Làng đại học đà nẵng ở đâu

15:00, 06/01/2021 [GMT+7]

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng được Chính phủ phê duyệt quy hoạch từ năm 1997, với tổng diện tích 286,5 ha; trong đó có 96,5ha thuộc phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng và 190ha thuộc phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Nhưng vì nhiều lý do, gần 23 năm qua, dự án vẫn “án binh bất động”. Tuy nhiên, sau khi có sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, dự án đã được tái khởi động trong năm 2020.

Những hộ dân ở phường Hòa Quý sống trong vùng quy hoạch của dự án Làng Đại học Đà Nẵng đều mong muốn sớm được giải tỏa. TRONG ẢNH: Nhiều nhà dân ở tổ 59, phường Hòa Quý xuống cấp nhưng không thể xây mới do vướng quy hoạch. Ảnh: TRỌNG HÙNG

Người dân mong sớm được giải tỏa

Ông Huỳnh Kim, Chủ tịch UBND phường Hòa Quý cho biết, cuối năm 2019, thông tin Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 1.000 tỷ đồng cho giai đoạn đầu tư trung hạn 2016 - 2020 để triển khai dự án Làng Đại  học Đà Nẵng [ĐHĐN] khiến hàng trăm hộ dân sống trong vùng quy hoạch dự án này rất phấn khởi, bởi sắp hết cảnh “đi không được, ở chẳng xong”. Bà Võ Thị Thắm ở khối phố Hải An [phường Hòa Quý] thuộc diện giải tỏa trắng, với diện tích 1.800m2 đất ở và 5 sào ruộng. Sau khi được chính quyền địa phương gặp gỡ, đối thoại, bà Thắm rất vui mừng khi nhận tiền đền bù phần đất nông nghiệp với mỗi sào ruộng là 160 triệu đồng. “Đối với diện tích đất và nhà ở gồm 1.800m2 hiện cũng được thành phố kiểm định xong. Giờ chỉ mong Nhà nước áp giá đền bù và bố trí đất tái định cư để người dân sớm có chỗ ở mới, ổn định cuộc sống”, bà Thắm vui vẻ nói.

Cũng như bà Thắm, khi dự án Làng ĐHĐN được tái khởi động trở lại đã mang đến niềm vui lớn cho  hàng trăm hộ dân phải chịu cảnh sống chung với quy hoạch “treo” gần 23 năm qua. Chị Phạm Thị Thủy [tổ 59, phường Hòa Quý] cho biết, những hộ dân nằm trong vùng quy hoạch “treo” của dự án có những khó khăn nhất định, nhà cửa xuống cấp... “Bây giờ dự án được triển khai, dân mừng lắm. Nhà cửa, đất đai cũng kiểm định hết rồi, chỉ mong sớm nhận được tiền đền bù và chuyển đến nơi tái định cư”, chị Thủy cho hay.

Ông Thái Quang Hồng, cán bộ địa chính phường Hòa Quý chia sẻ, sau khi có chủ trương tái khởi động lại dự án Làng ĐHĐN, chính quyền các cấp của thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đồng thời sẵn sàng tiếp thu nguyện vọng chính đáng của dân nên đến nay phần lớn các hộ dân nằm trong vùng quy hoạch của dự án đã đồng thuận và sẵn sàng bàn giao mặt bằng. Theo ông Hồng, qua rà soát, hiện trên địa bàn phường có 620 hồ sơ [kể cả đất nông nghiệp và nhà ở] nằm trong diện phải giải tỏa để triển khai dự án. Tuy nhiên, đến thời điểm này, mới kiểm định và chi trả tiền đền bù được 190 hồ sơ đất nông nghiệp của hộ dân, 37 hồ sơ liên quan đến đất, nhà, cây cối… mặc dù đã được kiểm định xong nhưng hiện vẫn chờ thành phố áp giá đền bù.

Tập trung giải phóng mặt bằng 

Theo ông Huỳnh Kim, dự án Làng ĐHĐN triển khai trên địa bàn phường có khoảng 170 hộ dân nằm trong vùng quy hoạch của dự án, đa số tập trung khu dân cư Hải An và Hải An 1. “Cũng vì dự án “treo” kéo dài trong suốt gần 23 năm qua, nên người dân trên địa bàn phường gặp rất nhiều khó khăn vì đường sá không thể đầu tư xây dựng, nhà cửa không được cơi nới, mở rộng, khó chia tách lập hộ...  Để giải quyết những bức xúc, những năm qua, quận cho người dân trong vùng quy hoạch xây dựng nhà 50m2 để sống tạm. Tuy nhiên, khi Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo tái khởi động làng đại học thì quận cũng đã lập tức cấm luôn việc này”, ông Kim nói.

