Lỗi vượt đèn vàng oto phạt bao nhiêu

Hiện nay, các phương tiện tham gia giao thông thường rất dễ mắc phải lỗi vượt đèn đỏ tại các ngã tư. Việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông cho mình và các phương tiện khác.

Do đó, mức xử phạt với những phương tiện vượt đèn đỏ cũng được tăng đáng kể trong thời gian gần đây để răn đe các lái xe. Đồng thời, tại những giao lộ, ngã tư lớn, hệ thống camera an ninh cũng được lắp đặt để giám sát, xử phạt các phương tiện vi phạm.

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ mới nhất năm 2023

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ năm 2023.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định, lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị xử phạt vi phạm giao thông với các mức cụ thể như sau:

- Người điều khiển phương tiện giao thông là xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện], xe thô sơ các loại bị phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng theo điểm Đ khoản 2 điều 8.

- Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng theo điểm A khoản 5 điều 5 đối người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi vượt đèn đỏ và hình phạt bổ sung sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng theo điểm B khoản 11 điều 5.

- Phạt tiện từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy theo quy định tại Điểm E khoản 4 điều 6.

Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng theo điểm B khoản 10 điều 6.

- Theo điểm Đ khoản 5 điều 7, người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng [trước đây phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng].

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 1 - 3 tháng theo điểm A khoản 10 điều 7.

Vượt đèn vàng có lỗi không?

Hiện nay, vẫn còn nhiều luồng ý kiến tranh cãi xoay quanh việc các phương tiện vượt đèn vàng liệu có lỗi hay không?

Theo đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 có quy định, vượt đèn vàng là vi phạm luật giao thông đường bộ và mức phạt cụ thể như sau:

- Đối với xe máy, xe mô tô, xe máy điện: theo điểm e khoản 4 và điểm b khoản 10 Điều 6, chủ phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 600 nghìn đồng đến 1 triệu đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

- Đối với ô tô, xe tương tự ô tô [bao gồm ô tô điện]: theo điểm e khoản 4 và điểm b khoản 10 Điều 6, lỗi vượt đèn vàng ô tô và xe tương tự chủ phương tiện sẽ bị phạt 3 - 5 triệu đồng khi vượt đèn đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng, nếu có gây tai nạn sẽ từ 2-4 tháng.

- Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện: theo điểm C Khoản 1 Điều 8 sẽ người điều khiển sẽ bị phạt mức 100- 200 nghìn đồng khi vượt đèn vàng.

- Máy kéo, xe máy chuyên dùng: điểm đ khoản 5 và điểm a-b khoản 10 Điều 7 có quy định, chủ những phương tiện này sẽ bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng thời tước giấy phép lái xe [đối với xe máy kéo] và Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GT đường bộ [đối với xe máy chuyên dùng] trong 1-2 tháng hoặc 2-4 tháng nếu có gây tai nạn.

- Người đi bộ: theo điểm b khoản 1 Điều 9, người đi bộ sẽ bị xử phạt từ 60 - 100 nghìn đồng khi vi phạm vượt đèn vàng.

Như vậy, vượt đèn vàng, đèn đò, người điều khiển phương tiện giao thông đều vi phạm luật giao thông đường bộ và bị xử phạt hành chính với các mức quy định khác nhau.

CSGT có cần chứng minh hình ảnh?

Theo Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT đã quy định rõ, chỉ một số lỗi vi phạm giao thông bắt buộc phải ghi lại hình ảnh người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông mới có thể lập biên bản, ra quyết định xử phạt được. Cụ thể, các lỗi như Chạy quá tốc độ, một số lỗi xử lý nguội qua hình ảnh camera…

Trong khi đó, với lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông” [vượt đèn đỏ/vàng], CSGT là người làm nhiệm vụ bằng mắt thường phát hiện vi phạm và tiến hành dừng xe thông báo vi phạm, tiến hành lập biên bản xử lý và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản đó.

Như vậy, lỗi vi phạm “Không chấp hành đèn tín hiệu giao thông” không cần phải chứng minh bằng hình ảnh.

