Luyện tập dãy hoạt động kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại lớp 9 dễ nhớ nhất

  • 15/08/2022
  • 6 phút đọc
  • 99 lượt thích

Home » Blog » Dãy hoạt động hóa học của kim loại lớp 9 dễ nhớ nhất

Mục lục

  • 1. Tính chất dãy hoạt động hóa học của kim loại lớp 9
    • 1.1 Khả năng phản ứng với nước
    • 1.2 Tác dụng với Oxi
    • 1.3 Tác dụng với Axit
    • 1.4 Kim loại tác dụng với muối
  • 2. Cách ghi nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại lớp 9
  • 3. Bài tập ứng dụng dãy hoạt dộng hóa học của kim loại lớp 9
  • 4. Kết luận

Dãy hoạt động hóa học của kim loại lớp 9 có nhiều tính chất khác nhau và được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của mức độ hoạt động. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích về dãy hoạt dộng hóa học của kim loại lớp 9. Đồng thời, các bạn có thể ứng dụng những lý thuyết để giải các bài tập có liên quan nhé!

1. Tính chất dãy hoạt động hóa học của kim loại lớp 9

Kim loại khi được sắp xếp theo thứ tự giảm dần dựa vào mức độ hoạt động là mức độ phản ứng với chất khác của chúng sẽ tạo thành dãy hoạt động hóa học của kim loại như sau:

Luyện tập dãy hoạt động kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại lớp 9.

Hóa 9 dãy hoạt dộng hóa học của kim loại chia thành 4 nhóm cụ thể là:

  • Kim loại mạnh rất gồm: Li, K, Ba, Ca, Na có khả năng tan trong nước.
  • Kim loại mạnh: Mg, Al, không tan trong nước.
  • Kim loại trung bình gồm: Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, H không tan trong nước.
  • Kim loại yếu gồm: Cu, Hg, Ag, Pt, Au không tan trong nước.

Một số tính chất dãy hoạt dộng hóa học của kim loại lớp 9, đặc biệt là dãy hoạt dộng hóa học của kim loại dưới đây:

1.1 Khả năng phản ứng với nước

Nhóm kim loại rất mạnh có 5 chất đầu tiên sẽ dễ dàng phản ứng với nước tại điều kiện thường, đây cũng là tính chất đặc trưng nhất của dãy hoạt động. Từ Mg trở về sau thì khó phản ứng với nước hơn, phải trong điều kiện có nhiệt độ cao,… Hoặc như Au (Vàng) hay Pb (Chì) thì không có phản ứng với nước tại mọi điều kiện. Phản ứng giữa kim loại với nước sẽ tạo ra bazơ tương ứng và khí Hidro (H2).

Ví dụ:

  • Na + H2O → NaOH + 1/2 H2
  • Ca + 2 H2O → Ca(OH)2 + H2

1.2 Tác dụng với Oxi

  • Nhóm các kim loại mạnh và rất mạnh rất dễ phản ứng với oxi trong điều kiện thường để tạo ra các oxit tương ứng. Do đó, các kim loại này thường có dạng hợp chất khi ở ngoài không khí.
    • Nhóm kim loại trung bình và một số kim loại khác cũng có phải ứng với oxi nhưng cần môi trường nhiệt độ cao. Đồng thời, một số kim loại khi ở ngoài không khí lâu sẽ có phản ứng tạo ra các hợp chất oxit, bị mất dần những tính chất và không như ban đầu.

Ví dụ: Fe khi ở lâu ngoài không khí sẽ bị oxi hóa tạo thành Fe2O3 sẽ giòn hơn, dễ gãy hơn so với ban đầu. Hiện tượng này thường được gọi là gỉ sét.

    • Bên cạnh đó cũng có một số các kim loại yếu rất khó phản ứng với oxi như: Ag, Pt, Au.

Ví dụ: Trong điều kiện nhiệt độ cao thích hợp thì

  • 3Fe + 2O2 → Fe3O4
  • 4Al + 3O2 → 2Al2O3

Luyện tập dãy hoạt động kim loại

Các tính chất dãy hoạt động hóa học của kim loại lớp 9.

1.3 Tác dụng với Axit

  • Nhóm các kim loại trung bình và mạnh có phản ứng với dung dịch axit để tạo ra muối và thoát ra khí hidro (H2). Vì thế, trong thí nghiệm người ta thường sử dụng một số kim loại để điều chế ra khí hidro như: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Nhôm (Al). Hay có thể nhớ rằng những kim loại đứng trước H có thể phản ứng với axit loãng.

Ví dụ:

  • 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
  • Zn + 2HCl → ZnCl2 +H2
  • Bên cạnh đó, không có phản ứng hóa học xảy ra giữa các kim loại yếu và axit loãng, nhưng có Đồng (Cu), Bạc (Ag) có thể tác dụng với axit đặc như: axit H2SO4 (đặc và nóng), axit HNO3 (đặc hay loãng) tạo thành dung dịch muối mới và khí sunfurơ SO2 hoặc khí NO hoặc NO2.

