Luyện tập VÀ vận dụng Lịch sử 6 trang 19

Trả lời câu hỏi mục 1, 2 trang 17, 18 Lịch sử 6 KNTT. Phần Luyện tập – vận dụng bài 1, 2, 3 trang 19 SGK Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 4. Nguồn gốc loài người – Chương 2 Xã hội nguyên thủy

Câu hỏi mở đầu

Các em có biết tại sao người châu Phi có làn da đen, người châu Á da vàng, còn người châu Âu lại da trắng? Liệu họ có chung một nguồn gốc hay không? Nếu có thì từ đâu mà ra?

Con người có chung một nguồn gốc xuất phát từ loài vượn cổ. Tùy vào điều kiện tự nhiên và sự thích ứng với môi trường sống con người có sự thay đổi về màu da. Những vùng đất ở châu Phi có xích đạo đi qua nơi ảnh hưởng nhiều nhất của ánh mặt trời, nhiệt độ nóng cao nên người châu Phi có da màu đen. Ở châu Á khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, sự ảnh hưởng của Mặt Trời không bằng châu Phi nên da có màu Vàng. Người châu Âu, nhận được lượng ánh nắng của Mặt Trời ít, quanh năm luôn có bang tuyết nên người châu Âu có da trắng.

1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người

Dựa vào hình trên và trục thời gian [tr.16], em hãy cho biết quá trình tiến hóa từ vượn thành người đã trải qua các giai đoạn nào? Cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn đó?

Quá trình tiến hoá từ vượn thành người trải qua các giai đoạn như sau:

– Ở chặng đầu, khoảng 5-6 triệu năm, đã có một loại vượn người sinh sống.

– Loài vượn người đến khoảng 4 triệu năm đã phát triển lên thành Người tối cổ.

Advertisements [Quảng cáo]

– Đến khoảng 15 vạn năm thì Người tối cổ biến thành Người tinh khôn.

2. Những dấu tích của quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam

Hãy chỉ ra những dấu tích của Người tối cổ tìm được ở Đông Nam Á và Việt Nam trên lược đồ [hình 3, trang 18]. Những dấu tích đó chứng tỏ điều gì?

Hình 3. Lược đồ dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á.

Tại khu vực Đông Nam Á đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người từ sớm. Dấu tích của Người tối cổ đã được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á và ở Việt Nam. Di cốt Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm đã tìm thấy ở In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma. Đặc biệt, hóa thạch phát hiện trên đảo Gia-va [In-đô-nê-xi-a] có niên đại khoảng 2 triệu năm là dấu vết xưa nhất của Người tối cổ ở Đông Nam Á. Di cốt, những công cụ bằng đá, được tìn thấy ở nhiều nơi khác như Thái Lan, Việt Nam, Phi-lip-pin. Từ những bằng chứng đó, có thể chứng tỏ sự xuất hiện của người nguyên thủy ở Đông Nam Á.

Phần Luyện tập vận dụng – Bài 1, 2, 3 trang 19 SGK Lịch sử 6 KNTT

Câu 1. Từ những thông tin và hình ảnh trong bài học, hãy cho biết những bằng chứng nào chứng tỏ khu vực Đông Nam Á và Việt Nam diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người.

Những bằng chứng chứng tỏ khu vực Việt Nam và Đông Nam Á diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người là:

+ Di cốt của loài Vượn người sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm đã được tìm thấy ở Mi-an-ma và In-đô-nê-xi-a. Đặc biệt hóa thạch phát hiện trên đảo Gia-va [In-đô-nê-xi-a] có niên đại khoảng 2 triệu năm là dấu vết xưa nhất của Người tối cổ ở Đông Nam Á. Đây là chặng đường đầu tiên của quá trình phát triển từ vượn thành người cách ngày nay khoảng 5-6 triệu năm

+ Tại di chỉ An Khê, người ta phát hiện được 3000 hiện vật đá [gồm rìu tay, công cụ ghè đẽo thô sơ,…] có niên đại cách ngày nay 80 vạn năm. Đấy là dấu tích cổ xưa nhất chứng tỏ sự xuất hiện sớm của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam. Đây là quá trình tiếp theo sự sinh sống của người tối cổ.

+ Chiếc sọ của Người tinh khôn tìm thấy ở hang Ni-a [Ma-lai-xi-a] có niên đại khoảng 4 vạn năm.

Như vậy, khu vực Việt Nam và Đông Nam Á đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người từ những giai đoạn đầu tiên.

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 6 – Văn hóa cổ đại, sách giáo khoa Lịch sử lớp 6. Nội dung trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 6 trang 19 sgk Lịch sử 6 bao gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập có trong SGK để giúp các em học tốt môn lịch sử lớp 6.

