Làm CEO khách sạn thì học ngành gì

CEO là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Chief Executive Officer, dịch ra tiếng Việt có ý nghĩa là Giám đốc điều hành. Đây được xem là vị trí quản lý cấp cao, là người đứng đầu, thuộc hội đồng quản trị và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc phát triển của một công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn hiện nay. 

CEO học ngành gì?

CEO không đơn giản chỉ là người có năng lực và kiến thức chuyên môn chuẩn. Thực tế, vị trí này đòi hỏi nhiều hơn thế, một CEO “chuẩn không cần chỉnh” cần là một người đa năng với việc hội tụ các phẩm chất, yếu tố khác nhau như khả năng lãnh đạo, phong cách giao tiếp, cách xử lý tình huống kinh doanh và khắc phục hậu quả,...

Có thể nhận thấy được rằng vị trí CEO đòi hỏi người đảm nhận cần có kinh nghiệm và kỹ năng. Do vậy, để có thể hội tụ được đầy đủ các phẩm chất cho một CEO tài ba thì bên cạnh những yếu tố mang tính bẩm sinh thì các chương trình đào tạo CEO sẽ là điều mà các bạn cần quan tâm. 

CEO học ngành gì? Những ngành nào phù hợp với việc trở thành CEO? Sau đây sẽ là những thông tin giúp bạn có được câu trả lời cho mình.

CV kinh doanh

Thực tế thì CEO là vị trí mà gắn với lĩnh vực kinh doanh. Nhắc tới CEO là nhắc tới một căn phòng đầy đủ tiện nghi nằm trong một tòa nhà cao cao. Do vậy, việc lựa chọn đúng ngành phù hợp sẽ là một bước đệm hoàn hảo để bạn có thể tiến xa hơn trong công việc của mình và từng bước đặt chân vào căn phòng cao cấp đó.

Tìm lời giải đáp

Khối thi và ngành học nào sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho các ứng viên của vị trí CEO trong tương lai?

Thực tế cho thấy, Quản trị kinh doanh được xem là một ngành “sản sinh” ra nhiều CEO nhất hiện nay. Hay nói một cách khác thì việc học Quản trị kinh doanh sẽ là ngành học giúp bạn có thể tiến gần hơn với vị trí CEO này. Lý do là tại sao? Tại sao lại là Quản trị kinh doanh mà không phải một ngành khác?

Không phải tự nhiên mà Quản trị kinh doanh là ngành học đào tạo ra các Sếp. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

- Thứ nhất, đó là xuất phát từ ý nghĩa của ngành học này. Quản trị kinh doanh có ý nghĩa là việc quản trị điều hành các hoạt động kinh doanh để có thể duy trì, phát triển các công việc kinh doanh trong công ty, doanh nghiệp nhằm mục đích đạt được các mục tiêu về lợi nhuận và hiệu suất kinh doanh một cách tốt nhất.

- Thứ hai, các môn học của chuyên ngành Quản trị kinh doanh có thể được xem là bao quát và phù hợp nhất dành cho CEO. Học ngành này, bạn sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng một cách tổng hợp cũng như chuyên sâu nhất về từng vấn đề cụ thể của các lĩnh vực như kinh tế tài chính, xã hội,... 

Ngành học nào phù hợp nhất?

Thêm vào đó chính là việc bổ sung các kiến thức liên quan đến những nguyên lý, triết lý trong hoạt động kinh doanh, những nhiệm vụ cơ bản và các nguyên tắc hoạt động, tổ chức của các phòng ban trong công ty ra sao,...  Đặc biệt là được trang bị những tri thức về lập kế hoạch, xây dựng tầm nhìn, chiến lược, đề ra các giải pháp cụ thể và việc đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực như Quản trị nhân lực hay Quản trị doanh nghiệp,...

- Thứ ba, với việc học quản trị kinh doanh, ngành học này sẽ yêu cầu bạn cần có sự tìm tòi, cập nhật xu hướng của nền kinh tế và thị trường. Qua đó, bạn có thể cập nhật thêm các kiến thức chuyên môn về ngành cho bản thân, nâng cao được các kỹ năng và khả năng của mình như tư duy chiến lược, logic, phân tích và phán đoán,...

- Thứ tư, Quản trị kinh doanh sẽ là ngành giúp bạn có thể định vị được chính bản thân trước nhà tuyển dụng. Bạn sẽ có thể tự đánh giá được khả năng của mình ra sao, thế mạnh của mình là gì. Đây được xem là một trong những nền tảng cần có của một CEO tương lai, “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”.

Tự chung lại, ta có thể nhận thấy rằng ngành quản trị kinh doanh sẽ là chuyên ngành đem lại những sự phù hợp và bao quát nhất đối với một CEO. Từ kiến thức, kỹ năng cho tới các tố chất và năng lực cần có. Hiện nay, cơ hội việc làm quản trị kinh doanh cũng rất nhiều cho cả những bạn mới ra trường và những anh chị đã có kinh nghiệm trong nghề. 

Chuyên ngành Quản trị kinh doanh

Một sự thật là trước khi trở thành một CEO thì bạn có thể là một Giám đốc nhân sự, làm việc làm giám đốc kinh doanh,...thế nhưng, việc học Quản trị kinh doanh vẫn luôn là điều cần thiết để bắt đầu cho hành trang trở thành vị trí quản lý cấp cao hơn là CEO.

3. Các CEO công nghệ hàng đầu thế giới học ngành gì?

Nếu như Quản trị kinh doanh được xem là một ngành học giúp cho ứng viên có thể tiến gần hơn với vị trí CEO thì thực tế, những CEO công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay họ học chuyên ngành gì?

