Lý luận về vai trò kinh tế của nhà nước, sismondi ủng hộ quan điểm:

Một số câu hỏi ngắn Lịch sử các học thuyết kinh tế


Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn:
1. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng: Bất cứ hoạt động kinh tế nào mà không dẫn đến tích luỹ tiền tệ là hoạt động kinh tế tiêu cực?

ĐÚNG. Vì đây là giai đoạn tích lũy nguyên thủy của CNTB, các học thuyết đều đánh giá cao việc tích lũy tiền tệ, coi tích lũy tiền tệ là làm giàu là nhiệm vụ kinh tế của mỗi nước.




2. Chủ nghĩa trọng nông cho rằng lợi nhuận thương nghiệp chính là kết qủa của sự trao đổi không ngang giá.

SAI. Vì đây là quan điểm của CN trọng thương. Họ cho rằng lợi nhuận là do lưu thông, trao đổi buôn bán sinh ra. Nó là kết quả của việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có. CN trọng nông thì ngược lại: tôn trọng quyền tự do con người, quyền tự do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa, ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế (lý thuyết quyền tự nhiên của F. Quesnay)




3.William Petty xác định tiền lương là khoản giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu cho công nhân.

ĐÚNG. Ông cho rằng tiền lương cao  công nhân thích uống rượu, hay bỏ việc. Lương thấp  người công nhân phải tích cực lao động, gắn với nhà tư bản hơn. Ông là người đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết "Quy luật sắt về tiền lương" (trang 70 - Giáo trình)




4.Chủ nghĩa trọng thương coi hoạt động ngoại thương và công nghiệp mới là nguồn gốc thật sự của của cải ?

SAI. Về lý luận họ cho rằng chỉ có hoạt động ngoại thương mới là hoạt động mang lại của cải cho xã hội. Họ coi tiền là tiêu chuẩn cơ bản của của cải, hàng hóa chỉ là phương tiện làm tăng khối lượng tiền tệ. Thực tế các nước như Anh, Pháp khuyến khích phát triển công nghiệp để tạo ra nhiều sản phẩm cung cấp cho nước ngoài để tích lũy vàng




5. Chủ nghĩa trọng nông cho rằng sản phẩm thuần tuý (sản phẩm ròng) chỉ được tạo ra trong nông nghiệp và công nghiệp.

SAI. Sản phẩm thuần túy là số chênh lệch giữa tổng sản phẩm và chi phí sản xuất. Nó chỉ được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, còn công nghiệp không tạo ra sản phẩm thuần túy (trang 72 - Giáo trình)




6. Theo Adam Smith, “Bàn tay vô hình” chính là các quy luật khách quan tự phát hoạt động, chi phối hành vi của con người.

ĐÚNG. Ông gọi các quy luật kinh tế khách quan đó là "Trật tự tự nhiên" (trang 77 - Giáo trình)




7. Quan điểm kinh tế của Chủ nghĩa trọng thương nhấn mạnh rằng trong hoạt động ngoại thương phải thực hiện chính sách xuất siêu.

ĐÚNG. Họ quan điểm thương mại phải đảm bảo xuất siêu để có chênh lệch, tăng tiền tích lũy cho ngân khố quốc gia, trên cơ sở mua rẻ bán đắt, mua ít bán nhiều. Họ coi "bảng cân đối xuất siêu" là bảng cân đối tích cực (trang 55, 56 - Giáo trình)




8. Adam Smith cho rằng để cho các quy luật kinh tế khách quan hoạt động không cần đến sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hoá và tự do kinh tế, tự do trao đổi.

SAI. Ông quan điểm ngược lại: để cho các quy luật kinh tế khách quan hoạt động cần có các điều kiện:



  • Phải có sự tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá

  • Nền kinh tế phải phát triển dựa trên cơ sở tự do kinh tế, tự do trao đổi, tự do sản xuất kinh doanh

  • Quan hệ giữa người với người là quan hệ phụ thuộc về kinh tế

(trang 77 - Giáo trình)


9. Adam Smith cho rằng Nhà nước phải can thiệp vào tất cả các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt kinh tế vượt quá sức của một doanh nghiệp.

SAI. Ông cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế. Nhưng đôi khi nhà nước có nhiệm vụ kinh tế, khi nhiệm vụ này vượt quá sức của một doanh nghiệp như xây dựng đường xá, đào sông, xây dựng các công trình lớn khác (trang 77 - Giáo trình)




10. Theo Sismondi, “Lối thoát chủ yếu” để giải quyết vấn đề khủng hoảng là hoạt động ngoại thương.

Có lẽ ĐÚNG. Ông cho rằng ngoại thương như "lỗ thông hơi" của CNTB, nhờ đó mà "siêu giá trị được thực hiện" (trang 95 - Giáo trình)




11. Theo lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, thì quốc gia không có lợi thế tuyệt đối nào trong việc sản xuất ra các sản phẩm so với quốc gia khác thì không nên tiến hành hoạt động trao đổi hàng hoá vì không có lợi.

