Lo chuyện bao đồng tiếng Anh là gì

TT - Mỗi khi có ai đó nói rằng anh là người không bình thường, anh đáp lại bằng một nụ cười hiền. Người ta bảo anh điên, anh chỉ cười, nụ cười nhẹ tênh... Người đời nghi ngại anh, duy chỉ có những người bệnh tâm thần, những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ gọi anh bằng ba - tiếng ba đúng âm hưởng của tình phụ tử!

Lo chuyện bao đồng tiếng Anh là gì

Phóng to

Dù công việc bận rộn nhưng trên khuôn mặt của anh Hoàng lúc nào cũng rạng rỡ nụ cười - Ảnh: Thế Anh

Chính anh là người khơi lên ngọn bấc sắp tàn về tình người trong những hoàn cảnh bi đát nơi đầu đường xó chợ. Tên anh là Lương Trung Hoàng, một giám đốc 50 tuổi, đã quyết định bỏ phố về vườn để lo chuyện bao đồng thiên hạ...

1

Nỗi đau của người khác cũng là nỗi đau của bản thân tôi Hẹn anh đến mấy bận nhưng chẳng lần nào gặp được. Lúc thì anh đưa đứa con trong mái ấm của mình đi cấp cứu, lúc lại phải đi lo đất để chôn cất một người già mới vừa nằm xuống. Một chiều mưa, tôi đánh liều tìm về huyện Thống Nhất (Đồng Nai) dù biết khó có thể gặp anh. Hỏi đường, anh chỉ nói đến gần cuối xã Gia Tân 2, có con đường nhỏ, rẽ trái, thấy biển bán nhà thì đó chính là nhà anh.

Vừa bước vào nhà, tôi đã suýt bật ngửa vì một anh chàng to cao, chân đầy thẹo ghẻ, đôi mắt đờ đẫn giơ tay chào theo kiểu nhà binh: Con không có tên, 80 tuổi, nặng 160kg.... Ấy là anh chàng tâm thần được bố Hoàng đưa về cách nay hai năm từ đường phố Biên Hòa, đến nay vẫn chưa có tên. Phòng bên cạnh là nơi các cụ già đãng trí đang lô bô những câu chuyện không đầu không đuôi. Hỏi chuyện, một bà cụ cho hay: Bà không có quê, nhà ở tận Cây Bưởi, năm nay 30 tuổi rồi.... Cũng bà cụ ấy, một lát sau tôi hỏi lại thì bà lại nói: Nhà tui ở xóm Cây Mít, năm nay 80 tuổi, chưa chồng.... Ở một góc khác của căn nhà là mấy đứa trẻ với đôi mắt trong veo đang chơi đùa bỗng dưng dừng lại khi có khách lạ. Chúng khoanh tay lễ phép: Mời chú ngồi chơi, đợi bố Hoàng con về....

Tại khu nhà bếp, những người tỉnh táo nhất đang cố xoay xở lo bữa cơm trưa. Đứa lớn ẵm đứa nhỏ, những đôi mắt nhòe ướt chốc chốc lại ngó ra cửa như chờ đợi. Em nín đi, tí xíu bố Hoàng về với em, nín đi cưng... - bé Trần Thị Anh với đôi chân khập khiễng cố dỗ dành em. Một lát sau, ngôi nhà đã chật càng thêm chật bởi mấy thanh niên nữa đi làm về. Cố mãi nhưng tôi chẳng thể nào định danh được ngôi nhà kỳ lạ này. Trước nhà không một tấm bảng giới thiệu cụ thể, trong nhà có cả người bệnh tâm thần, người già, trẻ em, thanh niên vừa học vừa làm... Nhẩm tính, căn nhà khoảng 150m2 được chia làm sáu phòng cho khoảng 80 người ở với đầy đủ mọi thể trạng của xã hội. Người ở vùng quê này quen gọi đó là mái ấm của bố Hoàng!

Nhưng điều kỳ lạ hơn, những con người giang hồ tứ xứ, người bệnh tâm thần, người tỉnh táo này lại rất ngoan hiền dưới bàn tay chăm sóc của một người đàn ông. Dù già hay trẻ, họ đều gọi anh bằng ba, bằng bố thân thiết, ngoại trừ những lúc trái gió trở trời, khi cơn điên hay uẩn ức từ quá khứ trở về!

