Làm sao để hết lười tập thể dục

Làm sao để hết lười tập thể dục
Lười tập thể dục có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn

Bạn sẽ thèm các món ăn không tốt cho sức khỏe

Làm sao để hết lười tập thể dục

Trên thực tế, những người hay tập thể dục thường có một chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Các nhà khoa học giải thích rằng, nó xảy ra khi chúng ta đã làm tốt một điều gì đó, chúng ta tự nhiên sẽ mong muốn tiếp tục làm tốt các điều khác. Tuy nhiên, khi môt người không thể theo lịch tập thể dục thường xuyên, thói quen ăn uống lành mạnh sớm hay muộn cũng sẽ bị từ bỏ. Bạn sẽ không còn nhu cầu đối với thức ăn giàu dinh dưỡng bởi cơ thể không cần phải bổ sung nhiều năng lượng. Thay vào đó, bạn sẽ bắt đầu thèm các loại thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng nhưng khoái khẩu như khoai tây chiên, bánh ngọt hoặc chocolate. Một khi bắt đầu có thói quen ăn đồ ăn vặt, bạn sẽ càng thèm ăn chúng hơn và rất khó để từ bỏ.

Bạn không thể ngủ tốt

Làm sao để hết lười tập thể dục

Khoảng 30% dân số thế giới ngủ không đủ giấc. Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ, điều này có thể do bạn không tập thể dục đủ hàng ngày. Việc tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh giúp cải thiện số giờ ngủ và chất lượng giấc ngủ, từ đó làm tăng sự tỉnh táo và khả năng tập trung của bạn trong ngày. Hơn nữa, nó còn giúp kiểm soát chỉ số cơ thể (BMI), tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ trầm cảm.

Bạn cảm thấy mệt mỏi nhanh chóng

Làm sao để hết lười tập thể dục

Nếu bạn không tập thể dục thường xuyên, có thể bạn sẽ cảm thấy cơ thể mau đuối sức khi phải leo cầu thang hay mang vác vật nặng. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và hô hấp, từ đó có thể cải thiện khả năng vận động và sức bền của cơ thể bạn.

Quá trình trao đổi chất bị chậm lại

Làm sao để hết lười tập thể dục

Khả năng trao đổi chất của cơ thể sẽ chậm lại khi tuổi tác gia tăng. Một trong những cách tốt nhất để tăng cường khả năng trao đổi chất là tập thể dục nhiều hơn, bao gồm cả các bài tập sức bền như cardio hay các bài tập với sức nặng như nâng tạ. Các nghiên cứu cho thấy rằng, việc tập thể dục giúp tăng tốc độ trao đổi chất lúc nghỉ (Resting Metabolic Rate – RMR) - là tốc độ trao đổi chất khi bạn không tập luyện hay ở trạng thái nghỉ. RMR cũng có thể bị tác động bởi các yếu tố khác, bao gồm cả trọng lượng cơ thể và khối lượng cơ bắp. RMR tăng khá đáng kể khi bạn tập thể dục thường xuyên. Khi bạn lười tập thể dục, các cơ không được dùng đến sẽ teo nhỏ, tỷ lệ mỡ của cơ thể sẽ tăng, điều này sẽ khiến tốc độ trao đổi chất càng chậm hơn.

Bạn dễ bị chấn thương

Làm sao để hết lười tập thể dục

Bạn càng vận động cơ thể nhiều thì cơ thể bạn càng dẻo dai đối với các cử động, tức bạn sẽ càng trở nên dai sức hơn. Nếu bạn không tập thể dục, cơ bắp sẽ dần bị thoái hóa. Điều đó có nghĩa là nếu bạn có lối sống trì trệ ít vận động, sự linh hoạt, sự dẻo dai của cơ thể sẽ giảm sút. Hậu quả của sự giảm sút có thể gây nên chấn thương.

