Lối nói trại âm là gì

Chơi chữ  Văn 7

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,  làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Ví dụ

Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.

2. Các lối chơi chữ thường gặp là:

Dùng từ ngữ đồng âm (như bài ca dao trên)

Dùng lối nói trại âm (gần âm):

Sánh với Na-va ranh tướng Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

Dùng cách điệp âm:

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Dùng lối nói lái:

Con cá đối bỏ trong cối đá,

Con mèo cái nằm trên mái kèo,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa:

+ Trái nghĩa:

Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.

(Phạm Hổ)

+ Đồng nghĩa:

Chuồng gà kê sát chuồng vịt

(kê, yếu tố Hán Việt, có nghĩa là gà)

+ Gần nghĩa (cùng trường nghĩa):

Chàng Cóc ơi ! Chàng Cóc ơi !

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.

(Hồ Xuân Hương)

(Các từ dùng trong bài đều là họ nhà cóc: nhái bén, chẫu chàng, nòng nọc, chẫu chuộc).

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU

I. Thế nào là chơi chữ

Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Ví dụ:

Nửa đêm, giờ tí, canh ba,

Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi.

(Ca dao)

Câu ca dao đã sử dụng lối chơi chữ: vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi để chỉ cùng một đối tượng, điều này đã tạo sự hấp dẫn, thú vị của câu ca dao.

Đọc bài ca dao và trả lời câu hỏi:

Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.

1. Từ lợi trong bài ca dao được dùng với hai nghĩa:

Lợi 1: lợi, hại.

Lợi2: răng lợi.

2. Việc sử dụng từ lợi ở cuối câu của bài ca dao là dựa vào hiện tượng đồng âm của từ ngữ.

3. Việc sử dụng từ lợi như trên đã tạo ra sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho bài ca dao hấp dẫn, thú vị.

II. Các lối chơi chữ

Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sông hằng ngày, trong thơ văn,, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố

Các lối chơi chữ thường gặp là:

Dùng từ ngữ đồng âm: có thể xem bài ca dao trên.

Dùng lối nói trại (gần âm).

Ví dụ

Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông

Nó bảo nhau rằng ấy ái uông

(Hồ Xuân Hương)

Dùng cách điệp âm:

Ví dụ: Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

Mộng mị mỏi mòn mai một mọt

Mĩ miều may mắn mây mà mơ.

(Tú Mỡ)

Dùng lối nói lái:

Ví dụ:

Mang theo một cái phong bì

Trong đựng cái gì? Đựng cái đầu tiên!

Nói lái; đầu tiên nghĩa là tiền đâu.

Ta thường gặp cách nói lái trong ngôn ngữ đòi thường như:

quản gia >   giả quan

mau co >   mo cau

Cưa ngọn >  con ngựa

hiện đại . >  hại điện

Làm xương cho sáo     >  làm sao cho sướng..,

Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa:

Ví dụ:

Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?

Núi và non là từ đồng nghĩa; già và non là từ trái nghĩa.

Đi tu, Phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không.

(Ca dao)

Thịt chó và thịt cầy là những từ gần nghĩa.

Chỉ rõ lối chơi chữ trong các câu:

(1). Sử dụng lối nói trại âm (gần âm): ranh tướng  danh tướng.

(2). Sử dụng cách điệp âm.

(3). Sử dụng lối nói lái:

cá đối > cối đá

mèo cái >    mái kèo

. Dùng từ trái nghĩa: sầu riêng > < vui chung

C. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

1. Bài tập nêu ra hai yêu cầu:

Đọc bài thơ của Lê Quý Đôn trong SGK, trang 165.

Xác định các lối chơi chữ được sử dụng trong bài thơ.

Lối chơi chữ được sử dụng trong bài thơ chủ yếu là dùng từ đồng âm.

Mỗi dòng thơ đều có tên một loài rắn: liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu Lỗ, hổ mang ngoài ra, mỗi từ này đều có nghĩa:

rắn: cứng đầu, bướng bỉnh.

hổ lửa: tủi hổ, xấu hổ với ngọn lửa.

mai gầm: luôn quát mắng, nhắc nhở con học hành.

ráo: khô ráo.

lằn: vết roi in ở lưng.

Trâu, Lỗ: tên nước, quê hương của Mạnh Tử, Khổng Tử

hổ mang: xấu hổ, mang tiếng.

2. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

Xác định các tiếng chỉ các sự vật gần gũi nhau.

Xác định cách nói đó có phải là chơi chữ không?

Cụ thể:

Gâu (1): thịt, mỡ, dò (giò), nem, chả.

Câu (2): nứa, tre, trúc, hóp.

Các cách nói này cũng là một lối chơi chữ: vừa dùng từ ngữ đồng âm, vừa dùng các từ cùng trường nghĩa.

3. Bài tập này yêu cầu các em sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo (báo Hoa học trò, Thiếu niên, Tiền phong, Văn nghệ..).

Học sinh tự làm.

4. Trong bài thơ, Bác Hồ tỏ lòng cảm ơn bà Hằng Phương (SGK, trang 166), Bác Hồ dùng lối chơi chữ dựa trên từ đồng âm. Cụ thể là từ cam:

Cam1: quả cam.

Cam2: (lấy trong thành ngữ khổ tận cam lai): ngọt (đến ngày được hưởng hạnh phúc, sung sướng).

Video liên quan