Lịch sử ngoại giao là gì

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay, việc xây dựng mối quan hệ ở nhiều lĩnh vực với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới là yếu tố không thể thiếu để phát triển đất nước.

Tại Việt Nam, các nguồn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, nước ta cũng thiết lập nhiều mối quan hệ kinh tế, thương mại với các quốc gia khác. Do đó, nhu cầu nhân lực đối với ngành Quan hệ Quốc tế ngày càng nhiều hơn, là cơ hội thể hiện bản thân của những người trẻ nắm vững chuyên môn, năng động và giỏi ngoại ngữ.

Hiện nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với khoảng 180 nước thành viên Liên Hợp Quốc và quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia, vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, nước ta còn là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và thế giới.

Những con số trên phản ánh vị thế của Việt Nam trên toàn cầu và phần nào hứa hẹn một tương lai nghề nghiệp rộng mở cho sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế. Nói về triển vọng của ngành Quan hệ Quốc tế, chúng ta sẽ không quá bất ngờ nếu ngành học này vẫn chưa hề giảm độ hot trong những năm sắp tới.

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Bảng 1. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành quan hệ quốc tế

Ký hiệu

Chủ đề chuẩn đầu ra

Trình độ năng lực

1

Kiến thức và lập luận ngành

1.1

Kiến thức chung trong toàn Đại học Huế

1.1.1

Kiến thức về giáo dục chính trị

[I], [II]

1.1.2

Kiến thức về an ninh quốc phòng

[I], [II]

1.1.3

Kiến thức về giáo dục thể chất

[I], [II]

1.1.4

Kiến thức về ngoại ngữ

[I], [II], [III]

1.1.5

Kiến thức về Công nghệ thông tin

[I], [II], [III]

1.1.6

Kiến thức về pháp luật

[I], [II], [III]

1.2

Kiến thức cơ sở khối ngành

1.2.1

Vận dụng các kiến thức cơ bản về kinh tế học [kinh tế vi mô 1 và vĩ mô 1] để nhận diện và giải thích được các vấn đề, hiện tượng và sự biến động kinh tế - xã hội; Vận dụng các kiến thức cơ bản liên quan đến kế toán và quản trị để làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho kiến thức ngành Quanhệquốc tế.

[I], [II], [III]

1.3

Kiến thức chung của ngành

1.3.1

Vận dụng các kiến thức về nhập môn Quan hệ quốc tế, hiểu về công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế để xác định một số vấn đề về quan hệ kinh tế, quốc tế hiện đại và lịch sử ngoại giao Việt Nam

[I], [II], [III]

1.4

Kiến thức chuyên ngành Kinh tế quốc tế

1.4.1

Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu liên quan đến chuyênngành Chính trị quốc tế [quyền con người, toàn cầu hoá, ASEAN, chủ nghĩa tư bản hiện đại, địa chính trị, địa chiến lược] kết hớp với kiến thức về chính sách đối ngoại các nước lớn [Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ]để tìm hiểu và phân tích các chính sách, thể chế đốingoạiliên quan hiện đang được các quốc gia trên thế giới áp dụng trong xu hướng toàn cầuhoá,từ đó dự báo các hoạt động kinh tế, thương mại và chínhtrịquốc tế.

[I], [II], [III]

1.4.2

Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu liên quan đến chuyênngành Kinh tế quốc tế [đầu tư quốc tế và quản lý dự án quốc tế để quản lý, phân tích và lựa chọn dự án đầu tư giữa các quốc gia]kết hợp với việcvận dụng thành thạo các kiến thức và kỹ năng về đàm phán kinh doanh quốc tế, bảo hiểm, luật thương mại quốc tế, và thanh toán quốc tế để giải quyết các vấn đề liên quan trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.

[I], [II], [III]

1.4.3

Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu liên quan đến chuyên ngành Luật thương mại quốc tế [luật sở hữu trí tuệ, luật thương mại, luật dân sự, luật cạnh tranh] kết hợp với các kiến thức và kỹ năng về hợp đồng thương mại và đầu tư để hiểu các bộ luật và chính sách có liên quan đến luật quốc tế, tập trung vào phân tích mối quan hệ quốc tế.