Lỗi vượt đèn đỏ hoặc không chấp hành hiệu lệnh đèn vàng trong giao thông là hành vi vi phạm nghiêm trọng. Theo quy định của Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người vi phạm sẽ bị áp dụng mức phạt hành chính tương ứng với từng loại phương tiện, đồng thời mất quyền lái xe. Điều này nhằm đảm bảo kỷ luật và an toàn giao thông, góp phần giảm nguy cơ tai nạn trên đường.

Thế nào là lỗi vượt đèn đỏ?

Tín hiệu đèn đỏ trong đèn giao thông chỉ thị cấm các phương tiện di chuyển. Theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch dừng trên đường. Trường hợp không có vạch dừng, người sử dụng phương tiện cũng phải dừng trước đèn giao thông theo chiều đi.

Theo quy định, vi phạm vượt đèn đỏ xảy ra khi người điều khiển phương tiện không dừng lại khi đèn tín hiệu đã chuyển sang màu đỏ. Điều này là vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm. Những người vi phạm hành vi này khi tham gia giao thông sẽ chịu mức xử phạt tương ứng.

Quy định về lỗi vượt đèn đỏ ô tô theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Lỗi vượt đèn đỏ ô tô phạt bao nhiêu tiền?

Nhiều người thắc mắc về mức phạt vượt đèn đỏ khi sử dụng phương tiện giao thông. Mức phạt này thay đổi tùy theo loại phương tiện. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển ô tô vi phạm vượt đèn đỏ và không tuân thủ hiệu lệnh giao thông sẽ bị phạt từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng.

Lỗi vượt đèn đỏ ô tô có bị giữ bằng lái không?

Ngoài mức phạt hành chính, việc vượt đèn đỏ còn có thể dẫn đến các hình phạt bổ sung khác. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chủ phương tiện vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng. Trong trường hợp gây tai nạn giao thông, thời gian tước bằng lái sẽ kéo dài từ 02 - 04 tháng.

Quy định về mức phạt lỗi vượt đèn đỏ ở các phương tiện khác

Đối với người điều khiển các loại phương tiện giao thông như máy kéo hay xe máy chuyên dùng, mức phạt vượt đèn đỏ được quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019 như sau:

Phạt hành chính: 2.000.000 - 3.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng bằng lái xe [đối với máy kéo] hoặc giữ chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [đối với xe máy chuyên dùng] từ 1 đến 3 tháng. Trong trường hợp gây tai nạn, thời gian tước bằng lái xe kéo dài từ 2 đến 4 tháng.

Lỗi ô tô vượt đèn đỏ rẽ phải có bị phạt không?

Trường hợp xe ô tô vượt đèn đỏ và rẽ phải không tuân thủ quy định hoặc tín hiệu đèn giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Phạt hành chính: 4.000.000 - 6.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe [bằng lái] từ 1 đến 3 tháng.

Trong trường hợp vượt đèn đỏ và gây tai nạn, thời gian tước bằng lái kéo dài từ 2 đến 4 tháng.

Khi tham gia giao thông, tại các ngã tư, người điều khiển phương tiện thường dễ dàng nhận thấy biển báo "Đèn đỏ được phép rẽ phải". Tuy nhiên, không phải tất cả các tình huống ngã tư đều cho phép vượt đèn đỏ để rẽ phải. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt. Để tránh vi phạm, người tham gia giao thông cần tập trung quan sát và nắm rõ những tình huống được phép vượt đèn đỏ để rẽ phải. Một số trường hợp người điều khiển phương tiện vẫn được phép di chuyển khi đèn đỏ và rẽ phải, bao gồm:

Khi di chuyển trên đường, người lái xe thường gặp các biển báo phụ cho phép rẽ phải, thường xuất hiện tại các ngã tư. Có một số tình huống người lái xe có thể rẽ phải khi có các báo hiệu sau:

Trên đèn giao thông có biểu tượng mũi tên màu xanh, cho phép xe rẽ phải.

