Luật nghĩa vụ quân sự năm 2005 có mấy chương bao nhiêu Điều

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ(NVQS )

     Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân.

     - Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm
 tròn nghĩa vụ bảo vệ rổ quốc.

   - Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá.

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

1.  Giới thiệu khái quát về luật

 Luật NVQS gồm: Lời nói đầu, 11 chương, 71 điều.

 Bố cục:

Chương 1: Gồm 11 điều: Những quy định chung. Chương 2: Gồm 5 điều: Việc phục vụ tại ngũ của sĩ quan và binh sĩ. Chương 3: Gồm 4 điều: Việc chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ. Chương 4: Gồm 16 điều: Việc nhập ngũ và xuất ngũ. Chương 5: Gồm 8 điều: Việc phục vụ của sĩ quan binh sĩ dự bị. Chưong 6: Gồm 4 điều: Việc phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp. Chương 7: Gồm 9 điều: nghiũa vụ và quyền lợi của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và dự bị. Chương 8: Gồm 5 điều: Việc đăng ký nghĩa vụ quân sự Chương 9: Gồm 6 điều: Vịệc nhập ngũ theo lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ, việc xuất ngũ theo lệnh phục viên. Chưong 10: Gồm 1 điều: Xử lý vi phạm.

Chương 11: Gồm 2 điều: Điều khoản cuối cùng.

2. Nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ quân sự năm 2005:

a. Những quy định chung.

* Một số khái niệm:
    - NVQS là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong quân đội nhân dân  việt nam.Làm nghĩa vụ quân sự gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong nghạch dự bị.

+Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ .

+Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị..
+Công dân làm nghĩa vụ quân sự ( tại ngũ và dự bị ) tuổi đời từ đủ 18 tuổi đến hết 45  tuổi.

* Nghĩa vụ của quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị.

- Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, nhân dân và nhà nước CHXHCN việt nam. Nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ vững chắc tổ quốc việt nam XHCN và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

- Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.

- Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nứơc, điều lệnh điều lệ của quân đội .

- Ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ, rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật, thể lực, không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu.

*Những nghĩa vụ quân nhân nói lên bản chất cách mạng của quân đội, của mỗi quân nhân và yêu cầu họ phải luôn trao dồi bản chất cách mạng đó.

- Mọi quân nhân ( tại ngũ và dự bị ) trong thời gian tập trung làm nhiệm vụ có quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Mọi công dân nam: không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ văn hoá hay nơi cư trú…có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong quân đội nhân dân việt nam.

- Do phụ nữ có đặc điểm về thể chất và sinh hoạt, khó hoạt động trong quân đội nên luật quy định:  “Công dân nữ trong độ  tuổi  từ 18 - 40 có chuyên môn cần cho quân đội , trong thời bình phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luỵện. Nếu tự nguyện có thể được phục vụ tại ngũ. Trong thời chiến: Theo quy định của chính phủ, công dân nữ được gọi nhập ngũ và đảm nhiệm công tác thích hợp”.

b. Chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ.

- Huấn luyện quân sự phổ thông ( giáo dục quốc phòng ).

- Đào tạo cán bộ nhân viên có chuyên môn kỹ thuật cho quân đội

- Đăng ký nghĩa vụ quân sự  và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam giới đủ 17 tuổi - nhằm nắm chắc lực lượng để gọi thanh niên nhập ngũ năm sau.

c. Phục vụ tại ngũ trong thời bình.

- Lứa tuổi gọi nhập ngũ là nam công dân từ đủ 18 tuổi -> hết 25 tuổi.

* Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình:
  + Hạ sĩ quan binh sĩ là 18 tháng.
  + Đối với hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan binh sĩ trên tàu hải quân là 24 tháng.

  + Thời gian đào ngũ không tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.

* Những người sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

  + Người có anh, chị em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.

  + Người đang học ở các trường phổ thông dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, công an, đại học do chính phủ quy định.

* Những người sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

+ Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1. Con của bệnh binh hạng 1   

+ Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ.

  + Một con trai của thương binh hạng 2.