Theo lãnh đạo ĐHĐN, đây là dự án đã kéo dài, nằm trên 2 địa phương Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng nên thủ tục đầu tư còn phức tạp. Khó khăn lớn nhất hiện nay đó là giải phóng mặt bằng, giải quyết tái định cư cho người dân vùng dự án. “ĐHĐN đã đề xuất 2 phương án để bố trí tái định cư nhằm kịp thời triển khai công tác giải phóng mặt bằng, giải ngân kế hoạch vốn năm 2020 và giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, phương án 1, Đà Nẵng sẽ xây dựng khu tái định cư mới để bố trí cho các hộ dân thuộc đối tượng di dời trong phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án từ nguồn kinh phí của địa phương và thành phố sẽ thu lại khoản kinh phí đã đầu tư khu tái định cư này. Phương án 2, Đà Nẵng sẽ sử dụng các khu tái định cư mà thành phố đã xây dựng để thực hiện tái định cư chung cho các dự án khác nhau nhằm bố trí cho các hộ dân thuộc đối tượng di dời trong phạm vi dự án từ nguồn kinh phí của thành phố”, Giám đốc ĐHĐN Nguyễn Ngọc Vũ cho biết.

Ngày 9-7-2020, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 986/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng ĐHĐN tỷ lệ 1/2000. Vị trí, phạm vi ranh giới quy hoạch thuộc quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng và thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam với quy mô diện tích đất 300 ha, gồm 110 ha thuộc thành phố Đà Nẵng và 190ha thuộc tỉnh Quảng Nam; với tổng số khoảng 60.000 sinh viên. Tiếp đó, ngày 21-7-2020, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1060/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình cấp thiết cho ĐHĐN tại phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng và phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Về công tác giải phóng mặt bằng, theo báo cáo của UBND thành phố cho biết, đến nay đã hoàn thành giải phóng gần 39ha phần đất quy hoạch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tiếp tục giải phóng mặt bằng phần diện tích còn lại là hơn 71ha.

TRỌNG HÙNG

Ngày 15.11, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cùng đoàn công tác của Quốc hội đã có buổi làm việc với TP.Đà Nẵng liên quan đến dự án Làng đại học Đà Nẵng.

Theo báo cáo của đại diện Đại học Đà Nẵng, dự án Làng đại học Đà Nẵng hiện đang gặp nhiều khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng

Tại buổi làm việc, Giám đốc Đại học Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Vũ kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét, ưu tiên bố trí vốn cho dự án Làng đại học Đà Nẵng từ nguồn ngân sách trung ương trong kế hoạch vốn trung hạn 2021-2025 để tập trung thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm sớm chấm dứt tình trạng quy hoạch “treo” kéo dài, nhất là về phía tỉnh Quảng Nam.

Trước mắt, cần ưu tiên bố trí vốn cho dự án bồi thường, giải phòng mặt bằng tại P.Điện Ngọc [TX.Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam] với tổng mức đầu tư 181 tỉ đồng từ nguồn dự phòng 1.000 tỉ đồng trong kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Ông Nguyễn Ngọc Vũ bày tỏ mong muốn Quốc hội và Chính phủ ủng hộ chủ trương phát triển Đại học Đà Nẵng thành Đại học Quốc gia Đà Nẵng nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước nói chung và khu vực miền Trung - Tây nguyên nói riêng. Ông Vũ kiến nghị TP.Đà Nẵng và Q.Ngũ Hành Sơn cần quan tâm chỉ đạo hoàn thành việc giải phóng mặt bằng 40 ha và giao đất cho Đại học Đà Nẵng để chuẩn bị triển khai dự án vay ODA 100 triệu USD của Ngân hàng Thế giới vào đầu năm 2022.

Đại học Đà Nẵng cũng đề nghị tỉnh Quảng Nam quan tâm công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư cho dự án Làng đại học Đà Nẵng. Cụ thể, phía Quảng Nam cần sử dụng ngân sách của địa phương đầu tư xây dựng khu tái định cư phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng, sau đó thu hồi tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư.

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu ghi nhận các ý kiến, kiến nghị về dự án Làng đại học Đà Nẵng

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, vướng mắc lớn nhất hiện nay đối với các dự án Làng đại học Đà Nẵng là giải phóng mặt bằng, tái định cư. Hiện Chính phủ đã tổ chức thí điểm tách dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án chung. Theo Phó chủ tịch Quốc hội, TP.Đà Nẵng đã mạnh dạn để làm trước dự án tái định cư, do đó, nếu sau này Chính phủ chỉ đạo thực hiện tách dự án để đẩy nhanh đầu tư công, TP.Đà Nẵng sẽ là địa phương đi trước.

Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương ghi nhận những khó khăn, vướng mắc của dự án Làng đại học Đà Nẵng cũng như kiến nghị của TP.Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng và sẽ tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, tháo gỡ.

Sự chậm trễ trong tiến độ thực hiện dự án Làng đại học Đà Nẵng cũng vừa được đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước [đoàn Quảng Nam] chất vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT hôm 11.11 tại hội trường.

