Legal due diligence là gì

(Last Updated On: Tháng Ba 31, 2022)

Legal due diligence là gì
Due Diligence: Thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp, đối tác

Due Diligence, xuất phát từ Luật chứng khoán 1933 của Hoa Kỳ là “một cuộc điều tra, thẩm định hợp lý”, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho các nhà đầu tư về thông tin, tài liệu liên quan đến việc mua, bán chứng khoán. Ngày nay, Due Diligence là một thuật ngữ quốc tế, được hiểu là một cuộc khảo sát chi tiết về công ty và báo cáo tài chính của nó, cuộc khảo sát này cần được hoàn thành trước khi thực hiện một giao dịch thương mại với một tiêu chuẩn nhất định.

Khi có ý định ký hợp đồng kinh doanh, đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc cân nhắc mua bán, sáp nhập với một đơn vị khác, thì sự nghiên cứu nghiêm túc và rà soát cẩn thận trước khi thực hiện thương vụ sẽ giúp lường trước các rủi ro và đạt được thành công. Không chỉ rà soát trước khi thực hiện một giao dịch, các doanh nghiệp với hệ thống khách hàng và nhà cung cấp rộng khắp cũng cần tiến hành thủ tục rà soát tín nhiệm doanh nghiệp để áp dụng các biện pháp quản lý và chính sách kinh doanh phù hợp.

Kinh tế tư nhân tại Việt Nam thực sự khởi sắc từ sau năm 2000 khi có sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có hệ thống quản trị minh bạch, các hoạt động tài chính, kế toán và pháp lý rõ ràng. Đây là một thách thức làm cản trở sự luân chuyển luồng vốn đến với các dự án hiệu quả, mất đi cơ hội hợp tác phát triển, gây ra các rủi ro và tranh chấp kinh doanh kéo dài.

Nội dung cơ bản của cuộc  thẩm định và đánh giá phổ biến nhất là: Thẩm đinh về tài chính (Financial Due Diligence), Thẩm định về thương mại (Commercial Due Diligence), Thẩm định về pháp lý doanh nghiệp (Legal Due Diligence), Thẩm định thuế (Tax Due diligence), Thẩm định hệ thống công nghệ thông tin (IT Due Diligence), thẩm định tài sản trí tuệ (Intellectual Property Due Diligence).

  • Thẩm định về tài chính – Financial Due Diligence bao gồm việc đánh giá thu nhập, tài sản, công nợ, dòng tiền, các khoản vay, lịch sử tín dụng, cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ. Việc đánh giá dựa trên các báo cáo gồm: Các chính sách kế toán; Doanh thu, chi phí, lợi nhuận; dòng tiền; Tài sản ròng; Thuế; Chính sách nội bộ; Các kế hoạch tài chính.
  • Thẩm định về thương mại – Commercial Due Diligence (CDD) bao gồm đánh giá khách hàng, đối thủ cạnh tranh, lĩnh vực ngành nghề, chính sách vĩ mô, triển vọng và rủi ro. Việc đánh giá thường dựa trên mô hình phân tích SWOT (Strengths – Weaknessnes – Opportunities – Threats): Thế mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Tháchthức;
  • Thẩm định về pháp lý – Legal Due Diligence (LDD) bao gồm đánh giá về hồ sơ thành lập và hoạt động, vốn và chủ sở hữu, nhân sự quản lý và cơ cấu tổ chức cũng như thẩm quyền, Quản trị quan hệ lao động và các chính sách, Các hợp đồng đang có hiệu lực, Tuân thủ về Thuế và các báo cáo kế toán, Danh mục tài sản và quyền sử dụng định đoạt, Quan hệ với ngân hàng và lịch sử tín dụng, Hệ thống giấy phép kinh doanh có điều kiện, Danh sách các quyết định phạt,  các Tranh chấp và Tố tụng có liên quan.
  • Thẩm định thuế (Tax Due diligence) bao gồm đánh giá  về các sắc thuế liên quan, hồ sơ tuân thủ, tình trạng thuế, kế hoạch thuế, các ưu đãi, các rủi ro về thuế.
  • Thẩm định hệ thống công nghệ thông tin (IT Due Diligence), bao gồm đánh giá phần mềm kế toán, hệ thống quản trị toàn doanh nghiệp (ERP), các máy chủ nội bộ, phần mềm và hệ thống mạng.
  • Thẩm định tài sản trí tuệ (Intellectual Property Due Diligence) bao gồm đánh giá các văn bằng sở hữu về bản quyền, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh.

Thủ tục Due Diligence chắc chắn cung cấp các thông tin hữu ích cho việc đưa ra quyết định kinh doanh với đối tác. Khi thực hiện thủ tục này, không nên nóng vì cơ hội dễ đến cũng sẽ đi dễ dàng, cần phản ứng nhanh nhưng phải luôn trong tâm thế chuẩn bị kỹ càng.

Là nhà tư vấn doanh nghiệp về các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh tại Việt Nam từ trước năm 2006, am hiểu qui định và văn hoá địa phương, Viva cung cấp dịch vụ độc quyền theo cách tích hợp, hài hoà đồng thời cả 05 nền tảng chuyên sâu gồm Luật kinh doanh –  Kế toán tài chính – Quản lý thuế – Quản trị quan hệ lao  động – Thủ tục hành chính trong kinh doanh cùng với  sự kế thừa kinh nghiệm tổng cộng lên đến hằng trăm năm cho mỗi công việc.

Năng lực chuyên môn sâu rộng và sựu trải nghiệm dày dạn giúp chúng tôi quản lý và thực thi các thủ tục Due Diligence theo cách đơn giản – nhanh chóng – chính xác, luôn sẵn sàng cung cấp các giải pháp chuyên môn đặc biệt, vượt lên các giới hạn thông thường và mong đợi của khách hàng.

Vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi ngay khi bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến thủ tục thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp của khách hàng hay đối tác.

Legal due diligence là gì

Tham vấn cùng chuyên gia

Xem thêm:

Thẩm định và mua bán doanh nghiệp

Thiết lập hồ sơ tín nhiệm – thẩm định giá trị doanh nghiệp

Dịch vụ cố vấn & quản trị các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh

Quản lý các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh cho một doanh nghiệp tại Việt Nam

Thành lập mới doanh nghiệp tại Việt Nam – Cơ hội rộng mở & sự khởi đầu đúng cách

THẨM ĐỊNH TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP, KHÁCH HÀNG HAY ĐỐI TÁC was last modified: Tháng Ba 31st, 2022 by admin

Due diligence là gì? due diligence bao gồm những gì? Đây là thông tin mà rất nhiều bạn cần biết trong quá trình làm việc đối với doanh nghiệp hay bất kỳ công ty nào khác.

Vì vậy, để tìm hiểu về due diligence, các bạn có thể tham khảo trong bài viết. Tất cả những thông tin hữu ích sẽ được cung cấp đầy đủ ngay phía dưới đây.

Xem thêm bài viết

Khái niệm EPS là gì? Công thức tính EPS

Tỷ số thanh toán nhanh là gì và các vấn đề cần lưu ý

Hợp đồng tương lai là gì? Ưu điểm và hạn chế

Due diligence là gì?

Due diligence có nghĩa là hoạt động thẩm tra, thường được áp dụng để điều tra về một doanh nghiệp hay tổ chức, cá nhân trước khi tiến hành ký bất kỳ bản hợp đồng nào khác. Thuật ngữ này được áp dụng phổ biến đối với cuộc thẩm tra tự nguyện. 

Đặc biệt, nghiệp vụ này rất cần thiết cho việc thu mua một công ty, doanh nghiệp hay tài sản khác. Những tiềm năng của công ty sẽ được đánh giá một cách khách quan và chi tiết nhất. Từ đó, người mua sẽ đưa ra được những quyết định chính xác và đúng đắn hơn rất nhiều.

Legal due diligence là gì
Due diligence có nghĩa là hoạt động thẩm tra, thường được áp dụng để điều tra về một doanh nghiệp hay tổ chức

Due diligence bao gồm nhiều hình thức khác nhau được tiến hành trong quá trình thẩm định kinh doanh nhằm đảm bảo tính khách quan và chính xác cao nhất. Các hình thức kiểm tra trong Due diligence gồm có: 

  • Thẩm định tài chính (Financial Due Diligence)
  • Thẩm định về mặt thương mại (Commercial Due Diligence)
  • Thẩm định trên pháp lý doanh nghiệp (Legal Due Diligence)

Bên cạnh đó, một số khía cạnh khác cũng được tiến hành rà soát thành những khía cạnh riêng như: 

  • Thẩm định thuế (Tax Due diligence)
  • Hệ thống công nghệ thông tin (IT Due Diligence)
  • Thẩm định về mặt tài sản trí tuệ (Intellectual Property Due Diligence).

Việc thẩm định đều tuân theo đúng như quy định theo Luật pháp Việt Nam và được tiến hành công tâm, minh bạch nhất có thể.

Legal due diligence là gì
Due diligence bao gồm nhiều hình thức khác nhau được tiến hành trong quá trình thẩm định kinh doanh

Thẩm định về tài chính là công việc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện. Công việc này tập trung vào việc xác minh thông tin tài chính được cung cấp nhằm có thể đánh giá các hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp theo từng mục tiêu nhất định. 

Rà soát tài chính bao gồm việc kiểm tra thu nhập, tài sản, công nợ, dòng tiền, lợi nhuận, cùng các khoản vay hiện có. Đồng thời, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

Trên thực tế, khi tiến hành FDD, nhà đầu tư thường thuê một đơn vị uy tín, đáng tin cậy có chức năng thẩm định để hỗ trợ thực hiện rà soát một cách chính xác và nhanh chóng nhất. Đặc biệt, thực hiện thẩm định  đối với các khoản mục trọng yếu của doanh nghiệp như doanh thu và chi phí.

Legal due diligence là gì
Financial Due Diligence là Thẩm định về tài chính mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện.

Thẩm định thương mại tập trung chủ yếu vào việc thẩm định môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp mục tiêu đang hoạt động. Các công việc chủ yếu bao gồm đánh giá khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh, đánh giá các giả định xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. 

CDD là yếu tố có thể chỉ rõ tương lai phát triển của công ty nhằm bổ sung trực tiếp cho FDD.

Các phương pháp phân tích thông tin cần thiết được sử dụng khi thẩm định:

– Phân tích sử dụng phương pháp SWOT (Strengths – Weakness – Opportunities – Threats): Đánh giá trên 4 khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp Thế mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức

– Phân tích KPCs (Key Purchase Criterion): Những tiêu chí mà khách hàng sử dụng khi lựa chọn sản phẩm công ty

– Phân tích CSFs (Critical Success Factors)

– Phân tích dự báo (Forecast)

Legal due diligence là gì
Due diligence bao gồm nhiều hình thức khác nhau được tiến hành trong quá trình thẩm định kinh doanh

Qua bài viết, các bạn đã biết những thông tin hữu ích về Due diligence là gì. Dựa vào yếu tố này sẽ cho cho những người đầu tư có thể đưa ra phán đoán chính xác trong việc lựa chọn doanh nghiệp mục tiêu.