Liên hệ bản thân về lời xin lỗi năm 2024

a, Mở đoạn: - Dẫn dắt vấn đề về lời xin lỗi. b, Thân đoạn: - Giải thích xin lỗi là gì ? + Nói dễ hiểu thì xin lỗi mà cách chúng ta nhận lỗi khi làm một việc gì đó không đúng với người khác. Hay trong tiếng anh thì từ xin lỗi có thể dùng để mở đầu một câu nói như: Xin lỗi, bạn có thể chỉ tôi đường đến quán ăn này,.....đại loại như thế. + Xin lỗi còn là phép lịch sự tối thiểu của một con người, từ một câu nói xin lỗi đơn giản ta cũng có thể hiểu phần nào về họ. - Ý nghĩa của lời xin lỗi: + Khi ta biết mở lời xin lỗi thì mọi lỗi lầm gây ra đều như được giải quyết đi phần nào, vẫn giữ được mối quan hệ tốt lành như lúc đầu. + Lời xin lỗi dễ nói nhưng mấy ai biết nói câu xin lỗi khi gây ra lỗi lầm, cứ tưởng làm xong rồi thơ ơ, mặc kệ người bị tổn thương, nó sẽ làm các mối quan hệ dần xấu đi, đánh mất những người xung quanh và trở thành một kẻ cô độc. + Lời xin lỗi thể hiện một con người có đạo đức, biết nhận ra lỗi lầm của bản thân và mong được tha thứ từ người tổn thương, người biết xin lỗi sẽ được mọi người quý trọng hơn, đơn giản vì họ biết xoa dịu những lỗi lầm mà mình tạo ra. - Lấy dẫn chứng: + Cái này dễ nè, bạn lấy thực tế từ bản thân bạn luôn nha - Phản biện vấn đề và đưa ra lời khuyên: + Ngược lại, có một số người luôn thờ ơ với nỗi đau của người khác do chính bản thân mình gây ra, không một lời xin lỗi, hỏi han mà còn mặc kệ, vô tâm làm sao. + Hãy có trách nhiệm với lỗi lầm của mình, lời xin lỗi mà một phép lịch sử tối thiểu, nếu còn không làm được thì chứng tỏ đạo đức quá kém, không được mài dũa từ khi còn bé. + Biết nói lời xin lỗi để làm tăng giá trị bản thân, vơi đi phần nào nỗi đau và tạo ra mối quan hệ tốt đẹp. c, Kết đoạn: - Nêu cảm nghĩ của bản thân

Bạn trẻ học về xin lỗi từ năm lớp 2 nhưng do môi trường sống không giống kiến thức sách vở, nhiều em quên thực hiện. Lời xin lỗi vốn bình thường lại trở thành "hiện tượng hiếm".

Mới đây, mạng xã hội xuất hiện hình ảnh mẩu giấy dán vào cửa kính ôtô kèm nội dung: “Do vô tình đâm vào gương ôtô, cháu xin lỗi. Liên hệ với cháu qua số điện thoại… để cháu đền ạ. Do cháu không biết chủ ôtô là ai”.

Người để lại dòng tin nhắn này là em Nguyễn Thế T., học sinh lớp 11, trường THPT Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, TP Hải Phòng.

Hành động đẹp thu hút hàng nghìn lượt thích, bình luận khen ngợi vì như lời một độc giả, “cuộc sống có những điều nhỏ nhặt nhưng không phải ai cũng làm được”.

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

Hồi tháng 10, một hành động tương tự cũng khiến cư dân mạng chia sẻ. Sau khi làm vỡ gương ôtô bên đường, người phụ nữ ở Hải Dương để lại lời xin lỗi kèm địa chỉ và số điện thoại của mình để chủ xe liên hệ.

Lời xin lỗi khiến mọi chuyện trở nên đơn giản hơn.

Cũng trong tháng 10, nữ sinh Học viện Cảnh sát Nhân dân bất ngờ nhận được chiếc gương mới cùng lời xin lỗi của người làm gãy.

Trong cả 3 trường hợp trên, sau khi nhận lời xin lỗi, chủ xe đều tỏ ra vui vẻ và sẵn sàng bỏ qua mọi chuyện.

"Ngay khi đọc lời nhắn, mình yêu đời hơn. Xã hội còn nhiều người tốt và có ý thức. Mình cũng gọi điện cho phụ nữ này và không bắt đền, chi phí sửa xe không nhiều", chủ nhân chiếc xe ở Hải Dương chia sẻ.

Nhiều người thừa nhận rằng họ gặp không ít trường hợp bỏ trốn sau khi gây thiệt hại và hy vọng ngày càng có nhiều người biết cách nhận lỗi, xin lỗi khi làm sai.

Độc giả Nguyễn Phong kể hàng ngày, anh bắt gặp rất nhiều chuyện bức xúc, từ giật vé số đến gây tai nạn rồi bỏ chạy. Có thể vì thế, hành động xin lỗi tưởng rất bình thường lại trở thành "hiện tượng lạ" và trở nên đáng quý.