[I], [II], [III]

1.4.4

Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu liên quan đến chuyên ngành Truyền thông quốc tế [nhập môn quan hệ công chúng, tiếp thị và sự kiện, truyền thông trực tuyến] kết hợp với các kỹ năng và kiến thức về tổ chức sự kiện, tâm lý học truyền thông, thương hiệu để xác định các thông tin đối ngoại, nội dung cho báo chí từ đógiải quyết các vấn đề liên quan trong lĩnh vực truyền thông quốc tế.

[I], [II], [III]

1.5

Kiến thức thực tập và tốt nghiệp

1.5.1

Vận dụng các kiến thức, kỹ năng và phương pháp đã được học đểtìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động quanhệ quốc tếtrong thực tiễn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động này.

[I], [II], [III]

2

Kỹ năng và năng lực nghề nghiệp và cá nhân

2.1

Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

2.1.1

Có khả năng lập luận tốt logic, tư duy theo hệ thống và giải quyết vấn đề liên quan đến kinh tế quốc tế

[I], [II], [III]

2.2

Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

2.2.1

Có khả năng tìm hiểu,nghiên cứu và khám phá kiến thức trong lĩnh vực Quanhệ quốc tế

[I], [II], [III]

2.3

Kỹ năng làm việc nhóm

2.3.1

Có kỹ năng làm việc theo nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm và có khả năng làm việc với các nhóm khác nhau

[I], [II], [III]

2.4

Kỹ năng hoạt động độc lập

2.4.1

Có khả năng tự chủ, tự học, tự nghiên cứu khoa học độc lập; tự quản trị thời gian và kế hoặch công việc và học tập

[I], [II], [III]

2.5

Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

2.5.1

Sử dụng thành thạo ngoại ngữ [tiếng Anh]trong giao tiếp và thực hiện công việc.

[I], [II], [III]

3

Năng lực thực hành nghề nghiệp

3.1

Có khả năng nghiên cứu, khám phá và phân tích các chínhsách đối ngoại và quan hệ quốc tế

[I], [II], [III], [IV], [V]

3.2

Tìm kiếm phát hiện cơ hội đầu tư tronglĩnh vực kinh tế quốc tế, hiểu và giải quyết các tranh chấp và mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế dựa trên luật quốc tế và chính trị quốc tế.

[I], [II], [III], [IV], [V], [VI]

3.3

Có khả năng phân tích định tính, định lượng và có khả năng phântích, tổng hợp thông tin, cũng nhưhình thành các ý tưởng về nộidung truyền thông quốc tế.

[I], [II], [III], [IV], [V]

4

Năng lực tự chủ và trách nhiệm

4.1

Tự chủ và trách nhiệm cá nhân

4.1.1

Có năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm cá nhân, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, chấp nhận rủi ro trong công việc.

[I], [II], [III]

4.1.2

Có tinh thần cầu thị, chủ động sáng tạo, say mê và khả năng đàmphán,phản biện các vấn đề liên quan đến Quanhệ quốc tế.

[I], [II], [III]

4.2

Tự chủ và trách nhiệm với nghề nghiệp.

4.2.1

Có năng lực tự chủ và trách nhiệm đối với nghề nghiệp, có ý thức và năng lực hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

[I], [II], [III]

4.3

Tự chủ và trách nhiệm với xã hội

4.3.1

Luôn tuân thủ theo pháp luật, ủng hộ và bảo vệ cái đúng, có năng lực tự chủ và trách nhiệm đối với xã hội.

[I], [II], [III]

2. Trình độ năng lựctương ứng

Nhóm

Trình độ năng lực

Mô tả

1. Biết

0.0 0.2 [I]

Có biết qua/có nghe qua

2. Hiểu

2.0 3.0 [II]

Có hiểu biết/có thể tham gia

3. Ứng dụng

3.0 3.5 [III]

Có khả năng ứng dụng

4. Phân tích

3.5 4.0 [IV]

Có khả năng phân tích

5. Tổng hợp

4.0 4.5 [V]

Có khả năng tổng hợp

6. Đánh giá

4.5 5.0 [VI]

Có khả năng đánh giá và sáng tạo

Video liên quan

Chủ Đề