  + Thanh niên xung phong, cán bộ, công nhân viên chức  nhà nước, cán bộ các tổ chức chính trị xã hội đã phục vụ từ 24  tháng trở lên ở vùng cao có nhiều khó khăn, vùng sâu.

* Chế độ chính sách đối vớ hạ sĩ quan binh sĩ phục vụ tại ngũ:

  + Được đảm bảo cung cấp kịp thời, đủ định  lượng đúng chất lượng về lương thực thực phẩm,quân trang thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, được đảm bảo chỗ ở, phụ cấp hàng tháng và nhu cầu về văn hoá tinh thần phù hợp với tính chất, nhiệm vụ trong quân đội.

  + Từ 2 năm trở đi được nghỉ phép ,từ tháng thứ 19 trở đi được hưởng thêm 200% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng, từ tháng thứ 25 được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng.Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác. Được tính nhân khẩu ở gia đình khi gia đình được cấp hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở hoặc đất canh tác.

  + Đựơc hưởng chế độ ưu tiên mua vé đi lại bằng các phương tiện giao thông.

  + Được ưu đãi về bưu phí.

d. Xử lý các vi phạm luật NVQS.

- Xử lý các vi phạm luật NVQS nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và triệt để của pháp luật.

    - Người nào vi phạm các quy định về đăng ký NVQS, tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, gọi quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, lợi dụng chức quyền, quyền hạn để làm trái hoặc cản trở việc thực hiện các quy định trên đây hoặc vi phạm các quy định khác của luật NVQS thì tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ mà bị xử lí ký luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

III.Trách nhiệm của học sinh:

a. Học tập QS, chính trị, rèn luyện thể lực do nhà trường tổ chức.

- Điều 17 luật NVQS quy định: “ Việc huấn luyện quân sự(QS )  phổ thông cho HS – SV ở các trường thuộc chương trình chính khoá, hiệu trưởng các trường có trách nhiệm tổ chức, huấn luyện QSphổ thông cho thanh niên ở các cơ sở mình”.

* Trách nhiệm của HS đang học ở các trường:

+ Phải học tập xong chương trình GDQP theo quy định.

+ Có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đầy đủ trong học tập rèn luyện, phấn đấu đạt kết quả cao.

+ Kết hợp học đi đôi với hành, vận dụng kiến thức đã học vào việc xây dựng nếp sống văn minh chấp hành đầy đủ các quy định trong luật NVQS.

b. Chấp hành những quy định về đăng ký NVQS.

 Tuổi đăng ký NVQS: Mọi công dân nam đủ 17 tuổi trong năm. Vào tháng 4  hàng năm theo lệnh gọi của chỉ huy quân sự quận, huyện.

- Ý nghĩa của việc đăng ký NVQS :

+ Đăng ký NVQS để nắm tình hình bản thân, gia đình học sinh. Giúp cho việc tuyển chọn, gọi nhập ngũ chính xác.

+ Đảm bảo công bằng xã hội trong thực hiện luật NVQS.

+ Học sinh phải đăng ký kê khai đầy đủ chính xác đúng thời gian quy định.

c. Đi kiểm tra sức khoẻ và khám sức khoẻ:

- Trách nhiệm của cơ quan

- Trách nhiệm của HS:

+ Đi kiểm tra và khám sức khoẻ theo giấy gọi của ban chỉ huy quân sự huyện.

+ Đi đúng thời gian, địa  điểm theo quy định trong giấy gọi.

+ Khi kiểm tra hoặc khám sức khoẻ, phải tuân theo đầy đủ các nguyên tắc thủ tục ở phòng khám.

d. Chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ.

- Trách nhiệm của cơ quan. Lệnh gọi nhập ngũ phải đưa trước 15 ngày.

- Trách nhiệm của công dân được gọi nhập ngũ:

+ Phải có mặt đúng thời gian địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.

+ Công dân nào kkhông thể đúng thời gian phải có giấy chứng nhận của uỷ ban nhân dân.

     + Công dân không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị xử lý theo điều 69 của luật NVQS  vẫn nằm trong diện gọi nhập ngũ cho đến hết 25 tuổi.