Lượng hb trung bình hồng cầu cao

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Thùy Nhung - Phó Trưởng khoa Xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi là một trong những xét nghiệm quan trọng và thường quy, được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm huyết học. Đây là xét nghiệm mà hầu hết các bệnh nhân khi nhập viện đều phải làm. Một trong các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi quan trọng là chỉ số HgB. Vậy chỉ số HgB trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì?

Chỉ số HgB là viết tắt của hemoglobin - một loại phân tử protein có trong hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển oxy và tạo sắc tố đỏ cho hồng cầu.

Giá trị của chỉ số HgB thay đổi tùy theo giới tính:

  • Nam: 13 - 16g/dl.
  • Nữ: 12.5 - 14.2g/dl.

Chỉ số HgB tăng khi bị mất nước, mắc các bệnh tim và phổi; giảm khi bị thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu khác.

Xét nghiệm máu cho biết giá trị chỉ số HgB

2. Chỉ số HgB có ý nghĩa gì?

Chỉ số HgB là một trong ba chỉ số dùng để chẩn đoán tình trạng thiếu máu, đó là: RBC - Red Blood Cell cho biết số lượng hồng cầu, HCT - Hematocrite cho biết dung tích hồng cầu và HGB - Hemoglobin cho biết lượng huyết sắc tố. Nếu hai trong ba chỉ số trên thấp hơn so với bình thường thì được chẩn đoán là thiếu máu. Ngoài ra theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], dựa vào chỉ số HgB có thể chẩn đoán thiếu máu nếu:

  • Nam: Chỉ số HgB < 13 g/dl [130 g/l];
  • Nữ: Chỉ số HgB < 12 g/dl [120 g/l];
  • Người lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai, trẻ em: Chỉ số HgB < 11 g/dl [110 g/l].

Trên lâm sàng, chỉ số HgB dùng để đánh giá tình trạng bệnh nhân có cần truyền máu hay không:

  • Chỉ số HgB > 10g/dl: Bị thiếu máu nhẹ và không cần truyền máu;
  • Chỉ số HgB 8 - 10g/dl: Bị thiếu máu vừa và cân nhắc nhu cầu truyền máu;
  • Chỉ số HgB 6 - 8 g/dl: Bị thiếu máu nặng và cần truyền máu;
  • Chỉ số HgB < 6g/dl: Truyền máu cấp cứu.

3. Vì sao phụ nữ thường có chỉ số HgB thấp hơn đàn ông?

Kinh nguyệt và thai kỳ là hai nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng thiếu máu ở phụ nữ và do đó chỉ số HgB ở phụ nữ thường thấp hơn. Trong đó, thiếu máu ở phụ nữ đang mang thai là vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, cần được quan tâm đặc biệt.

Khi mang thai, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lượng máu để cung cấp oxy và dưỡng chất cho bào thai nên nhu cầu sắt và axit folic cũng tăng lên để tạo hồng cầu. Nếu chế độ dinh dưỡng của người mẹ không đúng và đầy đủ, sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu do sự thiếu hụt các thành phần tạo máu như sắt và axit folic. Vì vậy, xét nghiệm máu khi mang thai là yêu cầu được thực hiện để kiểm tra tình trạng thiếu máu của phụ nữ mang thai.

Xét nghiệm máu khi mang thai

4. Phòng thiếu máu và giảm chỉ số HgB

Để phòng ngừa tình trạng thiếu máu, chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất. Các thực phẩm giàu sắt và axit folic có thể kể đến là thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, rau xanh, các chế phẩm từ đậu nành cũng giúp bổ sung vitamin B12. Ngoài ra, các loại trái cây giàu vitamin C cũng giúp tăng cường sức đề kháng và làm tăng khả năng hấp thu sắt.

Để bổ sung đầy đủ lượng sắt và axit folic cho cơ thể, hạn chế tình trạng thiếu máu, có thể uống viên sắt có kết hợp axit folic. Tuy nhiên, lưu ý nên uống viên sắt giữa hai bữa ăn, hoặc uống vào bữa tối trước khi đi ngủ, không uống kèm viên sắt với trà hoặc sữa.

