Luộc khoai mì trong bao lâu

Cách luộc khoai mì thường được cho là rất đơn giản thế nhưng thực tế không chỉ có một cách làm. Ngoài cách luộc mì thông thường, còn có cách luộc với nước cốt dừa rất thơm ngon và hấp dẫn. Hôm nay, caonguyenfood.com sẽ mách bạn cách làm này, đảm bảo ai thưởng thức cũng rất thích thú vì vị ngon lạ miệng của một món ăn bình dân nhưng dễ chinh phục bất khẩu vị nào.

Đang xem: Cách luộc khoai mì không độc

Luộc khoai mì trong bao lâu

Khoai mì luộc rất thích hợp trong những ngày lạnh. Ảnh: Internet

1. Nguyên liệu luộc khoai mì nước cốt dừa

1kg khoai mì300g dừa nạo10 cọng lá dứa2 muỗng canh mè trắng rang vàng1 muỗng cà phê muối2 muỗng canh đường

2. Sơ chế nguyên liệu để luộc khoai mì

– Khoai mì mua về cần được sơ chế kỹ càng để loại bỏ hết các độc tố bên trong. Đầu tiên, lột sạch hết lớp vỏ ngoài của khoai mì rồi rửa sạch. Sau đó, chuẩn bị một thau nước muối pha loãng, cho tất cả khoai mì vừa lột vỏ vào ngâm trong khoảng 1 tiếng đồng hồ. Như vậy, khoai mì sẽ ra hết chất nhựa và làm sạch các độc tố ở lớp thịt gần phần vỏ.

– Tiếp theo, vớt khoai ra, rửa lại bằng nước lạnh thật sạch, để ráo và cắt khúc từ 5 – 7 cm.

Luộc khoai mì trong bao lâu

Khoai mì lột vỏ, ngâm muối, rửa sạch và cắt thành từng khúc. Ảnh: Internet

– Lá dứa đem rửa sạch, để cắt nhỏ và để riêng ra.

– Cho dừa nạo sẵn vào một cái tô, thêm 1/2 chén nước ấm vào và bóp mạnh tay cho dừa ra hết nước cốt. Sau đó, lấy một tấm vải lọc hay cái rây nhuyễn để lọc nước cốt dừa. Thực hiện tương tự nhiều lần như vậy sẽ lọc được hết nước cốt và đem bỏ phần xác dừa.

Luộc khoai mì trong bao lâu

Dùng tay vắt mạnh dừa nạo lấy nước cốt. Ảnh: Internet

– Nếu không có thời gian, có thể mua ngay nước cốt dừa đã bán sẵn ở các quầy bán dừa trong chợ sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn.

Xem thêm: Các Cách Luộc Nghêu Nấu Canh Gì Ngon? Tổng Hợp 12 Cách Nấu Canh Nghêu

– Tiếp đến, cho thêm một chút muối, đường vào nước cốt dừa rồi khuấy đều cho đường, muối tan hết. Ngoài ra, nếu muốn tăng vị béo cho nước cốt dừa thì nên giảm độ ngọt của đường lại, tăng thêm lượng sữa tươi. 

3. Cách luộc khoai mì nước cốt dừa

– Chuẩn bị một cái nồi rồi xếp lá dứa xuống bên dưới đáy nồi, xếp củ mì lên trên và đổ phần nước cốt dừa vào sao cho xâm xấp với phần củ mì là được.

Luộc khoai mì trong bao lâu

Cho khoai mì, lá dứa vào nồi cùng nước dừa và đun sôi. Ảnh: Internet

– Bắc nồi lên bếp, nấu với lửa vừa và nêm thêm 1/2 muỗng cà phê muối để thêm phần đậm đà. Khi nào thấy nước trong nồi cạn gần hết thì cho thêm chén nước cốt dừa vào, lưu ý là rưới đều khắp nồi và nấu thêm khoảng 5 phút nữa cho nước cốt dừa thấm đều xung quanh củ mì.

– Làm muối mè chấm khoai mì: cho 3 muỗng mè trắng rang, 2 muỗng đường, 1 muỗng cà phê muối vào bát trộn đều và tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thêm đường hay mè tùy thích.

