Làm Product là gì

Product Manager [PM] thường được dịch sang tiếng Việt là Giám đốc Sản phẩm, Quản lý Sản phẩm. Đây là một vị trí công việc rất có tiềm năng nhưng có vẻ vẫn chưa được biết tới nhiều ở Việt Nam, Careerly nghĩ một phần lí do là cụm từ Product Management khi được dịch sang tiếng Việt thì không thể hiện rõ được những yêu cầu và vai trò của vị trí này, cũng như không có nhiều nguồn tiếng Việt nói về Product Manager.

Qua bài viết này, mong là bọn mình có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Product Manager và mang lại thêm một gợi ý cho định hướng công việc tương lai của mọi người.

1. Product Manager là ai và Product Manager làm gì?

Product Manager là người chịu trách nhiệm giám sát, định hướng việc phát triển một sản phẩm [product] nào đó, ví dụ như là một tính năng mới cho một app. Những quyết định của Product Manager thường được thực hiện thông qua việc phân tích dữ liệu để tìm ra vấn đề của sản phẩm, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm và cải thiện phản ứng của người dùng đối với sản phẩm.

Cụ thể hơn thì Product Manager sẽ tham gia trong mọi khía cạnh trong việc tạo ra sản phẩm: nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, thực hiện chiến lược kinh doanh, quảng bá sản phẩm, giám sát trải nghiệm người dùng, thông qua việc phối hợp với các vị trí khác như Developer, Marketer, Designer,

Như vậy có thể hiểu nôm na Product Manager là CEO của sản phẩm, chịu trách nhiệm dẫn dắt, kết nối các khâu để tạo ra một sản phẩm thành công cho công ty. Ảnh minh họa bên dưới cũng là một cách giải thích phổ biến dành cho công việc của một Product Manager.

Nguồn ảnh: martineriksson.com

2. Ai có thể trở thành Product Manager?

Việc Product Manager tham gia vào nhiều khâu và đòi hỏi sự linh hoạt cao là điểm thách thức của công việc này nhưng lại cũng mang lại nhiều tiềm năng vì vai trò Product Manager phù hợp với các background đa dạng Business, IT hay UX/UI Design.

Background đại học ở các ngành trên đều có thể định hướng làm Product Manager được, miễn là bạn có các tố chất phù hợp như có khả năng tư duy logic để đưa ra quyết định dựa trên số liệu, kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm để phối hợp dẫn dắt với các thành viên khác trong một team Product. Hiện nay, các công ty về công nghệ, đặc biệt là các startup, có nhu cầu cao đối với vị trí này.

Nguồn: Careerly

Video liên quan

Chủ Đề