Lớp học ngôn ngữ ký hiệu ở tphcm

Ngôn ngữ ký hiệu, hay ngôn ngữ dấu hiệu, thủ ngữ dùng để chỉ cách thức biểu đạt sử dụng đôi bàn tay thay cho âm thanh của tiếng nói. Ngôn ngữ ký hiệu do người điếc [deaf, hoàn toàn không thể nghe thấy] và người khiếm thính [hard-of-hearing, nghe kém] tạo ra nhằm giúp họ có thể giao tiếp với nhau trong cộng đồng của mình và với những người nghe nói trong xã hội.

Tại chuỗi cà phê KymViet, khách hàng đến quán luôn có thể gọi món dễ dàng khi sử dụng cuốn thực đơn sẵn có, hoặc lựa chọn sử dụng những thủ ngữ đơn giản để giao tiếp với nhân viên pha chế người điếc tại quán. Tuy nhiên, việc không được tiếp cận thủ ngữ một cách bài bản đôi khi lại trở thành rào cản khiến người nghe nói không "dám" sử dụng thủ ngữ, vì sợ "nói" sai, dẫn đến cảm giác ngại ngùng, xấu hổ. Vì vậy, họ chọn cách đơn giản hơn là sử dụng thực đơn.

Phần đông trong cộng đồng "người Nghe" [có khả năng nghe bình thường] hay dùng từ “khiếm thính” và tránh dùng từ “điếc”. Nhưng trong cộng đồng những người không có khả năng nghe thì họ tự gọi mình là người Điếc.

Lớp học thử nghiệm đầu tiên được truyền cảm hứng từ một bài hát

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kéo dài một tháng để mừng sinh nhật 09/03 của thành viên Min Yoongi [BTS] do blog Floral Wings chủ trì, một lớp học ngôn ngữ ký hiệu thông qua lời bài hát đã được mở ra. Đại diện của blog chia sẻ: "Vào mùa hè năm 2021, thần tượng của chúng mình - BTS đã cho ra mắt một bài hát mang tên 'Permission to dance', trong đó một số động tác vũ đạo được lấy cảm hứng từ ngôn ngữ ký hiệu của cộng đồng người điếc. Từ lúc đó, chúng mình đã luôn muốn có thể tiếp cận được với văn hóa điếc và ngôn ngữ ký hiệu trong thế giới của các bạn ấy. Tuy nhiên, mãi đến tháng 3 năm nay, khi Hà Nội bắt đầu dần mở cửa trở lại, chúng mình mới có cơ hội được thực hiện dự định này. Và may mắn làm sao, KymViet đã hoàn toàn ủng hộ ý tưởng đó."

Theo blogger, việc đến KymViet, mua một cốc nước để ủng hộ quán là một điều tốt, nhưng điều này sẽ không giúp được công chúng hiểu hơn về văn hóa điếc. "Mô hình quán cà phê người điếc không hề xa lạ trên thế giới này, đó là cách mà hàng trăm ngàn con người trên thế giới nỗ lực để truyền tải văn hóa điếc đến với số đông, mở một cánh cửa khiến người điếc có thể tự tin và hòa nhập. Mình tin nếu kiên trì lan tỏa, sẽ ngày càng có nhiều người hiểu hơn, và đó cũng là những điều mà thần tượng của chúng mình đang truyền tải."

Ngôn ngữ ký hiệu Hàn Quốc trong bài hát "Permission to dance" đã truyền cảm hứng cho blog Floral Wings mở ra lớp học Ngôn ngữ ký hiệu cùng KymViet.

Một cú chạm rất khẽ vào thế giới người Điếc

Floral Wings cũng nhận định, một lớp học 2 tiếng thì chỉ có thể là một "cú chạm" nhẹ với cả một nền văn hóa lớn lao, nhưng nếu những nội dung được truyền đạt một cách thú vị, chắc chắn sẽ thu hút được nhiều người và "nảy mầm" những điều tốt đẹp.

Lớp học trải nghiệm do cô Nguyễn Thị Đính, hiện là người phụ trách đội ngũ nhân viên pha chế của KymViet, trực tiếp giảng dạy. Mọi học viên đã được giới thiệu những kiến thức căn bản về thủ ngữ, cách thức chào hỏi và gọi cà phê ngay tại KymViet, cũng như một số đoạn trong bài hát "Permission to dance".

