hàng nào lợi nhất?

Tùy vào nhu cầu sử dụng nào để chọn hình thức tính lãi suất vay ngân hàng phù hợp. Vì từng cách tính lãi suất vay đều có ưu điểm và hạn chế riêng.

Cách tính lãi suất vay ngân hàng trên dư nợ gốc giảm dần thường được áp dụng cho nhu cầu vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanh với hình thức là thế chấp tài sản. Trong khi cách tính lãi suất vay ngân hàng trên dư nợ ban đầu không được khuyến khích cho những khoản vay như vay tiêu dùng thế chấp.

Tìm hiểu thêm: Cách tính lãi suất ngân hàng chính xác nhất

Công cụ tính lãi suất vay ngân hàng Online

Công cụ tính toán này cho phép bạn nhập mức lãi vay ngân hàng, số tiền và hạn mức vay bất kỳ. Sau đó trả về kết quả số lãi bạn phải trả theo từng thời điểm.

  • Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng số Timo

    Lãi suất cạnh tranh. Thủ tục online, không cần ra chi nhánh. Miễn phí rút ATM tại mọi ngân hàng, miễn phí duy trì.

\>> Xem thêm: Tại sao tôi nên dùng ngân hàng số Timo?

Ứng dụng/App tính lãi suất vay ngân hàng tiện lợi trên điện thoại

Hiện nay có rất nhiều các ứng dụng trên điện thoại hỗ trợ cho việc tính toán lãi suất vay. Bạn chỉ cần tải app về, sau đó nhập các thông số liên quan khoản vay như số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất vay, loại hình vay. Hệ thống của ứng dụng sẽ tính toán và báo chính xác số tiền lãi tương ứng để bạn được biết.

Tính lãi vay ngân hàng thông qua ứng dụng [Nguồn: Internet]

Những lưu ý khi vay vốn ngân hàng để lãi suất tốt nhất

Giảm thiểu chi phí lãi suất đang là ưu tiên hàng đầu của khách hàng khi muốn vay vốn tại các ngân hàng. Để đảm bảo mức lãi suất thấp nhất, khách hàng cần lưu ý các điểm sau:

  • Hồ sơ trung thực, đầy đủ, chính xác: Việc chuẩn bị hồ sơ rõ ràng và minh bạch giúp ngân hàng thẩm định khoản vay một cách nhanh chóng. Thông tin minh bạch trong hồ sơ giúp xây dựng niềm tin từ phía các ngân hàng, có thể dẫn đến việc xem xét giảm lãi suất vay xuống mức thấp nhất.
  • Lịch sử tín dụng tích cực: Thanh toán đúng hẹn và đầy đủ các khoản vay trước đó cũng như tránh nợ xấu sẽ nâng cao điểm tín dụng, một yếu tố quan trọng để đạt được lãi suất vay thấp.
  • Thu xếp khoản vay ngắn hạn, có tài sản đảm bảo và số tiền vay nhỏ: Khoản vay có thời hạn ngắn, có tài sản đảm bảo và mức vay nhỏ thường có lãi suất thấp hơn. Ngược lại, vay lớn, thời gian dài và không có tài sản thế chấp thường đi kèm với lãi suất cao.
  • Tìm hiểu chính sách ưu đãi: Nắm vững chính sách tín dụng ưu đãi của các ngân hàng bằng cách tham khảo ý kiến của chuyên viên tín dụng. Điều này giúp bạn đánh giá xem có khả năng nhận được chính sách vay vốn ưu đãi hay không, từ đó chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn và tối ưu hóa cơ hội giảm lãi suất.

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn các thông tin liên quan đến cách tính lãi suất vay ngân hàng. Khi lựa chọn khoản vay, bạn nên tìm hiểu kỹ về các điều khoản và mức lãi suất của từng sản phẩm tài chính để có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Theo dõi ngân hàng số Timo để cập nhật thêm các tin tức về tài chính – ngân hàng mới nhất nhé!

—————————————————————————————————————————

GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG SỐ TIMO

Timo là ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam, được đảm bảo và đồng phát triển bởi Ngân hàng TMCP Bản Việt [VietCapital Bank]. Timo hoạt động dựa trên ứng dụng điện thoại/website, cho phép người dùng thực hiện hầu hết các giao dịch như mở tài khoản, gửi tiết kiệm, chuyển tiền,… như tại một ngân hàng thông thường theo hình thức trực tuyến và miễn phí hoàn toàn, không phí ẩn.

Timo đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín, bao gồm:

  • Giải thưởng “Ngân hàng kỹ thuật số phát triển nhanh nhất” do THE GLOBAL ECONOMICS trao tặng trong 2 năm liền.
  • TOP 8 ngân hàng số uy tín tại Châu Á năm 2021 do Tạp chí PaySpace và Seasia bầu chọn. Vinh danh là “Ngân hàng tiên phong kết nối cộng đồng và phát triển bền vững” tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2022.

Chủ Đề