Khám sức khỏe và xét nghiệm máu định kỳ để tầm soát và giúp phát hiện sớm tình trạng thiếu máu, từ đó có cách điều trị hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Hãy gọi số hotline 0896 108 108 hoặc tổng đài tư vấn sức khỏe 1900 633 902 của Health Việt Nam để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia về kết quả xét nghiệm cũng như về các vấn đề sức khỏe, bệnh tật mà bạn và/ hoặc người thân gặp phải. Đội ngũ chuyên gia, BS của Health Việt Nam hân hạnh được tư vấn, hỗ trợ bạn 24/7.

Xét nghiệm hồng cầu là một trong những chỉ số không thể thiếu khi làm xét nghiệm máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về ý nghĩa của xét nghiệm hồng cầu trong máu.

Xét nghiệm hồng cầu trong máu [hay còn được biết đến là xét nghiệm RBC – Red Blood Cell] là phương pháp được tiến hành nhằm đánh giá hồng cầu có trong máu. Từ đó có cơ sở để chẩn đoán và theo dõi tình trạng sức khỏe của một người.

Trong tế bào máu, thành phần chiếm số lượng lớn chính là hồng cầu. Hồng cầu có chứa huyết sắc tố giúp tạo màu đỏ cho máu. Chức năng chính của hồng cầu là mang oxy từ phổi đến các mô và vận chuyển ngược lại CO2 từ mô về đào thải ở phổi. Chính vì vậy mà hồng cầu đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của bất kỳ ai.

2. Quy trình xét nghiệm hồng cầu trong máu

Xét nghiệm hồng cầu thực chất là một dạng xét nghiệm máu. Mẫu bệnh phẩm thường được sử dụng là máu ở tĩnh mạch hoặc mao bạch [một số ít trường hợp lấy máu động mạch]. Nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy một lượng máu vừa đủ vào ống đựng chuyên dụng [có chứa chất chống đông] và mang đi phân tích tại phòng xét nghiệm.

Máu ngoại vi được sử dụng làm xét nghiệm hồng cầu trong máu

Sau khi nhận được kết quả, người bệnh sẽ được giải thích về các chỉ số hồng cầu trong xét nghiệm máu và đánh giá tổng quan về tình hình sức khỏe từ các bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh hồng cầu [RBC], khi làm xét nghiệm máu người ta cũng chú tâm đến các chỉ số quan trọng khác như HB, WBC, HCT, NEUT, LYM, PLT.

3. Ý nghĩa xét nghiệm hồng cầu trong máu

Xét nghiệm hồng cầu trong máu giúp cung cấp những thông tin cơ bản về hồng cầu trong cơ thể một người như: số lượng, thể tích, lượng huyết sắc tố,...

3.1 Số lượng hồng cầu

Giá trị bình thường của số lượng hồng cầu thường thấy là vào khoảng từ 4.2 đến 5.9x1012 tế bào/l. Số lượng hồng cầu nếu có sự thay đổi như tăng, giảm bất thường đều gây ảnh hưởng không tốt.

  • Tăng số lượng hồng cầu: gây ra tình trạng cô đặc máu khiến cơ thể bị mất nước, đi ngoài, nôn mửa nhiều... hoặc bệnh đa hồng cầu thực [bệnh Vaquez]. Ngoài ra, tình trạng thiếu oxy hay các chứng rối loạn tuần hoàn tim, phổi cũng là do số lượng hồng cầu tăng gây ra.
  • Giảm số lượng hồng cầu: là biểu hiện của việc cơ thể đang ở trong tình trạng mất máu, thiếu máu hoặc thiếu axit folic, vitamin B12. Tình trạng này thường gặp ở người già, phụ nữ mang thai, bệnh nhân thấp khớp cấp, bệnh nhân thận, suy tủy và ung thư.

Hình ảnh tế bào hồng cầu trong máu

3.2 Lượng huyết sắc tố

Tình trạng thiếu máu được phản ánh rõ nhất thông qua chỉ số về lượng huyết sắc tố, đặc biệt là các trường hợp thiếu máu do các nguyên nhân mạn tính. Định nghĩa của WHO [Tổ chức Y tế Thế giới] về thiếu máu là tình trạng lượng huyết sắc tố lưu hành trong máu ngoại vi giảm so với người bình thường cùng giới, cùng độ tuổi và cùng sống trong một môi trường.