Cô Đính cũng cho biết, trên thế giới có rất nhiều kiểu ngôn ngữ ký hiệu, và những gì được học là hệ thống ký của người Việt Nam. Không chỉ vậy, thế giới người điếc cũng có thể có "teencode", khi những bạn trẻ sẽ sử dụng thủ ngữ một cách phóng khoáng và cá tính hơn.

Giảng viên Nguyễn Thị Đính hướng dẫn cách gọi đồ uống trong quán cà phê.
Trần Ngọc Mai, người điếc, trợ giảng lớp học, nhân viên pha chế tại quán cà phê KymViet.
Cô Đính cho biết, việc tiếp xúc với các bạn câm điếc trong thời gian dài đã khiến cô luôn có phong thái tương đối từ tốn, và người học cũng cần hết sức nhẫn nại mới có thể bước chân được vào thế giới của ngôn ngữ ký hiệu.
Học viên sẽ được chỉnh dáng tay để có thể truyền đạt được ngôn ngữ người điếc một cách chính xác nhất.

Mỹ Hạnh [giáo viên tiếng Nhật] đã đưa con gái của mình đến trải nghiệm lớp học: "Trước giờ, mình luôn nghĩ rằng người khuyết tật sẽ rất khó hòa nhập cộng đồng. Thế nhưng, những nơi như lớp học này của KymViet đã làm thay đổi suy nghĩ của mình về người điếc nói riêng cũng như người khuyết tật nói chung. Mình mong rằng lớp học thủ ngữ sẽ được tổ chức định kỳ để mình có thể tìm hiểu nhiều hơn."

Trường Giang [freelance designer] cũng có chung suy nghĩ tích cực về lớp học: "Đây là một trải nghiệm khá là tuyệt vời. Học ngôn ngữ ký hiệu ở KymViet hôm nay khiến tôi có cảm giác khá khó tả, như thể được khai sáng một ngôn ngữ thứ hai của chính người Việt. Những kiến thức mới mẻ này khiến tôi rất hào hứng và phấn khích."

Anh cũng cho biết thêm: "Thực ra việc học ngôn ngữ ký hiệu với một người bình thường cũng không dễ dàng gì. Một lớp học trải nghiệm ngắn không thể truyền tải được sâu sắc tất cả mọi thứ, nhưng lớp học mở đầu này khiến tôi muốn tìm hiểu và học hỏi nhiều hơn nữa."

Sau khi lớp học thử nghiệm đầu tiên kết thúc tốt đẹp, trao đổi với Ngày nay, anh Kiều Tuấn, quản lý của KymViet có tiết lộ dự định kiện toàn lại giáo trình giảng dạy ngôn ngữ ký hiệu căn bản, sau đó đưa vào ứng dụng một cách bài bản hơn trong chuỗi cà phê KymViet, hiện đã có 3 cơ sở tại Hà Nội và đang nghiên cứu mở rộng ra Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.

Những nỗ lực này không những làm phong phú thêm các hoạt động của KymViet, mà còn tạo cơ hội cho những người điếc được hòa nhập một cách bình thường và thoải mái hơn với xã hội. Giống như bà Martine Lejeau Perry, người mở ra quán ngôn ngữ ký hiệu Le Café Signes [Paris] từng nói: "Người điếc sợ thế giới nghe, sợ không hiểu, và người có thể nghe sợ người điếc. Nhưng mọi người đều học hỏi, và đây là một cuộc hành trình cho tất cả mọi người."

Mỗi học viên sẽ được nhận bảng chữ cái ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam để có thể tự ôn tập sau lớp học.
Cô Nguyễn Thị Đính và các học viên của lớp học trải nghiệm Ngôn ngữ ký hiệu.
Học viên nhí chăm chú nghe giảng tại lớp học.

KymViet khởi đầu với phân xưởng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Một phần lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm này được sử dụng để xây dựng không gian kết nối cộng đồng KymViet Space. Tại đây, khách hàng có thể tham gia trải nghiệm để thấu hiểu cuộc sống của người khuyết tật: lắng nghe chia sẻ của họ trong các buổi trao đổi, tham quan khu vực làm việc của họ, học cách giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu, thử làm công việc khâu thú bông. Bằng cách này, cộng đồng có thể thay đổi nhận thức sai lệch về người khuyết tật nói chung và người điếc nói riêng thông qua trải nghiệm và cảm nhận không gượng ép.