Bạn đã bao giờ phải chạy theo xe buýt sau nhiều tuần không hoạt động và sau đó bị chuột rút? Đó là sự thoái hóa. Hoặc có thể bạn cố nâng một vật gì đó nặng (mà trước đây bạn có thể nâng lên một cách dễ dàng) khiến bạn bị chật khớp lưng hoặc bị đau cổ. Đó cũng là sự thoái hóa. Để cơ thể của bạn có thể vận động một cách trơn tru theo đúng chức năng của nó, việc tập luyện thể dục đầy đủ chính là chìa khóa của vấn đề.

Có thể bạn không bị chấn thương, nhưng thỉnh thoảng bạn lại cảm thấy các cơn đau trên một số bộ phận của cơ thể? Sự thoái hóa có thể gây nên bệnh đau lưng dưới kinh niên. Vậy, nếu bạn chú ý thấy các cơn đau vào mỗi buổi sáng thức dậy, đã đến lúc lên lịch tập thể dục vào thời gian biểu của bạn.

Bạn dễ trầm cảm, căng thẳng hoặc cáu gắt

Làm sao để hết lười tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục là yếu tố chính có thể tác động đến tâm trạng của bạn. Đối với những cá nhân đã được chẩn đoán trầm cảm,việc tập thể dục có thể làm thuyên giảm các triệu chứng. Kể cả khi bạn không mắc bất kỳ các chứng bệnh tâm lý nào, việc tập thể dục vẫn có thể mang lại lợi ích cho bạn.

Đối với những người đã tập thể dục thường xuyên rồi sau đó ngừng tập hoặc giảm việc tập luyện cũng sẽ cảm thấy sự thay đổi đáng kể về tâm trạng. Một số nhà khoa học cho rằng, nguyên do là vì việc tập thể dục có ảnh hưởng tới các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine trong não bộ, đây là những chất khiến bạn cảm thấy hưng phấn và hạnh phúc. Đối với những người tập thể dục nhiều và sau đó dừng lại, việc này giống như giảm liều lượng của thuốc kích thích. Các nghiên cứu đã cho thấy việc cải thiện tâm trạng do tập thể dục đều có tác dụng, bất kể cường độ tập luyện của bạn như thế nào.

Xương của bạn trở nên yếu hơn

Làm sao để hết lười tập thể dục

Nhiều phụ nữ lựa chọn các bài tập cardio vì họ nghĩ đây là dạng bài tập tốt nhất cho sức khỏe. Các bài tập cardio được chứng minh là tốt cho tim của bạn, tuy vậy nó không phải dạng bài tập duy nhất mà bạn nên tập luyện. Sự thật là các bài tập với sức nặng như nâng tạ hay các bài tập sử dụng trọng lượng cơ thể lại là các bài tập mang lại lợi ích nhiều nhất cho phụ nữ. Khi chúng ta già đi, xương chúng ta sẽ yếu hơn, điều này đặc biệt xảy ra đối với phụ nữ nhiều hơn do họ có nguy cơ mắc loãng xương gấp 4 lần so với đàn ông.

Vậy việc tập thể dục có thể giúp gì? Các nghiên cứu tìm ra rằng các bài tập với sức nặng có tác động tích cực tới độ đặc của xương người phụ nữ. Bằng việc thực hiện các bài tập với sức nặng trước khi mãn kinh, độ đặc của xương sẽ gia tăng và giảm thiểu nguy cơ bị loãng xương. Đối với những phụ nữ đã ở giai đoạn sau mãn kinh, việc tập luyện như trên vẫn có tác dụng. Các chuyên gia khuyến cáo người trưởng thành nên tập luyện các nhóm cơ chính 2 - 3 lần mỗi tuần.

Giảm tuổi thọ

Làm sao để hết lười tập thể dục

Ai mà không mong muốn sống lâu hơn? Rất nhiều các nghiên cứu đã cho thấy ngoài việc giảm thiểu nguy cơ ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch, tập thể dục thường xuyên còn có thể kéo dài tuổi thọ cho bạn.

