Luật thai sản mới nhất năm 2023

Video: Mang thai bao nhiêu tuần thì được nghỉ hưởng chế độ thai sản?

Vợ tôi hiện đang mang thai được bốn tháng và hiện vẫn đang phải đi làm. Xin hỏi, điều kiện để vợ tôi được nghỉ chế độ thai sản được luật quy định như thế nào?

Bạn đọc viva710… @gmail.com

Luật sư Lê Văn Bình, Đoàn luật sư TP.HCM, trả lời: Theo quy định tại Điều 31 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ sinh con sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản thì phải đóng BHXH từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Trường hợp khi mang thai mà phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì lao động nữ phải đáp ứng hai điều kiện sau thì mới được giải quyết chế độ thai sản: Thứ nhất là đã có thời gian đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên. Thứ hai là có thời gian đóng BHXH từ đủ ba tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

Do đó, nếu có đủ điều kiện nêu trên, lao động nữ sẽ được giải quyết hưởng chế độ thai sản. Cụ thể, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là sáu tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm một tháng.

Ngoài ra, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá hai tháng.

Như vậy, theo quy định hiện hành lao động nữ đang mang thai sẽ được nghỉ trước khi sinh tối đa là hai tháng.

TP. HCM, ngày 20/07/2022

Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia [NCSC], nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Quyết định cũng ban hành kèm theo phụ lục Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp DSPHSK sau ốm đau, thai sản, NLĐ-BNN gồm mức độ thực hiện; cơ quan thực hiện; đối tượng thực hiện, các trường hợp áp dụng, thành phần hồ sơ; số lương hồ sơ; mẫu biểu kê khai; trình tự thực hiện; cách thức thực hiện; thời hạn giải quyết; kết quả giải quyết.

Cụ thể, trường hợp áp dụng bao gồm:

Đối với hưởng chế độ ốm đau: Áp dụng đối với NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do TNLĐ- BNN phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở KCB có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở KCB có thẩm quyền. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định ở trên.

Lưu ý, không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp NLĐ bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP. NLĐ nghỉ việc điều trị lần đầu do TNLĐ- BNN. NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.

Ban hành dịch vụ công trực tuyến Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe thuộc lĩnh vực thực hiện chính sách BHXH. Ảnh: VGP

Đối với hưởng chế độ thai sản: NLĐ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; Lao động nữ đặt vòng tránh thai, NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản; Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

Lưu ý, NLĐ theo quy định nêu trên phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Đối với hưởng trợ cấp DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ- BNN: NLĐ đã nghỉ hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định kể cả NLĐ mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi. NLĐ đang tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc sau khi điều trị ổn định thương tật do TNLĐ hoặc bệnh tật do BNN bị suy giảm KNLĐ từ 15% trở lên, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi.

Thành phần hồ sơ đối với NLĐ bao gồm:

Chế độ ốm đau: NLĐ điều trị nội trú cần chuẩn bị: Bản sao Giấy ra viện của NLĐ hoặc của con NLĐ dưới 7 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở KCB thì thay bằng bản sao Giấy báo tử; trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở KCB có thể hiện thời gian vào viện. Trường hợp chuyển tuyến KCB trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.

Điều trị ngoại trú, NLĐ chuẩn bị bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Trường hợp NLĐ hoặc con của NLĐ KCB ở nước ngoài: Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy KCB do cơ sở KCB ở nước ngoài cấp.

Chế độ thai sản: Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; NLĐ thực hiện biện pháp tránh thai mà điều trị nội trú thì cần Bản sao Giấy ra viện của NLĐ; trường hợp chuyển tuyến KCB trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc bản sao Giấy chuyển viện. Đối với trường hợp điều trị ngoại trú thì cần Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc bản sao Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Lao động nữ sinh con chuẩn bị Bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con. Trường hợp con chết sau khi sinh: Bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con, bản sao Giấy chứng tử hoặc Trích lục khai tử hoặc bản sao Giấy báo tử của con; trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp Giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc Giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì có thêm bản sao Giấy chứng tử hoặc Trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.

Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm Biên bản GĐYK của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ. Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.

Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật BHXH số 58/2014/QH13 thì có thêm một trong các giấy tờ sau: Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai. Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai. Trường hợp phải GĐYK: Biên bản GĐYK. Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK. Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con thì có thêm bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

Trường hợp NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi: Bản sao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con: Bản sao Giấy chứng sinh hoặc Bản sao giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh của con; trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà Giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của của cơ sở KCB thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp Giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

Lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con: Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con. Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp Giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản sao Giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết. Trường hợp lao động nam đồng thời hưởng chế độ do nghỉ việc khi vợ sinh con và hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thì tiếp nhận một lần hồ sơ như nêu ở trên.

Để giải quyết chế độ cho NLĐ, đơn vị SDLĐ chuẩn bị Bản chính Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK [mẫu 01B-HSB].

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Lập, nộp hồ sơ

NLĐ hưởng chế độ ốm đau, thai sản: Lập hồ sơ theo quy định tại mục thành phần hồ sơ và nộp cho đơn vị SDLĐ trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Đơn vị SDLĐ: Tiếp nhận hồ sơ từ NLĐ. Đối với hưởng trợ cấp DSPHSK: Thủ trưởng đơn vị SDLĐ phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở căn cứ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ- BNN, tình trạng sức khỏe của NLĐ và quy định của chính sách để quyết định về số NLĐ, số ngày nghỉ DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN theo quy định [trường hợp chưa thành lập công đoàn cơ sở thì người sử dụng LĐ quyết định]. Lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK [mẫu số 01B-HSB] trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ NLĐ theo quy định [hoặc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp DSPHSK sau ốm đau, thai sản]; nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị SDLĐ đóng BHXH.

Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định

Bước 3: Nhận kết quả: Đơn vị SDLĐ, NLĐ nhận kết quả giải quyết của cơ quan BHXH.

Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ: NLĐ nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị SDLĐ.

Đơn vị SDLĐ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng một trong các hình thức sau: Qua giao dịch điện tử: đơn vị SDLĐ lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam, Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc qua tổ chức I-VAN; nếu chưa chuyển đổi hồ sơ giấy sang dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy đến cơ quan BHXH qua bưu chính. Qua dịch vụ Bưu chính. Trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Nhận kết quả:

Đơn vị SDLĐ: Nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK [Mẫu C70a-HD] theo hình thức đã đăng ký [trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua bưu chính hoặc qua giao dịch điện tử]. Nhận tiền trợ cấp cơ quan BHXH chuyển qua tài khoản của đơn vị để chi trả cho NLĐ đăng ký nhận bằng tiền mặt tại đơn vị SDLĐ.

NLĐ nhận tiền trợ cấp bằng một trong các hình thức sau: Thông qua đơn vị SDLĐ. Thông qua tài khoản cá nhân. Trực tiếp nhận tại cơ quan BHXH trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH. Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại Dịch vụ công “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Thời hạn giải quyết: Tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Kết quả giải quyết: Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp DSPHSK [Danh sách C70a-HD]. Tiền trợ cấp.

Dịch vụ công [DVC] Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN sẽ được kết nối, tích hợp để cung cấp trên Cổng DVC ngành BHXH Việt Nam và trên Cổng DVC Quốc gia, áp dụng từ ngày 15/6/2022./.

Theo Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Chủ Đề