Làm rõ cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ khi gặp lại vầng trăng tri kỉ

Cảm nhận cảm xúc của nhân vật trữ tình trong tình huống bất ngờ gặp lại vầng trăng trong bài thơ “Ánh trăng”

Bài thơ Ánh trăng xuất phát từ một câu chuyện thật khi hòa bình lặp lại trong khoảng 3 năm tác giả về thành phố tiếp xúc với cuộc sống hiện đại, tiện nghi mà lãng quên đi quá khứ. Thông qua hình tượng nghệ thuật “Ánh trăng” và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa.

Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong tình huống đặc biệt đã gợi lên trong lòng nhân vật trữ tình bao suy ngẫm sâu sắc. Không hề hẹn ước, con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ. Đó là khi chiến tranh kết thúc, con người lên thành phố, xa rời không gian quen thuộc, lãng quên vầng trăng lúc nào không hay biết. Thành phố cúp điện, bóng tối phủ trùm xuống, con người, như một thói quen tìm về với ánh sáng tự nhiên và bất ngờ đối diện với vầng trăng.

Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến con người ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng”.

Dường như không thể lảng tránh, con người bị động đối diện với ánh sáng trăng cao. Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt”, người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính. Trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái gì rưng rưng”. “Cái gì đó” phải chăng là đồng, là bể, là sông, là rừng hay là nỗi xấu hổ, sự hối hận, có cả vui mừng như gặp lại cố nhân đang trào dâng lên trong lòng. Rưng rưng của những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; rưng rưng của nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua.

Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng hòa quyện thành một cảm xúc không thể miêu tả được. Tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”, cái thổn thức trong sâu thẳm trái tim người lính. Và trong phút giây nhân vật trữ tình nhìn thẳng vào trăng – biểu tượng đẹp đẽ của một thời xa vắng, nhìn thẳng vào tâm hồn của mình, bao kỉ niệm chợt ùa về chiếm trọn tâm tư.

Kí ức về quãng đời tuổi thơ trong sáng ở miền quê, về thời gian chiến đấu gian khổ nơi rừng núi, về kỉ niệm người và trăng hiện lên rõ dần theo dòng cảm nhận trào dâng, “như là đồng là bể, như là sông là rừng – hình ảnh gắn liền với kỷ niệm. Cấu trúc song hành của hai câu thơ, nhịp điệu dồn dập cùng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ và liệt kê như muốn khắc họa rõ hơn kí ức về thời gian gắn bó chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng lớn lao sâu nặng, nghĩa tình, tri kỉ. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính:

“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”

Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu đối lập với sự bạc bẽo, vô tâm, thơ ơ của con người. Con người vô tình, vô nghĩa, vô tâm đã lãng quên quá khứ, ngụp lặn trong đời sống tiện nghi, đánh rơi quảng đời gian khổ mà nghĩa tình, thủy chung.

Hình ảnh nhân hóa “im phăng phắc” của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa, con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp.

Tình huống xuất hiện đột ngột của vầng trăng là một tình huống bước ngoặt vô cùng ấn tượng làm thay đổi mạch cảm xúc của câu chuyện cũng như gợi lên những ăn năn hối hận, thức tỉnh của nhân vật trữ tình về quá khứ ân tình, thủy chung. Đó cũng là ý nghĩa nhân văn mà tác phẩm muốn truyền tải đến người đọc mọi thế hệ.

Câu thơ đầu tiên thể hiện cuộc hội ngộ, đoàn tụ đột ngột của nhân vật trữ tình với vầng trăng đó là "Ngửa mặt lên nhìn mặt". Từ "mặt" thứ hai vừa là mặt trăng, nhưng cũng vừa là những khía cạnh của đời sống, khía cạnh của quá khứ phản chiếu lại trong tâm hồn nay ùa về trước mặt con người. Cảm xúc của nhân vật trữ tình này là 'Có cái gì rưng rưng". Người đọc cảm nhận được nhân vật trữ tình đang trào dâng sự xúc động bên trong. Đó là một sự xúc động khôn tả, có phần khó hiểu khi đối mặt với quá khứ của chính mình, quá khứ của vầng trăng nghĩa tình. Hai dòng thơ cuối của khổ thơ đã sử dụng biện pháp liệt kê và biện pháp so sánh "Như là đồng là bể/ Như là sông là rừng". Từ đó, người đọc có thể cảm nhận sự thiêng liêng của quá khứ gắn liền với những điều mộc mạc, bình dị nay ùa về trong tâm trí của nhân vật trữ tình. Những tháng ngày quá khứ tươi đẹp với quá khứ ân nghĩa cùng vầng trăng, cùng rừng, cùng bể, cùng sông, cùng đồng nay ùa về trong tâm trí của nhân vật trữ tình bằng tất cả sự xúc động khôn tả. Cuộc hội ngộ đó của nhân vật trữ tình chính là cuộc hội ngộ với quá khứ xúc động và đột ngột. Hay đó cũng là cuộc hội ngộ của tác giả đối với quá khứ của mình. Tóm lại, trong cuộc hội ngộ với vầng trăng nghĩa tình hay đối diện với chính quá khứ của mình, tác giả Nguyễn Duy đã diễn tả nhân vật trữ tình đã có sự xúc động mãnh liệt.

*** Câu có thành phần mở rộng in đậm. Cụm C-V mở rộng ở vị ngữ: quá khứ xúc động và đột ngột

*** Phép thế: "tác giả" bằng "tác giả Nguyễn Duy"

Câu 3: Viết một đoạn văn  phân tích diễn biến tâm trạng của con người khi gặp lại hình ảnh vầng trăng ở khổ thơ thứ 5 trong bài thơ Ánh trăng.


Khi cuộc sống đủ đầy, ta dễ quên đi những ngày gian khó, quên đi những thứ đã vốn gắn bó trở thành tri kỉ. Ở khổ thơ thứ 5 bài thơ Ánh trăng, tác giả Nguyễn Duy đã gặp lại cố nhân – ánh trăng gắn bó từ những năm tháng tuổi thơ nghèo khó. Khi những ánh điện của cuộc sống xa hoa nơi thành thị vụt tắt, ta mới chợt nhận ra thứ ánh sáng hiền hòa của đất trời vẫn chan hòa khắp nhân gian. Phải chăng vì sự đột ngột, bất ngờ như thế, vầng trăng mới làm bật dậy trong tâm trí con người bao cảm xúc: “Ngửa mặt lên nhìn mặt/ Có cái gì rưng rưng”. Điệp từ “mặt” được nhắc lại hai lần, như nhấn mạnh sự giao cảm giữa trăng và người trong một tư thế tập trung, chú ý, mặt người và mặt trăng đối diện nhau. Đó là khoảnh khắc bất ngờ gặp lại “cố nhân”. Có gì đó là nghẹn ngào, bồi hồi, xúc động nên khoảnh khắc gặp gỡ đó khiến hồn người “rưng rưng” cảm xúc. Vầng trăng vĩnh cửu vẫn chờ người ngước lên ở đó, chỉ có con người đổi thay, quên đi kỉ niệm thân thương từng gắn bó. Vầng trăng đã làm ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên gắn bó trong quá khứ, là cánh đồng xanh thẳm, là con sông dài tắm mát tuổi thơ.  Những cảm xúc của nhà thơ như nhắc nhở mỗi chúng ta, hãy trân trọng những kỉ niệm gắn bó, những ân tình thủy chung trong quá khứ. Đó cũng chính là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta truyền lại qua bao thế hệ.


Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Ánh trăng

Video liên quan

Chủ Đề