Luộc khoai mì trong bao lâu

Làm muối mè chấm khoai mì. Ảnh: Internet

– Cuối cùng, cho khoai mì ra đĩa, rắc muối mè lên trên hoặc chấm trực tiếp với muối mè đều ngon. Củ khoai mì luộc xong có mùi thơm thoang thoảng của lá dứa cùng vị khoai mì bùi bùi, béo ngậy.

Luộc khoai mì trong bao lâu

Món khoai mì nước cốt dừa vừa béo vừa dẻo lại có mùi thơm thoang thoảng của lá dứa. Ảnh: Internet

4. Những công dụng và điều cần lưu ý khi ăn khoai mì

– Xét về mặt dinh dưỡng, khoai mì khá giàu năng lượng, chất bột, chất khoáng, vitamin C,…Ngoài ra, do có chứa nhiều carbohydrate nên cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng. Khoai mì còn chứa một lượng lớn chất xơ sẽ thúc đẩy cảm giác no lâu và giúp giảm cân, đốt cháy lượng mỡ thừa hiệu quả.

Xem thêm: Cách Dùng Lò Nướng Bluestone Eob, Lò Nướng Điện Bluestone Eob

– Bên cạnh đó, khoai mì còn có tác dụng giảm mức cholesterol không lành mạnh ra khỏi cơ thể và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, trong khoai mì có chứa nhiều acid cyanhydric gây rối loạn tiêu hóa, vì vậy tuyệt đối không cho phụ nữ mang thai và trẻ ăn khoai mì.

Luộc khoai mì trong bao lâu

Khoai mì không chỉ là món ăn dân dã, mà rất giàu năng lượng và có khả năng chữa được nhiều bệnh. Ảnh: Internet

– Khi khoai mì mới nhổ lên, thì phải nấu ngay không được nấu quá lâu; còn nếu chưa nấu thì nên vùi lại xuống đất. Đặc biệt, khi luộc khoai mì, nên thay nước luộc khoảng 2 – 3 lần để loại bỏ bớt độc tố bên trong. 

Như vậy, chúng ta đã hoàn thành cách luộc khoai mì nước cốt dừa cực kì đơn giản và không cần cầu kỳ trong khâu chuẩn bị nguyên liệu. Với bí quyết này, bạn có thể tự tay vào bếp thực hiện để mang đến cho gia đình thân yêu một đĩa khoai mì có mùi thơm ngọt của lá dứa, vị ngon dẻo của khoai mì hòa quyện với nước dừa béo ngậy, chút mè rang bùi bùi, thật hấp dẫn, phải thử ngay và khó lòng bỏ qua. 

See more articles in category: Món Luộc

Sắn luộc là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng ta cần biết rằng nó có thể chứa độc tố nếu chế biến sai cách. Sau đây là những cách luộc sắn ngon đảm bảo không gây ra các biểu hiện ngộ độc cho người ăn. Hãy tham khảo ngay đó là cách nào và có dễ thực hiện không.

1. Sắn luộc sai cách dễ gây ngộ độc

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì trong vỏ, ruột và lá sắn chứa Axit Cyanhydric. Đây là chất độc gây ra tình trạng ngăn chặn mô, nội tạng sử dụng oxy. Chính vì thế, nó dẫn đến biểu hiện ngộ độc ở người ăn sắn.

Các triệu chứng cụ thể khi ngộ độc sắn thường là suy hô hấp, hôn mê, trụy tim mạch. Thậm chí, trong một số trường hợp nếu không được sơ cứu đúng cách thì rất dễ tử vong.

Luộc khoai mì trong bao lâu
Củ sắn chứa Axit Cyanhydric nên dễ gây ngộ độc khi ăn. Nguồn ảnh: Internet

Chỉ cần 20 gram Axit Cyanhydric đi vào cơ thể thì sẽ để lại triệu chứng ngộ độc. Nếu hàm lượng này tăng lên 50 gram thì sẽ dẫn đến tử vong. Thường thì hàm lượng Axit Cyanhydric trong sắn cao sản cao hơn sắn ngọt thường.