KymViet chính thức trở thành thành viên Mạng lưới Sáng kiến phát triển vì cộng đồng NICE vào năm 2020.

Bài hát được hướng dẫn thể hiện bằng ngôn ngữ ký hiệu trong lớp học.

* Ảnh do KymViet cung cấp

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

trình độ lớp: Cơ bản
Nội dung : + Lý thuyết: Người khiếm thính, Lịch sử NNKH, các NNKH chính tại Việt Nam
+ 10 bài thực hành ký hiệu
+ Lý thuyết: Các phương pháp và kỹ thuật giao tiếp, Kỹ thuật ra dấu, Văn hóa Điếc
Ngày khai giảng : 09/12/2012
Thời gian học : Chiều chủ nhật, 13h30 - 15h30
Địa điểm 

học : 106/13 hòa bình ,p.hòa thạnh, q. tân phú [nhà mình ]Học phí : 200.000 VNĐ/khóa 2 tháng/ngườiđiện thoại : 0909759945

mail : 

phụ trách : lữ kim vinh [ phiên dịch viên NNKH cho trường đại học văn lang]

Ở nước ta, việc chăm lo, hỗ trợ của xã hội đối với cuộc sống người khiếm thính để họ có thể tiếp cận với cuộc sống, hoà nhập với cộng đồng còn quá ít, đa số mới dừng ở mức trách nhiệm và tình thương của gia đìnhRào cản ngôn ngữ, làm người khiếm thính bị cô lâp, các phương tiện truyền thông , giáo dục không đến được với họ, dẫn đến việc ý thức của họ không được nâng cao, tư tưởng dễ bị lệch lạc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho bản thân họ và xã hội, đồng thời mất đi điều kiện, cơ hội để học tập, làm việc và hòa nhập với xã hội cộng đồngĐể người khiếm thính có thể hòa nhập vào xã hội thì cách tốt nhất là đưa ngôn ngữ ký hiệu vào trong cuộc sống nhưng ngôn ngữ ký hiệu [NNKH] vẫn chưa được xem trọng, và không được quản bá rộng rãi

không ích những hoàn cảnh thương tâm về người khiếm thính trên các mặt báo .xót xa cho cuộc sống của họ nên mình quyết định làm 1 việc có tính nhân văn là mở lớp dạy NNKH cho người bình thường ^^ 

10 lý do học ngôn ngữ ký hiệu1. Một cách thể hiện mình ấn tượng. Trong khi bạn bè còn chưa bao giờ biết "Ngôn ngữ Ký hiệu" là gì, bạn đã có thể giao tiếp bằng tay thoăn thoắt. Thật tuyệt vời và và rất khó quên với mọi người xunh quanh. 2. Có cơ hội để hòa mình vào cộng đồng người câm điếc, một cộng đồng rất đặc biệt với vô vàn khác biệt trong tư duy và lối sống. Bạn sẽ có những trải nghiệm không thể nào quên. 3. Có cơ hội trở thành một trong những thủy tổ của ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam trong tương lai [nếu bạn đủ khả năng và sự sáng tạo, tất nhiên rồi]. 4. Biết một phương tiện giao tiếp thay thế khi miệng đang sử dụng vào việc khác, hoặc tai đang không thể nghe được. Hoặc chỉ đơn giản là muốn gây ấn tượng với cô/cậu bé xinh xắn đằng kia.5. Một cách phát triển tư duy biểu đạt hoàn hảo. Giao tiếp bình thường chúng ta cũng đã sử dụng đến 70% ngôn ngữ cơ thể, chỉ 30% ngôn ngữ nói thôi. Vậy sao không hoàn thiện 70% khả năng giao tiếp không lời của chúng ta? 6. Một phương tiện giao tiếp riêng tư hữu hiệu. Bạn thỉnh thoảng có thấy các cô/cậu bé chuyển cho nhau những mẩu giấy nhỏ để trao đổi riêng tư không? Quên nó đi, chúng mình ra ký hiệu nhanh, hiệu quả và thú vị hơn nhiều. 7. Một phương tiện vô cùng thuận lợi đi thi game show truyền hình. 8. Khoa học tí chút: học ngôn ngữ ký hiệu giúp não phát triển về tư duy hình tượng và sáng tạo, nó là tổng hợp của việc học múa và hội họa.9. Ngôn ngữ ký hiệu sẽ sớm trở thành một ngôn ngữ phổ dụng tại Việt Nam. Như Hoa Kỳ chặng hạn, ngôn ngữ ký hiệu của họ [ASL] chỉ đứng sau tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha thôi. 