Hiệu lệnh từ người điều khiển giao thông. Trong trường hợp các tín hiệu giao thông xuất hiện đồng thời, người lái xe cần tuân thủ thứ tự ưu tiên: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông [cảnh sát giao thông hoặc người được giao nhiệm vụ], tiếp theo là tín hiệu đèn giao thông, sau đó là biển báo hiệu, và cuối cùng là các dấu hiệu trên mặt đường

Bên cạnh đó, một số loại xe ưu tiên được miễn khỏi xử phạt khi vượt đèn đỏ bao gồm xe cứu hỏa, xe cứu thương đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, đoàn xe có cảnh sát hỗ trợ và điều khiển, cùng các xe tham gia nhiệm vụ phòng chống thiên tai hoặc theo quy định của pháp luật khác.

Vượt đèn vàng bị xử phạt không?

Đèn vàng là tín hiệu giao thông xuất hiện trước khi chuyển sang đèn đỏ, thường được gọi là thời gian dừng. Khi gặp đèn vàng, lái xe nếu đang di chuyển với tốc độ cao và dừng lại không an toàn, có thể tiếp tục đi tiếp. Tuy nhiên, nếu xe di chuyển từ xa với tốc độ chậm và kịp thời dừng lại an toàn, lái xe cần tuân thủ hiệu lệnh đèn vàng và dừng lại.

Lỗi vượt đèn đỏ không đúng luật cũng như lỗi phạt đèn vàng là hai điểm cần được lái xe chú ý. Khi đèn đỏ cấm di chuyển, đèn vàng yêu cầu dừng trước vạch. Nếu đã vượt qua vạch, tiếp tục di chuyển. Đèn vàng nhấp nháy đòi hỏi giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ và phương tiện khác. Không tuân thủ những hiệu lệnh này gây lỗi và bị xử phạt.

Mức xử phạt hành chính cho lỗi vượt đèn vàng tùy thuộc vào từng loại phương tiện giao thông, được quy định như sau:

Người đi bộ: Phạt từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

Người đi xe đạp, xe đạp điện: Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Xe máy, xe máy điện: Phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Xe máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.

Xe ô tô: Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Cộng thêm, người điều khiển phương tiện sẽ phải chấp nhận việc bị tước bằng lái xe trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng.

Hiểu rõ và tuân thủ các quy định liên quan đến việc vi phạm lỗi vượt đèn đỏ và đèn vàng là một nhiệm vụ cần thiết và vô cùng quan trọng đối với mọi người khi tham gia giao thông. Điều này không chỉ đảm bảo sự an toàn cho người điều khiển phương tiện mà còn giúp họ biết cách ứng phó một cách thích hợp khi gặp phải tình huống này trong quá trình tham gia giao thông.

Để khám phá và trải nghiệm những tính năng cùng công nghệ tiên tiến trên các dòng xe Toyota, đáp ứng mọi yêu cầu về an toàn và linh hoạt khi tham gia giao thông, bạn hoàn toàn có thể đăng ký lái thử ngay hôm nay. Đừng ngần ngại, thông tin chi tiết về các mẫu xe sẽ được cung cấp để bạn có cái nhìn toàn diện và chọn lựa tốt nhất.

Vượt đèn vàng phạt bao nhiêu 2023?

... Theo đó, nếu ô tô vượt đèn vàng trong trường hợp pháp luật quy định phải dừng lại sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe. Ngoài ra, người lái xe còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Khi nào vượt đèn vàng bị phạt?

Như tại mục 2 đã phân tích, hành vi vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt hành chính khi đèn đã từ màu xanh chuyển sang màu vàng mà người điều khiển phương tiện đã di chuyển vượt quá vạch dừng thì được đi tiếp hoặc trường hợp ở gần vạch dừng nhưng xác định việc dừng lại thấy nguy hiểm thì mới được tiếp tục đi, nếu xác định không ...

Người đi xe máy vượt đèn vàng phạt bao nhiêu?

Xe máy, xe mô tô, xe máy điện: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện vi phạm lỗi vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng - 01 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng [điểm e khoản 4, điểm b khoản 10 Điều 6].

Vượt đèn đỏ bị giữ bằng bao lâu?

Lỗi vi phạm bị giữ bằng lái xe từ 1 đến 3 tháng: - Vượt đèn vàng, vượt đèn đỏ. - Chạy xe vượt quá tốc độ quy định từ 20 - 35km/h. - Không tuân thủ hiệu lệnh của cảnh sát giao thông [CSGT].

Chủ Đề