M. Hiếu H+ (Theo TheList)

Làm sao để hết lười tập thể dục
Chạy bộ được nhiều bạn trẻ chọn tập thể dục. Tuy nhiên, tập một mình đây không phải là bộ môn đủ "hấp lực" các bạn thoát lười- Ảnh: Lam Xuân

Lười vận động…

Sau 25 tuổi, bạn Duy Xuân (Q.7, TP.HCM) bắt đầu chăm lo cho sức khỏe, vóc dáng của mình nhiều hơn do sợ đã đến tuổi cơ thể bắt đầu sang giai đoạn lão hóa. Tuy nhiên, sự kiên nhẫn của Xuân không kéo dài được bao lâu.

Ban đầu để tạo động lực cho mình, Xuân nhờ bạn trai mỗi sáng đến nhà chạy bộ cùng mình, kéo dài được một tháng thì đường ai nấy đi và chạy bộ cũng bỏ.

Bẵng đi một thời gian, Xuân lại tìm đến yoga nhưng được hai tuần Xuân lại bỏ cuộc.

Một thời gian sau, mỡ thừa xuất hiện, cân nặng tăng đều, Xuân hốt hoảng lại tiếp tục tập các động tác vận động thiên về giảm mỡ bụng tại nhà học được từ trên mạng.

Nhưng tất cả đều không được duy trì, bỏ giữa chừng và cơ thể ngày càng tăng mỡ thừa hơn. Tình trạng này của chị Xuân đã kéo dài 3 năm.

Không chỉ Xuân, tình trạng này gặp hầu hết ở các bạn trẻ, mong muốn vừa có sức khỏe vừa có vóc dáng đẹp nhưng lại lười vận động hoặc không kiên nhẫn duy trì.

Anh Đức Hạnh (Q.7) cũng chia sẻ trường hợp của mình, mặc dù ngày nào cũng “giương biểu ngữ” giảm cân, hẹn đồng hồ cứ mỗi năm phút báo một lần từ lúc 5g sáng nhưng “đồng hồ báo thức mãi nhưng mình không thể chống nổi cơn buồn ngủ, và vượt qua được giới hạn của bản thân mà ra khỏi giường chạy bộ với tiêu chí giảm cân và cơ khỏe”.

Và vì không tập thể dục, không chạy bộ, lớp gym đóng tiền một tháng nhưng anh Hạnh cũng chỉ đến phòng được 2 buổi nên anh chọn nhịn ăn để đạt được mục tiêu.

… sinh ra nhiều bệnh

Tại Việt Nam, theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam và Viện Dinh dưỡng tại 8 tỉnh, thành phố, hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch (từ 25 tuổi trở lên) là 25,1%, tỉ lệ người mắc chứng béo phì là 16,3%.

Theo các chuyên gia, bên cạnh chế độ dinh dưỡng, lười vận động chính là nguy cơ chính dẫn đến hai căn bệnh này và vô số các nguy cơ bệnh khác.

Tuy nhiên, lối sống ít vận động, dành thời gian nhiều cho xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy vi tính, nói chuyện qua điện thoại, lái xe, ăn uống, ngồi lì trong văn phòng… lại đang dần phổ biến trong đại bộ phận người dân Việt Nam.

Điều này gây ra những chứng bệnh phổ biến như đau khớp, đau vai gáy, stress thường xuyên… dẫn đến sức khỏe suy giảm, tinh thần căng thẳng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Dù mới 28 tuổi, nhưng chị Xuân ngoài bị béo bụng còn bị các vấn đề về vấn đề xương khớp. Chị thường xuyên than phiền bị đau lưng, thoái hóa đốt sống cổ và viêm túi màng dịch khớp.

Còn anh Hạnh, dù nhìn cơ thể mập mạp nhưng lại thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi, lừ đừ… đỉnh điểm anh phải truyền nước do thiếu chất gây suy nhược cơ thể. Và cái bụng bạn bè vẫn trêu chọc “bầu tám tháng” của anh vẫn còn nguyên đó.

Theo các nhà khoa học, mỗi người nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động, điều này sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất cũng như tăng sinh nguồn năng lượng trong cơ thể. Nhờ đó có thể đem lại những lợi ích cho sức khỏe và nhan sắc.