10. Cuối cùng, học ngôn ngữ ký hiệu vì một tấm lòng nhân ái. Chúng ta sẽ có thể giúp đỡ rất nhiều cho cộng đồng người câm điếc

Gợi ý cho bạn

Hiệp Hội Kendo Hà Nội - Hanoi Kendo Asociation [ Hka] Trải Qua Hơn Một Thập Kỷ Hình Thành Và Phát Triển Trên Con Đường Đem Kiếm Đạo Nhật Bản, Văn Hoá Tinh Thần Kỷ Luật Tới Với Cộng Đồng Các Bạn Thiếu Nhi, Học Sinh, Sinh Viên, Người Đi Làm, Thậm Chí...

T Hông Báo V/V: Huấn Luyện An Toàn Trong Sử Dụng Hoá Chất Theo Nghị Định 113 Tư Vấn Xây Dựng Kế Hoạc Phòng Ngừa, Ứng Phó Sự Cố Hoá Chât 1, Huấn Luyện An Toàn Trong Sử Dụng Hoá Chất Theo Nghị Định 113 - Tình Hình Tai Nạn Lao Động Hiện Nay

My Assignment Help Provides Assignment Writing, Essay Writing, Thesis Writing, Dissertation Writing, Coursework, Homework, Case Study, Best Criminal Law Assignment Help And Online Exam Helps For The Students In Australia. We Offer 24&Times;7 Customer...

Sân Thanh Xuân Tầng 3 Trung Tâm Thanh Thiếu Niên Trung Ương - Số 3 Nguyễn Quý Đức [ Mặt Đường ] - Thanh Xuân Tập Tối 3: 19H30 - 21H00 &Amp; Sáng Cn Từ 8H30 - 10H00

Hiệp Hội Kendo Hà Nội - Hanoi Kendo Association - H.k.a Được Thành Lập Vào Năm 2008, Trải Qua Hơn Một Thập Kỷ Hình Thành Và Phát Triển. Với Mong Muốn Xây Dựng Cộng Đồng Luyện Tập, Rèn Luyện Giá Trị Tinh Hoa Của Bộ Môn Kiếm Đạo Nhật Bản, Giúp Mỗi...

Hiệp Hội Kendo Hà Nội Câu Lạc Bộ Kendo Thanh Xuân Liên Tục Tuyển Sinh Các Lớp Mọi Lứa Tuổi Lịch Tập Luyện Hàng Tuần: Tối Thứ 3 Từ 19H30 - 21H00 &Amp; Sáng Cn Từ 8H30 - 10H00 Địa Chỉ: Trung Tâm Thanh Thiếu Niên Trung Ương - Số 3 Nguyễn Quý...

Trung Tâm Hà Ngọc [ Luxury Piano ] * Cho Thuê Đàn Piano Tập Tại Trung Tâm Giá 20,000 / Giờ Tại Quận 11 - Tphcm Nhận Chiêu Sinh Học Piano &Ndash; Guitar &Amp; Piano Đệm Hát &Ndash; Thanh Nhạc Học Phí 270,000 / Tháng. Có Phòng Học Dành C

Công Ty C Ổ Ph Ầ N Giáo D Ụ C Và Phát Tri Ể N Nhân L Ự C Ht Vi Ệ T Nam Add: 74 Ngụy Như Kon Tum &Ndash; Nhân Chính &Ndash; Thanh Xuân &Ndash; Hà Nội Điện Thoại: 04 6681 2429 &Ndash; 04 6680 5676 Hotline : 0978 853 181 &Ndash; 0978 789 058[Ms

Video liên quan

Chủ Đề