Lập bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có đặc trưng riêng, nhưng ưu điểm và hạn chế là khác nhau. Luật Hoàng Anh xin đưa ra sự so sánh giữa các loại hình doanh nghiệp để bạn đọc có thể tóm lược những đặc trưng cơ bản nhất của từng loại hình doanh nghiệp.

Theo Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 thì có 5 loại hình doanh nghiệp như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần

Dưới đây, Luật Hoàng Anh xin đưa ra bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp như sau:

Tiêu chí Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên Công ty hợp danh Công ty cổ phần Doanh nghiệp tư nhân
A. Đặc điểm pháp lý          
1.Thành viên – Có thể là tổ chức hoặc cá nhân – Có thể là cá nhân hoặc tổ chức
– Từ 2 đến 50 thành viên
– Ít nhất hai thành viên hợp danh (HD) là cá nhân, có thể thêm thành viên góp vấn (TVGV) – Ít nhất 3 thành viên và không hạn chế
– Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức
– Do một cá nhân làm chủ, chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân
2. Trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản – Trong phạm vi số vốn điều lệ – Trong phạm vi số vốn điều lệ – TVHD chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình 
TVGV chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp
– Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp – Chiụ trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
3. Tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (CNĐKDN) – Có – Có – Có – Có – Không
4.  Chứng khoán – Không được quyền phát hành cổ phần – Không được quyền phát hành cổ phần – Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào – Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn – Không được quyền phát hành cổ phần
B. Vốn thành lập công ty          
1. Hình thức – Tách biệt tài sản của chủ sở hữu và tài sản công ty
– Tách biệt các chi tiêu cá nhân, gia đình với các chi tiêu của Chủ tịch công ty, GĐ, TGĐ.
– Tiền đồng, ngoại tệ, vàng, bất động sản, bản quyền sở hữu công nghiệp, quyền sử dụng đất … – TVHD và TVGV phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết – Cổ phần Cổ đông sáng lập (CĐSL) phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp – Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký
2. Thời hạn góp vốn – 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN) – 90 ngày kể từ ngày được cấp GCNĐKDN. Trong thời hạn này các thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ góp vốn như đã cam kết   – Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã mua trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN)  
3. Xử lý nếu không góp vốn đúng hạn – Đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ – TV chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp
– TV chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vón góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên
– TVHD không góp đủ  và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– TVGV không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của TV đó đối với công ty. Trong trường hợp này, TVGV có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của HĐTV.
– Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi Cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán – Chủ DNTN có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư
4. Tăng giảm vốn – Chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần (dẫn đến thay đổi loại hình DN) hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác (dẫn đến thay đổi chủ sở hữu).
– Được quyền tăng vốn từ chủ sở hữu đầu tư thêm hoặc huy động vốn góp người khác (dẫn đến thay đổi hình thức doanh nghiệp)
– Được quyền tăng/ giảm vốn và phải báo cáo bằng văn bản đến cơ quan ĐKKD trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn thành – Đối với TVHD: Tăng giảm vốn bằng cách tăng/giảm thành viên và phải được TVGV chấp nhận – Tăng vốn bằng cách tăng số lượng cổ phần được quyền chào bán.– Giảm vốn bằng cách công ty mua lại cổ phần và làm thủ tục điều chỉnh trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần – Có quyền tăng /giảm vốn.
– Trường hợp giảm vốn xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan ĐKKD.
5. Chuyển nhượng vốn   – Chuyển ngượng nội bộ hoặc cho bên ngoài nếu thành viên không mua hết – TVHD không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các TVHD còn lại.
– TVGV được quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác.
– Trong 3 năm kể từ ngày có Giấy CNĐKDN, CĐSL có quyền chuyển nhượng cổ phần cho người khác; chỉ chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải CĐSL nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông – Có quyền cho thuê hoặc bán DNTN
C. Quản trị nội bộ          
1.  Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ)/ Hội đồng thành viên (HĐTV)/ Hội đồng quản trị (HĐQT) - Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng thành viên - HĐTV họp ít nhất mỗi năm một lần
- Là cơ quan quyết định cao nhất
- HĐTV có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh công ty
- TVHD có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV
- ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần
ĐHĐCĐ họp thường niên 1 lần/ năm, chậm nhất 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính


- ĐHĐCĐ có thể họp bất thường

- HĐQT có toàn quyền quyết định những vấn đề không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Có từ 3 đến 11 thành viên hoặc theo điều lệ

- Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 
2. Cuộc họp hợp lệ - Ít nhất 2/3 tổng số thành viên dự họp - Lần 1: khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ.
-
 Lần 2: ít nhất 50% vốn điều lệ.