Thể dục thường xuyên giúp người tập có một làn da đẹp và khỏe do trong quá trình tập luyện, cơ thể sẽ kích thích sản sinh ra collagen và elastin, trong đó collagen chính là tác nhân quan trọng duy trì độ căng mịn, bóng bẩy của làn da đẹp, elastin cả thiện độ dày của làn da. Làn da càng dày, càng căng mịn thì nếp nhăn càng khó xuất hiện, da được dưỡng ẩm, được bảo vệ tốt hơn nhờ.

Ngoài ra các căn bệnh khó chịu như táo bón, đau nhức cổ vai gáy hay đau nửa đầu sẽ theo thời gian luyện tập thể dục mà mất đi hoặc được cải thiện rõ rệt.

Đồng thời, tập thể dục còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đột quỵ, ung thư, tim, cao huyết áp… Nhờ sự vận động liên tục mà mà tốc độ lưu thông máu cũng được đẩy mạnh, không bị cản trở… nhờ đó khả năng miễn dịch được cải thiện tốt hơn và cơ thể có thể chống lại bệnh tật.

Làm sao để hết lười tập thể dục
Anh Phạm Ngọc Giáp hướng dẫn học viên.

Làm sao để “theo đến cùng”

Ai cũng thấy lợi ích từ việc tập thể dục đều đặn, nhưng cũng có rất nhiều lý do để thiếu kiên trì tập luyện.

Anh Phạm Ngọc Giáp - HLV Trung tâm thể hình LX Fitness cho biết, “rất nhiều người tìm tới chúng tôi và “than thở” rằng, ngoài vấn đề thời gian, họ cảm thấy rất khó khăn trong việc tìm ra động lực để duy trì việc tập luyện hằng ngày tại nhà. Điều này chính là nguyên nhân khiến họ bỏ tập chỉ sau vài tuần “hào hứng”.

Anh Giáp chia sẻ 3 phương pháp có thể giúp mọi người tự tạo động lực cho chính mình:

Thứ nhất, không nên coi việc tập luyện hàng ngày như một “nhiệm vụ”, thả lỏng và tập luyện bất kỳ lúc nào có thể. Ví dụ thay vì sử dụng thang máy, bạn có thể leo thang bộ để đến nơi cần đến; đi bộ ra siêu thị gần nhà thay vì đi xe máy hay ngồi xe hơi. Mọi người có thể tự tạo động lực cho mình mỗi ngày bằng cách chịu khó nhìn vào gương trong khi đi bộ hoặc chạy bộ trên máy.

“Cũng theo đó, thức dậy với ánh đèn sáng giúp ta bước ra khỏi giường vào buổi sáng nhanh hơn và để mắt tiếp xúc với ánh sáng 30 phút trước khi tập thể dục giúp tăng lưu thông khí tới cơ bắp, thúc đẩy hoạt động thể chất tốt hơn.” - anh Giáp chia sẻ.

Chọn giờ tập luyện phù hợp với cơ thể là một phương pháp quan trọng. Có người thích tập thể dục buổi sáng, nhưng có người lại thích buổi chiều tối hoặc thậm chí là vào buổi trưa. Vậy nên, đừng cứng nhắc quá khi ép buộc mình phải tập thể dục vào giờ mà cơ thể mình không mong muốn, bởi vậy sẽ khiến tinh thần cảm thấy không phấn chấn cho buổi tập luyện.

Cuối cùng, để tiết kiệm thời gian tối ưu, mọi người có thể đầu tư máy tập thể dục tại nhà. “Bạn có thể thể tập luyện bất kỳ lúc nào rảnh rỗi, không tốn quá nhiều thời gian như ở các phòng tập hoặc ở những nơi công cộng. Thêm vào đó, với những người chưa được tự tin với hình thể kém đẹp của mình, việc tập tại nhà sẽ giảm thiểu cho bạn những ánh mắt vô hình xung quanh” - anh Giáp nói.

LAM XUÂN