Dự án Làng đại học Đà Nẵng được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch từ năm 1997. Sau đó, dự án được Bộ GD-ĐT phê duyệt chung vào năm 2004. Theo quy hoạch, dự án có tổng diện tích 300 ha, trong đó diện tích nằm tại Quảng Nam chiếm 190 ha, hơn 110 ha còn lại nằm trên địa phận TP.Đà Nẵng. Đến nay, TP.Đà Nẵng mới giải phóng được gần 39 ha, phía tỉnh Quảng Nam vẫn chưa giải phóng được mặt bằng.

Tin liên quan

Ngày 15/11, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cùng lãnh đạo TP Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng khảo sát thực tế dự án Làng Đại học Đà Nẵng [ĐHĐN].

Theo báo cáo của ĐHĐN, dự án được Chính phủ phê duyệt từ năm 1997 với quy mô 300ha, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 8.600 tỷ đồng thuộc địa bàn phường Điện Ngọc [Điện Bàn, Quảng Nam] 190ha và Hòa Quý [Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng] 110ha.

Đến nay, dự án được bố trí 1.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 để triển khai 3 dự án thành phần, gồm Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng [GPMB] 40 ha khu vực phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn [giai đoạn 2018-2020] với tổng mức đầu tư 750 tỷ đồng.

Đại diện Đại học Đà Nẵng báo cáo với Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương về tình hình triển khai dự án.

Tiếp đó là Dự án bồi thường, GPMB khu vực phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn với tổng mức đầu tư 181,1 tỷ đồng. Tuy nhiên dự án không thể triển khai do thay đổi pháp luật về đầu tư [phải có cấu phần xây dựng nên chưa được cấp vốn để triển khai].

Dự án thành phần thứ 3 là đầu tư xây dựng các hạng mục công trình cấp thiết cho ĐHĐN tại Hòa Quý - Điện Ngọc, tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng, xây dựng nhà học tập, thực hành, thí nghiệm cho Khoa Y dược và Nhà làm việc 5 tầng của Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin.

Về tiến độ, với dự án bồi thường, GPMB 40 ha tại phường Hòa Quý, hiện ĐHĐN đã chuyển 647/675 tỷ đồng cho Ban GPMB quận Ngũ Hành Sơn và quận đã hoàn thành áp giá, đang bồi thường cho người dân 33,5 ha trên tổng số 40 ha của dự án.

Đà Nẵng cũng thống nhất dùng kinh phí của địa phương để xây dựng khu tái định cư và thành phố sẽ thu lại nguồn kinh phí trên từ việc thu tiền sử dụng đất của các hộ dân nhận đất tái định cư. Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu tái định cư quy mô 12,7 ha, tổng mức đầu tư 227,1 tỷ đồng.

Do yêu cầu của Ngân hàng Thế giới đối với dự án vay vốn ODA của ĐHĐN, UBND Đà Nẵng đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu tái định cư nêu trên, đồng thời bổ sung thêm quỹ đất từ 6 khu tái định cư đã hoàn thiện khác để đáp ứng nhu cầu tái định cư cho dự án ĐHĐN.

Riêng Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình cấp thiết cho ĐHĐN tại Hòa Quý - Điện Ngọc, có tổng mức đầu tư 117,76  triệu USD, trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới 98 triệu USD, vốn đối ứng từ ngân sách Trung ương và của ĐHĐN là 17,76 triệu USD.

Dự án sẽ đầu tư xây dựng các công trình trên 40 ha đất thuộc phường Hòa Quý, Đà Nẵng hiện đang được thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, dự kiến khởi công ngày 30/4/2022.

Ông Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc ĐHĐN cho biết, Làng ĐHĐN là dự án có quy mô và tổng vốn đầu tư rất lớn [nhiều dự án thành phần], trong đó nhu cầu vốn bồi thường, giải phóng mặt bằng cho toàn bộ diện tích quy hoạch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khoảng 2.032 tỷ đồng [chưa tính chi phí tái định cư].

Yêu cầu đối với dự án cần phải huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau, tuy nhiên công tác bồi thường, GPMT phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách Trung ương.

Vì vậy, ông Vũ kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án thuộc dự án Làng Đại học Đà Nẵng từ nguồn ngân sách Trung ương trong kế hoạch vốn trung hạn 2021-2025 để tập trung thực hiện bồi thường, GPMB nhằm sớm chấm dứt tình trạng quy hoạch “treo” kéo dài.

Khu ký túc xá tại dự án Làng Đại học Đà Nẵng.

Trước mắt, ưu tiên bố trí vốn cho dự án bồi thường, GPMT tại phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn với tổng mức đầu tư 181 tỷ đồng từ nguồn dự phòng 1.000 tỷ đồng trong kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Đồng thời, ĐHĐN mong muốn Quốc hội và Chính phủ ủng hộ chủ trương phát triển ĐHĐN thành Đại học Quốc gia Đà Nẵng nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và khu vực miền Trung-Tây Nguyên nói riêng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chia sẻ những khó khăn của Đại học Đà Nẵng trong quá trình thực hiện dự án Làng Đại học Đà Nẵng. Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội biểu dương Đà Nẵng đã mạnh dạn đi trước trong việc ứng tiền để tổ chức tái định cư.

XUÂN TIẾN

Video liên quan

Chủ Đề