2

Chẳng hiểu sao, mỗi lần gặp mặt là tôi bị hút mắt bởi nụ cười của anh. Nụ cười hồn nhiên, thanh thản đến kỳ lạ. Hỏi chuyện, anh lại cười: Tôi cười vì cảm thấy hạnh phúc khi được phục vụ những người kém may mắn. Được chăm sóc, sẻ chia những nỗi đau của người khác là niềm hạnh phúc của tôi!.

Trước đây anh Hoàng vốn là giám đốc của một cơ sở chuyên kinh doanh gia súc khá lớn ở Đồng Nai. Không chỉ buôn bán trong nước, đối tác khách hàng của anh còn ở Trung Quốc, Campuchia... Những tưởng con đường kinh doanh sẽ cuốn anh ra khỏi những hoài bão thời trai trẻ, không ai ngờ một ngày đầu năm 2007, anh đùng đùng về nhà bàn với vợ: Tui sống với bà và con đến đây là đủ rồi, phần đời còn lại tôi sẽ hiến tặng những người bất hạnh.

Với số tiền dành dụm được từ thời kinh doanh, anh cất một dãy nhà trọ ở Biên Hòa cho thuê. Số còn lại anh về huyện Thống Nhất mua căn nhà rồi mở cửa đón nhận những mảnh đời bất hạnh. Mái ấm của bố Hoàng ra đời từ đấy, tháng 9-2007. Lúc đầu vợ con anh chẳng mấy bằng lòng, nhưng can ngăn hoài không được nên cũng đành chấp nhận. Chị Kim, vợ anh, chia sẻ: Có phải bây giờ ổng mới làm việc bao đồng đâu, thời về Kiên Giang kinh doanh ổng cũng đã làm nhiều việc động trời rồi. Ngày thì quần quật việc công ty, tối thì lân la các công viên, ngõ hẻm đến tận 2g-3g sáng mới về. Lúc thì dẫn về bà cụ bị tâm thần, lúc thì thằng nhỏ bụi đời hôi hám... Ổng nuôi lứa này đến lứa khác, cuối cùng tụi nó cũng bỏ ổng mà đi hết. Lúc đầu tui cũng can ngăn ổng, nhưng biết tính ổng đã nghĩ là làm nên chẳng thể cản nổi. Nói thiệt, hiện tại tâm trí tôi cũng chẳng ổn lắm. Lúc thấy giận, lúc thấy thương, lúc lại thấy vui vui vì những việc ổng làm... Ai đời từ ngày mở mái ấm, một mình tui lo cho bốn đứa con, còn ổng thi thoảng mới ghé nhà. Mà ghé nhà lần nào cũng mượn tiền tui. Lúc thì nói có bà cụ bị bệnh, lúc thì nói có đứa con đang nằm viện... Ổng mượn cả trăm lần rồi mà chưa thấy trả lần nào.

Đem chuyện này kể với anh, anh chỉ cười: Nói vậy chứ bả với mấy đứa con tui còn sướng chán. Nhiều người còn khốn khổ hơn mình nhiều. Tui đang phải mượn chuồng của bà con quanh xóm nuôi thêm bầy heo 16 con để bớt mượn tiền bả đây nè....

3

Mái ấm của anh lúc đầu dự  định chỉ nuôi những trẻ em lang thang, cơ nhỡ. Hằng ngày anh đi khắp công viên, bãi rác tìm cách chuyện trò với đám trẻ lang thang. Anh tìm hiểu từng hoàn cảnh một, đứa nào có bố mẹ thì anh tìm cách đưa về nuôi rồi khuyên nhủ, dạy dỗ sau đó trả về cho gia đình. Đứa nào không có cha mẹ thì anh nuôi nấng, cho đi học bổ túc văn hóa.

Anh kể: Nhiều lần tui bị đám chăn dắt trẻ em, giang hồ dằn mặt vì dám dụ đệ tử bọn chúng bỏ địa bàn. Phần lớn các em sống giang hồ từ nhỏ nên tính khí thất thường lắm. Lúc đầu các em thường nói dối, nhưng tôi vẫn kiên nhẫn và tin rằng mầm thiện trong các em sẽ trỗi dậy. Có em mới về thì khai bố mẹ chết hết rồi. Nhưng sau vài tháng chung sống, qua những câu chuyện gà mẹ, gà con mà tôi lượm lặt được, tuổi thơ trong chúng lại trở về... Đến nay, tôi đã tìm được gia đình cho hơn 300 trường hợp.