Dưới đây sẽ là những vị CEO hàng đầu của giới công nghệ và chuyên ngành của họ trước khi là trở thành người đứng đầu của các Tập đoàn tầm cỡ thế giới.

- CEO Alibaba

CEO của tập đoàn Alibaba chính là vị tỷ phú Jack Ma, người được xem là truyền cảm hứng lớn dành cho rất nhiều doanh nhân trẻ của Trung Quốc và các nước khác. 

Trước đó, tỷ phú Jack Ma đã theo học chuyên ngành tiếng Anh của trường Đại học Sư phạm Hàng Châu. Sau đó, ông theo học thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường trường Kinh doanh Cheung Kong.

CEO trên thế giới

Một sự thật là trước khi có được tấm bằng MBA thì ông đã phải nộp đơn và dự thi tới 4 lần mới được nhận.

- CEO Paypal

CEO người Mỹ Dan Schulman đã theo học chuyên ngành Kinh tế ở trường Middlebury College và theo học MBA tại trường Đại học New York. Thế nhưng, vị CEO Paypal đã có 6 tháng làm nghề lái xe tải khi ở trường Đại học Princeton trước khi vào Middlebury.

- CEO Uber

Dara Khosrowshahi, một vị doanh nhân người Mỹ gốc Iran. Ông theo học ngành Kỹ thuật điện ở trường Đại học Brown. 

- CEO Tesla & SpaceX 

Elon Musk là một vị CEO với hoài bão lớn về việc đưa con người lên sao Hỏa. Ông có hai bằng cử nhân với 2 chuyên ngành là Vật lý và Kinh tế của trường Đại học Pennsylvania.  

Trước đó, khi còn là một cậu sinh viên năm cuối, Elon Musk đã từng thuê một căn nhà với 12 phòng ngủ để hô biến nó thành một hộp đêm thu hút 500 khách mỗi tối. Đây được xem là một điều thể hiện cho đầu óc nhanh nhạy của một vị CEO trong tương lai.

Theo học chuyên ngành nào?

- CEO IBM

CEO của IBM là nữ doanh nhân Ginni Rometty. Bà được biết đến là một cựu sinh viên của trường Đại học Northwestern với chuyên ngành chính là Khoa học máy tính và Kỹ thuật điện.

- CEO LinkedIn

Jeff Weiner theo học chuyên ngành kinh tế tại Trường Đại học Pennsylvania.

- CEO Microsoft

Microsoft là một tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay. CEO của tập đoàn này hiện nay chính là Satya Nadella, một doanh nhân người Mỹ gốc Ấn. 

Satya Nadella sở hữu cho mình 3 tấm bằng của 3 chuyên ngành và 3 trường đại học khác nhau. Một tấm bằng Kỹ thuật điện của Học viện Công nghệ Manipal,  một tấm bằng thạc sĩ khoa học tự nhiên của trường Đại học Wisconsin-Milwaukee và tấm bằng MBA của trường Đại học Chicago.

- CEO Google

Vị doanh nhân người Mỹ gốc Ấn Sundar Pichai cũng có cho mình 3 tấm bằng. Chuyên ngành Kỹ thuật luyện kim của trường Học viện Công nghệ Kharagpur, thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Vật liệu và Kỹ thuật ở trường Đại học Stanford, cuối cùng là MBA của trường Đại học Wharton thuộc Đại học Pennsylvania.

Đa dạng các lĩnh vực

- CEO Youtube

Susan Wojcicki, nữ CEO người Mỹ là cựu sinh viên của trường Đại học Harvard với chuyên ngành Văn học và Lịch sử. Sau đó, bà theo học thạc sĩ chuyên ngành Khoa học tự nhiên và MBA tại Đại học California.

- CEO Apple

Với việc trở thành một nhân vật, doanh nhân tầm cỡ thế giới, Tim Cook trong khoảng thời gian học đại học của mình đã có thành tích thuộc top 10%. Ông sở hữu cho mình 2 tấm bằng là Kỹ thuật công nghiệp ở Đại học Auburn và MBA tại trường Đại học Duke.

Trên đây là những chia sẻ về CEO học ngành gì. Thực tế thì cho dù bạn học ngành gì đi chăng nữa thì việc trở thành CEO sẽ cần hội tụ nhiều yếu tố khác nhau. Do vậy, để có thể tiến tới được vị trí đứng đầu này bạn cần có cho mình một quá trình phát triển cũng như sự cố gắng nỗ lực không ngừng để trở nên hoàn thiện hơn. Mong rằng, qua bài viết này, các bạn sẽ có được sự lựa chọn đúng đắn cho việc học chuyên ngành gì để trở thành Sếp trong tương lai.

Chủ tịch WHO là ai? Người cầm quyền của tổ chức Y tế thế giới

Chắc có lẽ khi nhắc tới WHO thì không có ai là quá xa lạ về tổ chức này, nhất là trong khi dịch bệnh covid-19 đang khiến cho cả thế giới phải “lao đao” thì vai trò của WHO lại được chú ý hơn cả. Là tổ chức Y tế thế giới, WHO có vai trò trong việc cảnh báo cũng như hỗ trợ các nước trên thế giới trong lĩnh vực y tế, sức khỏe cộng đồng. Có vai trò quan trọng như vậy thì người đứng đầu WHO sẽ nhận được khá nhiều sự chú ý từ toàn bộ công chúng trên thế giới. Vậy, chủ tịch WHO là ai? Người lãnh đạo tổ chức này có ý nghĩa ra sao? Các bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Chủ tịch WHO là ai?

Video liên quan

Chủ Đề