Ví dụ: Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + 2H2O + SO2

1.4 Kim loại tác dụng với muối

Kim loại có thể tác dụng với muối bao gồm: Các kim loại đơn chất nằm sau Mg trong dãy hoạt động kim loại sẽ đẩy được kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối.

Ví dụ: Phương trình phản ứng

  • Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe
  • Fe + CuSO4→ FeSO4 + Cu
  • Cu + 2AgNO2 → Cu(NO3) 2 + 2Ag

Lưu ý: Na khi tác dụng với dung dịch muối NaCl sẽ có 2 phản ứng hóa học xảy ra.

  • Na phản ứng với nước trước: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑
  • Sau đó xảy ra phản ứng giữa muối và bazo: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

=>> Xem thêm bài viết liên quan: Hóa học 12 bài 18 lý thuyết – Tính chất của kim loại, dãy điện hóa của kim loại

2. Cách ghi nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại lớp 9

Dễ thấy rằng, dãy hoạt động hóa học của kim loại lớp 9 khá dài và khó để nhớ nếu chỉ học thuộc lòng toàn bộ dãy hoạt động. Do đó, để có được cách thuộc lòng dễ nhất thì bạn có thể áp dụng thơ văn vào tên các kim loại này.

Hiện nay cũng có rất nhiều mẹo, bài thơ được sử dụng để học thuộc lòng dãy số nhưng bài thơ dưới đây được chúng tôi tổng hợp là bài thơ đơn giản, thông dụng và dễ thuộc nhất:

 

  • K – khi; Na – nào; Ba – bạn; Ca – cần;
  • Mg – may; Al – áo;
  • Zn – giáp; Fe – sắt; Ni – nhớ; Sn – sang; H – hỏi;
  • Cu – cửa; Hg – hàng; Ag – á; Pt – phi; Au – âu.

=> Bài thơ: Khi nào bạn cần may áo giáp sắt, nhớ sang hỏi cửa hàng á phi âu.

Luyện tập dãy hoạt động kim loại

Bài thơ – Mẹo học thuộc dãy hoạt động hóa học của kim loại lớp 9.

3. Bài tập ứng dụng dãy hoạt dộng hóa học của kim loại lớp 9

Để có thể nắm được hết toàn bộ kiến thức, dưới đây là tổng hợp một số bài tập vận dụng cơ bản mà bạn có thể tham khảo:

3.1 Bài 1

Cho 20 gam hỗn hợp gồm hai kim loại là Cu, Zn vào dung dịch axit H2SO4 loãng dư, sau đó thu được 4,48 lít khí (ở đktc). Yêu cầu:

a. Viết các phương trình phản ứng hóa học có thể xảy ra.

b. Xác định khối lượng chất rắn còn lại sau khi phản ứng.

Hướng dẫn giải bài tập:

Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại nên Cu không tác dụng được với axit H2SO4 loãng

a. Phương trình hóa học xảy ra là:

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 (khí)

0,2 ß—————— 0,2 (mol)

b. Số mol của khí (H2) là: 4,48/22,4 = 0,2

=> Khối lượng của kẽm là:mZn = 0,2 x 65 = 13 g.

=> Khối lượng của đồng còn lại là: mCu = 21 – 13 = 8 gam

3.2 Bài 2

Cho một số phản ứng hóa học dưới đây, hiện tượng xảy ra là gì? Viết những phương trình hóa học có thể xảy ra?

a. Cho dây kẽm nhúng vào dung dịch muối đồng sunfat:

  • Hiện tượng xảy ra: Dung dịch muối có màu xanh nhạt dần, xuất hiện chất rắn màu đỏ (Cu) bám vào bề mặt dây kẽm.
  • Phương trình hóa học: CuCl2 (dd) + Zn (r) → ZnCl2 (dd) + Cu(r).

b. Thả thanh đồng vào dung dịch muối bạc nitrat:

  • Hiện tượng xảy ra: Chất rắn màu trắng bạc xuất hiện (Ag) bám vào bề mặt thanh đồng. Ag bị Cu đẩy ra khỏi dung dịch muối, nên dung dịch muốn dần chuyển qua màu xanh lam (muối Cu(NO3)2).
  • Phương trình hóa học: Cu (r) + 2AgNO3 (dd) → Cu(NO3)2 (dd) + 2Ag ↓

c. Bỏ miếng nhôm vào dung dịch muối đồng clorua:

  • Hiện tượng xảy ra: Xuất hiện chất rắn màu đỏ (Cu) bám vào bề mặt nhôm, màu dung dịch nhạt dần thành xanh nhạt.
  • Phương trình hóa học: 2Al(r) + 3CuCl2 (dd) → 2AlCl3 (dd) + Cu(r)

d. Thả thanh kẽm vào dung dịch muối magie clorua

Không có hiện tượng xảy ra do không có phản ứng hóa học giữa Zn và muốn MgCl2

=>> Ngoài kiến thức bổ ích ở trên, bạn có thể xem thêm kiến thức trọng tâm ở đây nhé : =>>Hoá học lớp 9

4. Kết luận

Bài viết trên đây là những kiến thức về lý thuyết và bài tập ứng dụng của dãy hoạt dộng hóa học của kim loại lớp 9 mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn nhiều hơn nữa trong việc học tập nhé!