Biết anh luôn dang tay đón nhận những mảnh đời khốn khó, hễ ở đâu có người lang thang là người ta lại gọi anh. Dần già số người trong mái ấm của anh ngày một đông, các hoàn cảnh cũng ngày một đa dạng hơn. Người bị tâm thần, đứa bị não úng thủy..., anh chẳng từ chối một trường hợp nào. Phần lớn những mảnh đời đến đây đều không nhớ tên hoặc cố tình không nhớ tên thật của mình để quên đi quá khứ. Anh lại đặt cho họ một cái tên để bắt đầu một cuộc sống mới. Căn nhà cũ quá chật, anh thuê thêm căn nhà bên cạnh để có chỗ cho mọi người nương thân. Bây giờ anh lại tính bán nốt căn nhà này để dời ra nơi xa hơn cho rộng rãi.

4

Trong số những đứa trẻ gắn bó lâu nhất với anh Hoàng ở mái ấm này có lẽ là Nguyễn Văn Trí. Bị bố đánh, Trí lang thang gia nhập đám giang hồ chuyên trộm cướp tài sản. Bị công an bắt, do còn ở tuổi vị thành niên nên Trí được anh Hoàng bảo lãnh đem về nuôi. Bằng tình thương của một người cha thực thụ, anh Hoàng đã cảm hóa được Trí. Em cho biết: Bố Hoàng đã cứu cuộc đời con, nếu không giờ này chắc con cũng nghiện ngập hoặc tù mọt gông mất rồi. Nhờ bố Hoàng mà giờ này con có nghề nghiệp đàng hoàng. Con sẽ ở lại với bố Hoàng mãi mãi để lo cho các em trong mái ấm....

Không chỉ cưu mang những mảnh đời cơ nhỡ, bất hạnh mà trong xóm có chuyện gì người ta cũng gọi đến anh như một chỗ dựa tinh thần. Ngoài đường xảy ra tai nạn giao thông, nhiều người xúm lại nhưng chẳng ai dám động tay. Chỉ một cuộc điện thoại, mấy phút sau đã thấy anh có mặt. Nếu người bị tai nạn còn sống thì anh sẽ sơ cứu rồi đưa vô bệnh viện. Người đã chết thì anh tìm cách đưa thi thể về với người thân. Đem chuyện này ra kể, bác Phạm Văn Ngữ, chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã, cho biết: Mới hôm qua, trên đường đi làm tui gặp anh Hoàng đang hớt ha hớt hải ẵm một cụ già bị trúng gió. Ở đây, nói về tình người thì có lẽ không ai qua anh Hoàng được....

Tưởng như con người luôn cười ấy chẳng bao giờ thấy cô đơn trong mái ấm thân thương đó, ấy vậy mà anh nói vẫn có lúc anh cảm thấy đơn độc. Ấy là những lúc anh chứng kiến sự lạnh lùng, vô cảm của con người với nhau trong cuộc sống. Đó là những lúc một mình anh đưa tiễn những cụ già ở mái ấm về nơi vĩnh hằng mà không bao giờ biết được tên thật, họ hàng thân thích...

Lo chuyện bao đồng tiếng Anh là gì

Phóng to

Anh Hoàng tắm rửa cho một cháu bé bị não úng thủy - Ảnh: Thế Anh

Hằng ngày, tờ mờ sáng người ta đã thấy anh lặn lội ra chợ chọn mớ rau, con cá như một người mẹ. Trưa về lại vô bếp, giặt giũ, tắm rửa cho lũ trẻ và hì hục cho heo ăn. Chiều xuống lại ngồi trò chuyện, tâm sự với bọn trẻ, cụ già như những người bạn. Đó là chưa kể những ngày anh phải vào, ra bệnh viện vì các con đổ bệnh. Lại có lúc mặt mũi anh đầy máu vì những lần lên cơn của đám thanh niên trong nhà. Ấy vậy mà trên khuôn mặt anh luôn thường trực một nụ cười...

Video liên quan