Lý thuyết

1. Các dân tộc thời phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?

Để cày cấy cho đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết được sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh đã ảnh hưởng tới việc “mưa thuận, gió hòa” hằng năm. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Cũng từ những hiểu biết đó, người phương Đông đã sáng tạo ra lịch, chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ còn biết làm đồng hồ đo thời gian.

Người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của con người. Những chữ này được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.

Trong lĩnh vực toán học, người Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số pi bằng 3,16. Còn người Lưỡng Hà lại giỏi về số học. Các chữ số ta đang dùng ngày nay, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ cổ xưa sáng tạo nên.

Các dân tộc phương Đông đã xây dựng nên những công trình kiến trúc đồ sộ. Những kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà… mãi mãi là những kì quan để cả thế giới chiêm ngưỡng và thán phục.

2. Người Hi Lạp và Rô-ma đã có những đóng góp gì về văn hóa?

Người Hi Lạp và Rô-ma đã biết làm lịch dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Họ tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng. Đó là Dương lịch.

Người Hi Lạp và Rô-ma đã sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c, ban đầu gồm 20 chữ, sau là 26 chữ mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng.

Những hiểu biết của người Hi Lạp và Rô-ma cũng đạt tới một trình độ khá cao trong nhiều lĩnh vực khoa học như số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, sử học, địa lí v.v… Trong mỗi lĩnh vực đều có những nhà khoa học nổi danh, như Ta-lét, Pi-ta-go, ơ-cơ-lít trong toán học, Ác-si-mét trong vật lí học, Pla-tôn, A-ri-xtốt trong triết học, Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít trong sử học, Stơ-ra-bôn trong địa lí v.v… Họ là những người đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này.

Nền văn học Hi Lạp được cả thế giới biết đến với những bộ sử thi nổi tiếng I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti của Et-sin, ơ-đíp làm vua của Xô-phô-clơ v.v…

Trên đất nước Hi Lạp và Rô-ma ngày nay còn bảo tồn nhiều di tích kiến trúc và điêu khắc của thời cổ đại, như đền Pác-tê-nông trên đồi A-crô-pôn ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô… Đó là những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục.

Dưới đây là Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 6 trang 19 sgk Lịch sử 6. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!

Câu hỏi

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp trả lời câu hỏi, giải bài tập lịch sử 6 kèm câu trả lời chi tiết câu hỏi 1 2 3 bài 6 trang 19 sgk lịch sử 6 của Bài 6 – Văn hóa cổ đại trong Phần một. Khái quát lịch sử thế giới cổ đại cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi các bạn xem dưới đây:

Trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 6 trang 19 sgk Lịch sử 6

1. Trả lời câu hỏi 1 bài 6 trang 19 sgk Lịch sử 6

Em hãy nêu những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia phương Đông cổ đại.

Trả lời:

– Thiên văn học: sáng tạo ra lịch [Âm lịch] chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ biết làm đồng hồ đo thời gian.

– Chữ viết: tạo ra chữ viết [chữ tượng hình] được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.

– Toán học: nghĩ ra phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16.

– Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng được các công trình kiến trúc đồ sộ như: kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,…

2. Trả lời câu hỏi 2 bài 6 trang 19 sgk Lịch sử 6

Người Hi Lạp và Rô-ma đã có những thành tựu văn hóa gì?

Trả lời:

– Thiên văn học: sáng tạo ra lịch [Dương lịch], tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.

– Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c, ban đầu là 20 chữ, sau là 26 chữ.

– Các lĩnh vực khoa học khác: đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, triết học, lịch sử, địa lí,… với những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, …

– Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, …

– Kiến trúc, điêu khắc: các công trình kiến trúc và điêu khắc như đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,…

3. Trả lời câu hỏi 3 bài 6 trang 19 sgk Lịch sử 6

Theo em, những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?

Trả lời:

Những thành tựu văn hóa của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay như:

– Lịch: âm lịch và dương lịch.

– Chữ viết: hệ chữ cái a, b, c, chữ số La Mã I, II, III, …

– Một số thành tựu khoa học cơ bản như phép đếm đến 10, số pi, các định luật Py-ta-go, định luật Ta-lét, …

– Những công trình kiến trúc, điêu khắc: kim tự tháp, đền Pác-tê-nông,… là những kiệt tác có giá trị thu hút đông đảo khách du lịch.

Bài trước:

  • Trả lời câu hỏi 1 2 bài 5 trang 16 sgk Lịch sử 6

Bài tiếp theo:

  • Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 bài 7 trang 21 sgk Lịch sử 6

Xem thêm:

  • Các bài Lịch sử 6 khác
  • Để học tốt môn Toán lớp 6
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 6
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 6
  • Để học tốt môn Ngữ văn lớp 6
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 6
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 6
  • Để học tốt môn GDCD lớp 6

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk lịch sử lớp 6 với trả lời câu hỏi 1 2 3 bài 6 trang 19 sgk Lịch sử 6

Chủ Đề