Nhiều khi chỉ một lời xin lỗi đơn giản cũng có thể biến chuyện phức tạp thành đơn giản, “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nó cũng cho thấy thái độ sống có trách nhiệm giữa người với người.

“Con người nên dũng cảm nhìn nhận cái sai của mình và nói lời xin lỗi, sửa sai biết cách cảm ơn khi cần. Như vậy, người khác sẽ không gây khó khăn hay có tỏ ra nặng nhẹ với mình”, bạn Nguyễn Văn Tiệp bình luận.

Xin lỗi – biết nhưng không thực hiện

Tuy nhiên, không ít người tỏ ra khó hiểu, thậm chí nghi ngờ vì cho rằng xã hội này hiếm ai chịu khó dừng lại chỉ để ghi một lời xin lỗi.

Theo lời TS Trần Thành Nam [ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội], người trẻ bất ngờ trước hành động bình thường này vì không nhiều người làm điều tương tự, dù ai cũng biết cần xin lỗi khi sai.

Trên thực tế, bài học về nhận và sửa lỗi được đưa vào giảng dạy trong chương trình đạo đức lớp 2. Sách Giáo dục công dân lớp 6 cũng đề cập cách sống lịch sự, lễ độ, bao gồm việc biết xin lỗi đúng lúc. Nội dung này được nhắc lại trong phần Công dân với đạo đức ở môn Giáo dục công dân lớp 10.

Nội dung bài học về lời xin lỗi được đề cập đến trong sách bài tập Đạo đức lớp 2. Ảnh: Nguyễn Sương.

Tuy nhiên, dù được định hướng từ nhỏ, nhiều bạn trẻ vẫn quên mất cách nói lời xin lỗi và coi việc bỏ qua những sai lầm của bản thân là chuyện bình thường.

TS Trần Thành Nam cho rằng nguyên nhân nằm ở việc học sinh thiếu điều kiện, môi trường thực hành để biến kiến thức từ sách vở thành hành động thực tế, trở thành giá trị, thái độ sống của chính bản thân.

Ông cũng nhận định hiện nay, việc dạy môn Đạo đức và Giáo dục công dân ở trường mới chỉ dừng lại ở truyền đạt kiến thức, chứ chưa rèn luyện kỹ năng.

Cũng như một số môn học khác, việc thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong môn Giáo dục công dân không dễ. Giáo viên luôn muốn hướng người học áp dụng kiến thức sách vở vào thực tế nhưng quá trình đó có không ít khó khăn.

Cô Thu Phương, giáo viên ở Hà Tĩnh, lý giải vấn đề nằm ở hai nguyên nhân chính.

Thứ nhất, với thời lượng chương trình hiện tại, giáo viên chỉ đáp ứng được nhiệm vụ truyền đạt kiến thức. Trong khi đó, quá trình biến kiến thức thành kỹ năng cần đến thời gian cho các hoạt động ngoại khóa chứ không thể chỉ phụ thuộc tiết học trên lớp.

Thứ hai, những gì học sinh học ở trường và thực tế cuộc sống chưa ăn nhập. Rõ ràng, các em được dạy phải biết nhận lỗi khi mắc sai lầm nhưng nhiều người xung quanh, từ giáo viên đến bố mẹ lại không có thói quen nói lời xin lỗi.

Sự trái ngược này khiến kiến thức học được ở trường trở nên thiếu thuyết phục, hành vi đạo đức không thể trở thành thói quen đạo đức.

“Rõ ràng, học sinh tiểu học được dạy cảm ơn, xin lỗi và thực hiện điều đó rất tốt. Nhưng trong quá trình trưởng thành, các em không được người lớn uốn nắn, lại nhiễm thói quen không hay từ những người xung quanh nên quên luôn việc áp dụng bài học cơ bản này”, nữ giáo viên giải thích.

Vì thế, việc tạo môi trường để học sinh thực hành kiến thức đạo đức rất quan trọng.

TS Trần Thành Nam cho rằng ít nhất, trong hai môi trường gần gũi nhất với trẻ là nhà trường và gia đình, mọi người phải tuân thủ những giá trị đạo đức cơ bản, tạo điều kiện để trẻ thực hành những gì được học từ sách vở.

Ngoài ra, nêu gương là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất. Các trường hợp thực tế về xin lỗi như câu chuyện nam sinh Hải Phòng hay phụ nữ ở Hải Dương là những tấm gương cần được phổ biến tới người khác, đặc biệt là trẻ em.

“Hành động của T. bình thường nhưng hiếm gặp và nó cần được nhân rộng, ít nhất trong gia đình, khu phố, trường học”, TS Nam nói.

Nguyễn Sương

bài học về lời xin lỗi nam sinh xin lỗi sau khi làm vỡ gương bài học sau khi làm vỡ gương hành động tử tế hành động đẹp lời xin lỗi sau khi làm vỡ gương

Chủ Đề