Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: chiếc nón

HS biết vận dụng một số biện pháp NT vào văn bản thuyết minh B. Chuẩn bị - Bảng phụ, giấy khổ A0 C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra - Trong VBTM việc sử dụng các bp NT ntn ? - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. Nhận xét nhắc nhở 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên - học sinh HOẠT ĐỘNG 1. GV kiểm tra CBB của HS HS đọc đề bài Gv nêu yêu cầu. - Về nội dung, về hình thức - Lập dàn ý chi...

– Về nội dung thuyết minh: nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của cái quạt (cái bút, cái kéo, chiếc nón).

– Về hình thức thuyết minh: vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để làm cho bài viết vui tươi, hấp dẫn như kể chuyện, tự thuật, hỏi đáp theo lối nhân hoá,…

 

Trả lời:

- Về nội dung thuyết minh: nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của đối tượng thuyết minh

- Về hình thức thuyết minh: vận dụng một số biện pháp nghệ thuật làm cho bài viết sinh động, hấp dẫn.

2. Yêu cầu chuẩn bị:
- Đề bài: Thuyết minh về cái quạt
   1. Mở bài: Giới thiệu chung về cái quạt
   2. Thân bài:
    a. Lịch sử ra đời của quạt.
    b. Phân loại quạt trong đời sống.
    c. Cấu tạo của chiếc quạt nói chung
    d. Cách sử dụng và cách bảo quản quạt trong đời sống hằng ngày.
    e. Giá trị của chiếc quạt...
   3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về quạt trong đời sống hiện tại.

-  Đề bài: Thuyết minh về cái kéo
   1. Mở bài: Giới thiệu chung về cái kéo
   2. Thân bài:
    a. Lịch sử ra đời của kéo.
    b. Phân loại kéo trong đời sống.
    c. Cấu tạo của chiếc kéo nói chung
    d. Cách sử dụng và cách bảo quản kéo trong đời sống hằng ngày.

  3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về kéo trong đời sống hiện tại.

 

-  Đề bài: Thuyết minh về chiếc nón
1. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón
2. Thân bài:
a. Lịch sử chiếc nón.
b. Cấu tạo của chiếc nón
c. Quy trình làm ra chiếc nón
d. Giá trị kinh tế, văn hóa, nghệ thuật của chiếc nón.
3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện tại.

 

II. Luyện tập trên lớp:

Trình bày dàn ý , đọc phần mở bài, thảo luận

Đoạn mở bài thuyết minh về chiếc nón (tham khảo)

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”

Chiếc nón trắng quen thuộc với biết bao người Việt Nam đã đi vào ca dao một cách mộc mạc, tự nhiên làm sao! Chiếc nón không chỉ là một đồ vật để che mưa, che nắng mà dường như nó còn là một phần không thể thiếu để tạo nên vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam. Vì sao chiếc nón đơn sơ, bình dị ấy lại được yêu quý và trân trọng đến vậy? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về chiếc nón lá quê hương nhé!

Đoạn văn : Để rồi khi chân trời đằng đông vừa ửng tím nhạt, rồi từ từ chuyển  sang hồng... thì tất cả bọn người đá ấy lại hối hả trở về vị trí của họ. Mà vẫn còn nóng hổi hơi thở cuộc sống đêm chưa muốn dứt

.-> biện pháp nhân hoá.

Bài 2.

a. Đề 1.

Cái quạt trong đời sống của con người.

Tìm hiểu đề:

  • Nội dung: Cần thuyết minh vẽ công dụng, cấu tạo…
  • Về hình thức: xác định kiểu bài? Bố cục, những quy định cho mỗi phần.
  • Gồm 3 phần nêu cô thể những nội dung của từng phần.
  • BPNT nhân hoá - tưởng tượng.
  • Có thể cho cái quạt đại diện cho họ hàng nhà quạt tự kể chuyện về mình theo bố cục

Bố cục :

Dàn ý

a. Mở bài:

  • Nhân hoá cái quạt ®tự xưng – giới thiệu khái quát về họ hàng mình.
  • Giới thiệu tên gọi – Là dụng cô quen thuộc, hữu ích.
  • Khi thời tiết nóng nực ® mọi người tìm đến chúng tôi.

b. Thân bài:

Nguồn gốc: Có từ rất xa xưa khi loài người cảm nhận được sức nóng của mặt trời…

  • Cùng với sự phát triển của KHKT họ nhà quạt càng đông đúc…

Các chủng loại: Có 3 dòng họ lớn

  • Quạt tay
  • Quạt điện
  • Quạt kéo; gió.

Cấu tạo, công dụng :

  • Quạt giấy, quạt nan, quạt mo.
  • Làm từ tre, giấy, phẩm màu hoặc mo cau, mo dừa bằng thủ công.
  • Có nhiều hình dáng, cách trang trí, tiện dùng.
  • Cấu tạo các loại quạt khác nhau.
  • Quạt giấy xoè ra, gấp vào nhỏ, gọn,
  • Quạt điện -> quay bằng động cơ điện.
  • Quạt bàn hình dáng nhỏ, gọn đặt ở mọi vị trí.
  • Quạt cây : cao lênh khênh thường có mặt nơi phòng khách, công sở. Các bác quạt trần, cô quạt treo, cậu quạt gió.

Cách bảo quản :

  • Quạt tay : đơn giản, giữ gìn cẩn thận, không làm rách nát.
  • Quạt điện, gió : định kì lau dầu động cơ.

Giá thành ntn?

c. Kết luận:

  • Khẳng định giá trị của các loại quạt.
  • Có ý thức khi sử dụng, bảo quản, để dùng được lâu, bền và có ý thức tiết kiệm điện.

Ví dụ

Mở bài : Tôi là chiếc quạt. họ hàng nhà quạt chúng tôi được con người biết đến và sử dụng chính là một dụng cô để tạo ra gió cho con người.

Thân bài:

Đơn giản nhất là chiếc quạt mo. chỉ cần có một chiếc mo cau được cắt gọt thành.

Hiện đại nhất là anh quạt điện: vừa được cắm điện, cánh tay anh ta đã quay tít sản ra một luồng gió mạnh, yếu do điều khiển của con người.

Quạt điện còng có rất nhiều loại: quạt trần, điện, bàn, cây, treo tường. Mỗi loại lại có kích thước to, nhỏ khác nhau. Quạt được sinh ra  từ nhiều nhà máy khác nhau như quạt Phong Lan, quạt điện cơ.. và cả những loại hiện đại do nước ngoài sản xuất.

Mỗi loại quạt có ích lợi, cách sử dụng riêng. quạt mo, quạt nan, quạt giấy… phải sử dụng bằng sức của bàn tay, công sức mới tạo ra gió nhưng lại rất thuận tiện, có thể mang đi bất cứ đâu còng sử dụng được, thậm chí còn sử dụng để che nắng, che mưa, xua ruồi muỗi, đề thơ kỉ niệm, vẽ tranh…Quạt điện tuy không mất công sức để tạo ra gió nhưng muốn sử dụng được phảI có điện cho nên chỉ sử dụng được ở những nơI có điện mà thụi.

Kết bài: Tuy giá trị vật chất của chiếc quạt không lớn nhưng nó rất có ích cho con người, giúp cho con người mát mẻ dễ chịu trong những ngày nóng nực, oi bức, giúp cho những máy vận hành tốt, thông gió cho những phân xưởng ngột ngạt… Với vai trò của mình, chiếc quạt mãi mãi là người bạn thân thiết của con người.