Loại sắn thích hợp để người ăn là sắn ngọt thường. Dù hàm lượng Axit Cyanhydric trong loại sắn này ít hơn nhưng bạn cũng cần học cách luộc sắn ngon để không bị ngộ độc.

Có rất nhiều cách luộc sắn dẻo ngon hoặc bở thơm mà chị em áp dụng. Thế nhưng, dù luộc sắn chín kỹ đến đâu thì ở một số trường hợp vẫn diễn ra tình trạng say, ngộ độc. Theo lý giải từ chuyên gia thì đó là do chế biến sắn sai cách. Để thưởng thức món ăn này một cách an toàn, bạn có thể áp dụng theo 1 trong các cách thực hiện sau đây.

2.1. Cách luộc sắn thông thường

Bạn chuẩn bị lượng củ sắn phù hợp với số người ăn. Sau đó, hãy chế biến sắn theo hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Bạn đem sắn đi rửa sạch và gọt vỏ sạch sẽ.
Luộc khoai mì trong bao lâu
Bạn gọt bỏ vỏ sắn, chỉ giữ lại phần ruột cứng bên trong. Nguồn ảnh: Internet
  • Bước 2: Sắn được rửa qua với nước lã và ngâm trong nước sạch qua đêm, thay nước nhiều lần.
Luộc khoai mì trong bao lâu
Bạn ngâm sắn trong nước lạnh qua đêm để nhả hết độc tố. Nguồn ảnh: Internet
  • Bước 3: Bạn rửa lại sắn với nước, xếp vào nồi và đổ nước xâm xấp mặt sắn. Hãy nhớ để mở vung để chất độc bay hơi ra ngoài, bật bếp đun đến khi sắn chín mềm. Lúc này, bạn gạn hết nước trong nồi, đậy vung lại và tắt bếp.
Luộc khoai mì trong bao lâu
Bạn cho sắn vào nồi với nước sạch để luộc chín. Nguồn ảnh: Internet
  • Bước 4: Sau khoảng từ 5 – 10 phút ủ hơi như vậy, bạn có thể lấy sắn ra đĩa và bắt đầu thưởng thức. Khi ăn nên chấm sắn với đường hoặc mật ong để giảm nguy cơ bị say sắn.

2.2. Cách luộc sắn với dừa ngon

Bạn có thể làm chín sắn bằng cách luộc với nước dừa tươi và nước cốt dừa. Điểm đặc biệt của món ăn này là tạo ra miếng sắn béo thơm, bùi ngọt một cách hấp dẫn.

Luộc khoai mì trong bao lâu
Cách luộc sắn ngon với dừa cho thành phẩm béo thơm, hấp dẫn. Nguồn ảnh: Internet

2.2.1. Nguyên liệu làm sắn luộc nước dừa

  • 400 gram củ sắn tươi
  • 350 ml nước dừa tươi, 10 gram dừa nạo sợi
  • 100 ml nước cốt dừa
  • 25 gram đường, vài hạt muối

2.2.2. Cách luộc sắn (khoai mì) với nước cốt dừa béo ngon

  • Bước 1: Củ sắn được rửa sạch rồi khía thành 1 đường xéo tròn quanh thân, chạy dọc từ đầu này đến đầu kia củ. Sau đó, bạn dùng tay để bóc sạch vỏ sắn, bao gồm cả lớp áo lụa bên ngoài và lớp cùi cứng bên trong. Khi chỉ còn lại thịt sắn, bạn cắt thành khúc nhỏ. Ngâm khoai mì vào nước muối loãng từ 3 – 8 tiếng. Bạn có thể thay nước trong quá trình ngâm.
Luộc khoai mì trong bao lâu
Bạn sơ chế và luộc sắn như chỉ dẫn ở hình. Nguồn ảnh: Internet
  • Bước 2: Bạn vớt sắn ra, rửa lại với nước rồi xếp vào nồi. Tiếp theo, bạn cho nước dừa tươi vào ngập khoảng một nửa chiều cao thân sắn, đậy nắp, đun sôi trong 10 phút. Sau đó, bạn hạ lửa đun liu riu đến khi sắn chín.
  • Bước 3: Bạn cho nước cốt dừa, đường, muối vào nồi sắn. Sau đó, bạn dùng khăn lót quai nồi rồi cầm quai lắc nhẹ để đường và cốt dừa bám đều vào sắn. Bạn tiếp tục đậy vung nồi và đun nhỏ lửa cho đến khi nước cạn hẳn, thỉnh thoảng lắc nồi như trên.
Luộc khoai mì trong bao lâu
Bạn cho nước cốt dừa, đường, muối vào nồi sắn luộc. Nguồn ảnh: Internet
  • Bước 4: Khi sắn chín và thấm đều nước cốt dừa, bạn tắt lửa, lấy sắn hấp ra đĩa. Sau đó, Bạn rắc dừa nạo sợi lên trên và thưởng thức.

