Lỗi kéo theo xe khác phạt bao nhiêu

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm hành vi người điều khiển phương tiện để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh [trừ phương tiện chuyên dụng].

Khi tham gia giao thông, tôi gặp nhiều trường hợp người đi xe máy kéo theo xe khác hoặc dùng chân đẩy xe khác gây mất trật tự an toàn giao thông và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông. Với những trường hợp này bị xử phạt thế nào? [Quốc Huy, Ba Đình, Hà Nội] hỏi.

Qua tìm hiểu tại Cục Cảnh sát giao thông [Bộ Công an] được biết:

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm hành vi người điều khiển phương tiện để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh [trừ phương tiện chuyên dụng].

Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định xử phạt hành vi người điều khiển xe môtô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng - 400.000 đồng.

Trường hợp người điều khiển xe vi phạm quy định trên mà gây ra tai nạn giao thông, thì còn bị tước giấy phép lái xe từ 2 tháng - 4 tháng.

Đối với người điều khiển ôtô thì bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe ôtô kéo theo xe khác, vật khác [trừ trường hợp kéo theo một rơmoóc, sơmi rơmoóc hoặc một xe ôtô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được]; điều khiển xe ôtô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe kéo rơmoóc, sơmi rơmoóc kéo thêm rơmoóc hoặc xe khác, vật khác; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau.

Trường hợp người điều khiển xe vi phạm quy định trên mà gây ra tai nạn giao thông, thì còn bị tước giấy phép lái xe từ 2 tháng  đến 4 tháng.

Đối với xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác thì bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe  thực hiện hành vi người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

Khi đang điều khiển phương tiện trên đường, việc kéo, đẩy theo xe khác là vô cùng nguy hiểm.

Theo Báo LĐ

Tải về:

  • TỔNG HỢP MỨC PHẠT CÁC LỖI THƯỜNG GẶP THEO NGHỊ ĐỊNH 100.doc

Ngày hỏi:10/01/2020

Với trường hợp xe máy bị hử hỏng hoặc hết xăng trên đường mà không thể tiếp tục chạy được nữa. Được một xe khác kéo hoặc đẩy đi. Vậy việc đẩy, kéo đó có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Nếu có là bao nhiêu?

Nội dung này được Ban biên tập LawNet tư vấn như sau:

Tại Điểm k Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Trong đó có.

Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

Trường hợp thực hiện hành vi nêu trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Nguồn:

THƯ KÝ LUẬT

Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, Quý độc giả cần xem Căn cứ pháp lý của tình huống này để có thông tin chính xác hơn.


Tôi điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm và có kéo theo xe máy của vợ bị hỏng. Cho tôi hỏi có quy định về trường hợp xe máy không được kéo theo xe khác không? Lỗi vi phạm của tôi bị xử phạt như thế nào?

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất: quy định về việc kéo theo xe máy

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật giao thông đường bộ năm 2008: 

“Điều 29. Xe kéo xe và xe kéo rơ moóc

1. Một xe ô tô chỉ được kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và phải bảo đảm các quy định sau đây:

a] Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực;

b] Việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng;

c] Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu.

2. Xe kéo rơ moóc phải có tổng trọng lượng lớn hơn tổng trọng lượng của rơ moóc hoặc phải có hệ thống hãm có hiệu lực cho rơ moóc.

3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

a] Xe kéo rơ moóc, xe kéo sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác;

b] Chở người trên xe được kéo;

c] Kéo theo xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô.”

Như vậy, theo quy định này thì pháp luật chỉ cho phép xe ô tô được kéo xe khác khi đủ điều kiện. Pháp luật nghiêm cấm hành vi cấm điều khiển xe kéo theo xe mô tô khác. Do đó, việc bạn điều khiển xe máy kéo theo một xe khác thì đã vi phạm quy định của luật giao thông đường bộ.

Thứ hai, mức xử phạt lỗi điều khiển xe máy kéo theo xe khác năm 2020

Căn cứ Điểm k, Khoản 4, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

k] Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;”

Theo đó, trường hợp bạn đi xe máy kéo theo một xe bị hỏng đằng sau sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Thứ nhất, về mức phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm năm 2020

Căn cứ Điểm i và Điểm k Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i] Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

k] Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”

Như vậy, người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật giao thông đường bộ trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

–>Chưa đủ tuổi điều khiển xe máy thì bị xử phạt như thế nào?

Công ty có thể cho tôi biết tại sao tôi thấy ô tô kéo xe khác thì không bị phạt vi phạm nhưng đến lượt tôi thì tôi lại bị phạt tiền. Và mức phạt vi phạm như thế nào? Nếu tôi chậm lên nộp phạt thì có bị tính tiền lãi không? Nếu tôi lên xử lý biên bản muộn nhưng điều khiển xe trong thời gian bị tạm giữ giấy phép lái xe thì bị xử phạt lỗi gì?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về ô tô kéo xe khác, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, quy định về việc ô tô kéo xe khác

Căn cứ Điều 29 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về xe kéo xe và xe kéo rơ moóc:

“1. Một xe ô tô chỉ được kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và phải bảo đảm các quy định sau đây:

a] Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực;

b] Việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng;

c] Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu“.

Như vậy, với quy định trên một xe ô tô chỉ đượcô tô kéo xe khác là một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và phải bảo đảm các điều kiện:

– Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực;

–  Việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng;

–  Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu

Thứ hai, quy định về việc xử phạt trường hợp ô tô kéo xe khác

Theo quy định tại Điểm h Khoản 3 và Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h] Điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác, vật khác [trừ trường hợp kéo theo một rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được]; điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau;

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;”

Như vậy, pháp luật chỉ cho phép xe ô tô được kéo theo một rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được. Và khi ô tô kéo xe khác phải phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra, cũng với lỗi này mà bạn gây ra tai nạn giao thông bạn sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

-->Mức phạt lỗi điều khiển xe ô tô kéo theo một xe khác là bao nhiêu?

Thứ ba, xử lý trường hợp chậm nộp phạt

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

“Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”

Như vậy, có thể thấy trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà bạn không đi nộp phạt thì sẽ coi là nộp phạt giao thông chậm. Khi đó, bạn sẽ bị tính tiền lãi và khi nộp phạt thì tiền lãi sẽ được cộng vào để tính ra mức phạt bạn phải đóng. Số tiền nộp phạt = tổng số tiền phạt chưa nộp + [tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x số ngày chậm].

Dịch vụ tư vấn online về Giao thông đường bộ: 19006172

Thứ tư, xử lý trường hợp điều khiển xe khi bị tạm giữ giấy tờ nhưng biên bản quá hạn

Căn cứ khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định như sau:

“Điều 78. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

2. Để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ”

Như vậy, đối chiếu quy định trên, khi biên bản xử phạt đã quá hạn, người lái xe vẫn chưa đến trụ sở để tiến hành giải quyết mà vẫn tiếp tục lái xe thì sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy phép lái xe.  Về mức phạt với lỗi không có Giấy phép lái xe bạn có thể tham khảo bài viết: Điều khiển ô tô không có giấy phép lái xe xử phạt thế nào?

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về xử phạt hành chính khi ô tô kéo xe khác, bạn vui lòng liên hệ  Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được giải đáp thắc mắc.

-->Mức phạt đối với lỗi điều khiển ô tô kéo theo xe khác, vật khác

Video liên quan

Chủ Đề