Đây được xem là chỉ số có độ chính xác và độ tin cậy cao trong công tác đánh giá và chẩn đoán tình trạng thiếu máu. Dựa vào những khoảng lượng huyết sắc tố nhất định để phân loại mức độ thiếu máu mạn tính, cụ thể:

  • Cao hơn 100 g/l: thiếu máu ở mức độ nhẹ, chưa cần đến truyền máu.
  • Từ 80 – 100 g/l: thiếu máu ở mức độ vừa phải, có thể cân nhắc đến việc truyền mắc nếu cần thiết.
  • Từ 60 – 80 g/l: thiếu máu mức độ nặng, cần phải truyền máu.
  • Thấp hơn 60 g/l: cần truyền máu cấp cứu ngay.

3.3 Thể tích khối hồng cầu

Thể tích khối hồng cầu cũng là một chỉ số quan trọng và cần thiết trong việc theo dõi tình trạng mất máu cấp: thiếu máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, do xuất huyết tiêu hóa...

Giá trị thể tích khối hồng cầu ở người bình thường nằm trong khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3.

3.4 Áp dụng phân loại thiếu máu

Việc phân loại tình trạng thiếu máu là điều cần thiết để có thể giúp định hướng và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu.

Trong các yếu tố được cân nhắc có liên quan và có thể áp dụng phân loại thiếu máu thì các chỉ số hồng cầu cùng với hình thái hồng cầu có vai trò quan trọng. Quá trình theo dõi hiệu quả điều trị cũng cần xem xét các chỉ số hồng cầu.

Kỹ thuật xét nghiệm hồng cầu trong máu cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín

Các chỉ số cơ bản thường được xem xét đến như:

  • Chỉ số MCV – thể tích trung bình hồng cầu: hồng cầu nhỏ nếu MCV < 80fl và hồng cầu to nếu MCV > 100fl.
  • Chỉ số MCHC – lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu.
  • Chỉ số RDW – dải phân bố kích thước hồng cầu: hồng cầu có kích thước đồng đều nếu RDW = 11 – 14%, ngược lại nếu RDW > 14% thì hồng cầu to nhỏ không đều nhau.

Người bệnh khi đi xét nghiệm cũng không cần quá lo lắng về việc mình không hiểu ý nghĩa của các chỉ số vì sau khi có kết quả bác sĩ sẽ giải thích cụ thể về tình trạng của từng người.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Trọng hồng cầu có bao nhiêu hemoglobin?

Thành phần chính của hồng cầu là hemoglobin [Hb], chiếm 34% trọng lượng[ Hemoglobin[Hb] chiếm khoảng 33% của 1 tế bào hồng cầu. Lượng Hb trung bình 14 g/dL ở nữ giới và 15,5 g/dL ở nam giới]. Cấu trúc của hồng cầu đặc biệt thích ứng với chức năng vận chuyển khí oxy.

Làm sao để biết mình có thiếu máu hay không?

Triệu chứng thiếu máu. Thường phụ thuộc vào mức độ và thời gian diễn tiến của tình trang thiếu máu. Các triệu chứng như yếu, mệt mỏi, buồn ngủ, xanh xao, đau thắt ngực, ngất và khó thở khi gắng sức. Có thể có biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, ù tai, rụng tóc, mất kinh, mất ham muốn tình dục.

Chỉ số hồng cầu thấp là bao nhiêu?

Từ 80 – 100 g/l: thiếu máu ở mức độ vừa phải, có thể cân nhắc đến việc truyền mắc nếu cần thiết. Từ 60 – 80 g/l: thiếu máu mức độ nặng, cần phải truyền máu. Thấp hơn 60 g/l: cần truyền máu cấp cứu ngay.

Hồng cầu trọng máu cao nên ăn gì?

Bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm giàu sắt sau:.

Thịt nội tạng, ví dụ như gan và thận..

Thịt đỏ, ví dụ như thịt bò.

Lòng đỏ trứng..

Các loại rau xanh sẫm màu, chẳng hạn như cải xoăn và rau bina..

Cây họ đậu..

Trái cây khô, như nho khô và mận khô.

Chủ Đề