2.3. Cách luộc sắn (khoai mì) ngon với lá dứa

Lá dứa tạo ra mùi thơm dễ chịu cho nhiều món ăn, đặc biệt là sắn luộc. Bạn có thể thực hiện món ăn tuy đơn giản mà thơm ngon này như sau.

2.3.1. Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 kg sắn tươi
  • 1 nhánh lá dứa tươi
  • 200 ml nước cốt dừa
  • 50 gram dừa sợi, một chút muối

2.3.2. Cách luộc sắn ngon với lá dứa

  • Bước 1: Sắn được lột vỏ và ngâm nước như 2 cách ở trên.
  • Bước 2: Lá dứa được rửa sạch, cho vào nồi với nước cốt dừa, 1 muỗng cà phê muối và nửa lít nước. Sau đó, bạn xếp sắn vào nồi, luộc chín.
Luộc khoai mì trong bao lâu
Bạn cho lá dứa, nước cốt dừa vào nồi, thêm muối và nước lạnh rồi mới cho sắn vào luộc. Nguồn ảnh: Internet
  • Bước 3: Bạn cho sắn ra đĩa, theo dừa sợi lên trên. Hãy bày thêm 1 chén đường hoặc mật ong bên cạnh để cùng thưởng thức với sắn, bạn nhé!

3. Lưu ý khi chọn sắn để luộc hoặc hấp thơm ngon đúng cách

Trước khi mua sắn, bạn có thể tìm hiểu qua về mẹo lựa chọn mà các bà, các mẹ truyền tai nhau. Những bí quyết giúp bạn có một nồi sắn luộc thơm ngon là:

  • Nên chọn sắn trồng ở đồi vì sẽ bở và thơm hơn.
  • Nên chọn củ sắn tươi, vẻ ngoài thẳng, mập mạp vì sẽ ít xơ, mềm và ngọt hơn.
  • Bạn dùng tay cạo lớp vỏ mỏng bên ngoài để kiểm tra, nếu phía trong màu hồng nhạt thì nên chọn.
  • Khi ăn, nếu thấy sắn bị đắng thì cần ngừng lại và bỏ ngay củ đó.

4. Những ai không nên ăn sắn?

Dù là một món ăn ngon nhưng sắn luộc không được khuyến khích ăn nhiều. Đặc biệt, những đối tượng sau đây tuyệt đối không nên ăn sắn. Đó là:

  • Trẻ em dưới 3 tuổi không nên ăn sắn: Măng và sắn là món ăn chứa độc tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Thế nên, chúng bị hạn chế đối với trẻ em.
  • Phụ nữ mang thai không nên ăn sắn: Nguy cơ rối loạn ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn nguy hiểm tới thai nhi.
  • Người đang đói bụng: Việc ăn sắn khi đói bụng không được khuyến khích vì dễ dẫn đến ngộ độc hơn so với bình thường.
Luộc khoai mì trong bao lâu
Những người không nên ăn sắn là trẻ em, phụ nữ mang thai và ai đang đói bụng. Nguồn ảnh: Internet

Trên đây là những cách luộc sắn ngon dẻo tại nhà đảm bảo không bị say hay ngộ độc khi ăn. Ở miền Nam, sắn chính là củ khoai mì. Món ăn vặt này thơm ngon và tròn vị nhất khi dùng kèm nước cốt dừa mặn ngọt béo thơm. Hãy tham khảo và thực hiện theo để có thể thưởng thức món ăn này một cách an toàn, bạn nhé!

Như Nguyễn