- Lần 3: không phụ thuộc số TV

  - Họp ĐHCĐ lần 1 ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết (hoặc theo điều lệ), lần 2 ít nhất 33%, lần 3 không phụ thuộc.
- Họp HĐQT ít nhất ¾  tổng số thành viên, lần 2 ít nhất ½
 
3.Thẩm quyền triệu tập họp   Theo thứ tự sau:
- Hội đồng thành viên

- Ban kiểm soát ( nếu có)

- Thành viên hoặc nhóm thành viên giữ 10% vốn

  Theo thứ tự sau:
- Hội đồng quản trị

- Ban kiểm soát

- Thành viên hoặc nhóm thành viên giữ 10% vốn

 
4. Thông qua nghị quyết họp - Quyết định quan trọng ¾ số thành viên dự họp, còn lại là ½ hoặc theo điều lệ - Quyết định quan trọng 75% số vốn góp thành viên dự họp tán thành, còn lại là 65% hoặc theo điều lệ - Với những quyết định quan trọng phải được ¾ số TVHD chấp nhận (hoặc theo điều lệ công ty). Các vấn đề khác ít nhất 2/3 - Các quyết định quan trọng của họp ĐHĐCĐ cần ít nhất 65% số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
- Nghị quyết của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành. Trường hợp 50/50 thì chủ tịch HĐQT quyết định
 
5.  Tổng giám đốc (TGĐ)/Giám đốc (GĐ) - HĐTV hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê GĐ, nhiệm kỳ không quá 5 năm - Có đủ năng lực hành vi dân sự, trình độ, kinh nghiệm và không thuộc đối tượng không được quản lý kinh doanh
- Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, CP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn thì Giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi,.. Của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó
- Giám đốc là thành viên hợp danh nếu điều lệ không quy định khác
- Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty
- Không còn hạn chế việc làm GĐ cho doanh nghiệp khác - Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường họp thuê người khác làm GĐ quản lý DN thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh
-
 Chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trước Trọng Tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến DN

- Chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của DN

6.        Ban kiểm soát (BKS)/ Kiểm soát viên (KSV) - Chủ sở hữu bổ nhiệm, nhiệm kỳ không quá 5 năm - Từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát   - Trường họp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.– 3-5 thành viên

- Hơn ½ kiểm soát viên cư trú tại Việt Nam.

- Trưởng ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty (hoặc cao hơn do Điều lệ quy định). Đối với công ty niêm yết thì phải có chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc kiểm toán

 


Trên đây là những so sánh cơ bản của các loại hình doanh nghiệp. Nếu cần tìm hiểu thêm, mời các bạn đọc Luật doanh nghiệp 2014 để thấy được những quy định cụ thể trong Luật. Khi muốn thành lập doanh nghiệp, các bạn hãy đọc kỹ những điểm khác nhau của các loại hình doanh nghiệp, để lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Những khi có tranh chấp, các bạn không chỉ xem các điểm khác nhau mà cần phải đọc kỹ những quy định của Luật, cũng như những quy định cụ thể của từng loại hình doanh nghiệp, và tốt nhất nên có Luật sư tư vấn để được biết những điểm thuận lợi, khó khăn, hơn thiệt khi xẩy ra tranh chấp. 

Mời các bạn tham khảo 

Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13
 

Mọi vướng mắc cần tư vấn, trợ giúp của luật sư. Bạn vui lòng liên hệ:

>>  Tư vấn luật trực tuyến qua điện thoại, Gọi: 0989 034 655

>>  Tư vấn luật trực tuyến qua Email :

>>  Dịch vụ luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng luật sư Công ty Luật TNHH Hoàng Anh