ĐÚNG. Khi chi phí để sản xuất sản phẩm A của một nước so với thế giới < chi phí sản xuất sản phẩm B của nước đó so với thế giới  nước đó nên sản xuất sản phẩm A, thế giới sản xuất sản phẩm B và khi đó cả 2 bên đều có lợi (trang 91, 92 - Giáo trình)




12. William Petty cho rằng giá cả tự nhiên ( tức giá trị) là do cung - cầu thị trường quyết định.

SAI. Ông cho rằng giá cả tự nhiên là giá trị của hàng hóa, do lao động của người sản xuất tạo ra. Giá cả nhân tạo là giá cả thị trường của hàng hóa, phụ thuộc giá cả tự nhiên và quan hệ cung - cầu của hàng hóa trên thị trường (trang 69 - Giáo trình)




13. Theo Sismondi, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là do tốc độ tăng sản xuất nhanh hơn tốc độ tăng tiêu dùng.

ĐÚNG. Ông cho rằng sản xuất phải phù hợp với tiêu dùng. Nếu sản xuất vượt quá tiêu dùng (hay "tiêu dùng không đầy đủ") thì sẽ có một bộ phận sản xuất thừa ra, không thực hiện được giá trị, dẫn đến sản xuất thừa, khùng hoảng kinh tế (trang 95 - Giáo trình)




14. Adam Smith coi tiền có vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hoá.

ĐÚNG. Ông cho rằng tiền là công cụ thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa. Ông gọi nó là "phương tiện kỹ thuật", là "bánh xe vĩ đại" của lưu thông. Ông chỉ ra việc thay thế tiền vàng, tiền bạc bằng tiền giấy và đánh giá cao vai trò của tín dụng (trang 79 - Giáo trình)




15. Theo Adam Smith, tư bản đầu tư càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận càng cao.

SAI. Ông nhìn thấy xu hướng bình quân hóa tỉ suất lợi nhuận và xu hướng tỉ suất lợi nhuận giảm sút do khối lượng tư bản đầu tư tăng lên (trang 81 - Giáo trình)


16. Sismondi không ủng hộ chế độ sản xuất nhỏ (tiểu sản xuất), ông ủng hộ chế độ công xưởng trong CNTB.

SAI. Ông phê phán nền kinh tế TBCN nhưng lý tưởng hóa sản xuất nhỏ. Ông là đại biểu cho lợi ích của giai cấp tiểu tư sản, coi phát triển sản xuất nhỏ là con đường giải quyết khủng hoảng sản xuất thừa. (trang 93, 95 - Giáo trình)






Каталог: download -> version
version -> Nhật Bản Đất nước mặt trời mọc (Phần 1) Lịch sử Nhật Bản
version -> CÁc hàm thông dụng các hàm tóan học (math & trig)
version -> ĐỀ CƯƠng kt hoc ky 1 khốI 10 2013-2014
version -> CHƯƠng II: TỔng quan về ĐẦu tư quốc tế Khái niệm và đặc điểm của đầu tư quốc tế
version -> BÊn thắng cuộC – chưƠng III: ĐÁnh tư SẢN
version -> Nhà Tây Sơn
version -> United States of America Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
version -> Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á tiếng Anh: Association of Southeast Asia Nations, viết tắt là asean
version -> BÊn thắng cuộC – chưƠng IX: XÉ RÀO


tải về 17.51 Kb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Lý luận về vai trò kinh tế của nhà nước, sismondi ủng hộ quan điểm:
Lý luận về vai trò kinh tế của nhà nước, sismondi ủng hộ quan điểm:
Lý luận về vai trò kinh tế của nhà nước, sismondi ủng hộ quan điểm:
Lý luận về vai trò kinh tế của nhà nước, sismondi ủng hộ quan điểm:
Lý luận về vai trò kinh tế của nhà nước, sismondi ủng hộ quan điểm:
Lý luận về vai trò kinh tế của nhà nước, sismondi ủng hộ quan điểm:
Lý luận về vai trò kinh tế của nhà nước, sismondi ủng hộ quan điểm:
Lý luận về vai trò kinh tế của nhà nước, sismondi ủng hộ quan điểm:

1. Giới thiệu về Simonde de Sismondi

Sinh ra ở Geneva, là một nhà sử họcThụy Sĩ và nhà kinh tế chính trị, người được biết đến nhiều nhất với các công trình về lịch sử Pháp và Ý và các ý tưởng kinh tế của ông. Ông là một trong những người tiên phong ủng hộ bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp ốm đau, thuế lũy tiến, quy định giờ làm việc và chế độ hưu trí. Ông cũng là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ giai cấp vô sản để chỉ giai cấp công nhân được tạo ra dưới chủ nghĩa tư bản, và cuộc thảo luận của ông về giá trị mieux dự đoán khái niệm giá trị thặng dư của chủ nghĩa Mác

Theo Gareth Stedman Jones , "phần lớn những gì Sismondi viết đã trở thành một phần tiêu chuẩn của phê bình xã hội chủ nghĩa đối với nền công nghiệp hiện đại."

Được đào tạo thành một sử gia, J. c. L. Simonde de Sismondi (1773-1848) trải qua kinh nghiệm thực tế trong ngành kinh doanh, ngành tài chính ở Pháp khi ông còn rất trẻ. Sau này ông trở thành một trong những nhà phê bình đầu tiên và nổi bật nhất về lý thuyết và phương pháp kinh tế cổ điển trong thế kỷ 19. Như thế, ông đặt nhiều cơ sở dành cho phương pháp phân tích sau này được trường phái lịch sử Đức đề xuất.

2. Sismondi - người chỉ trích

Nghiên cứu tác dụng của cách mạng công nghiệp bằng quan điểm của một sử gia, Sismondi nhận xét sự hợp tác kinh tế, đặc điểm hệ thống phường hội, nhường bước cho chế độ công nghiệp trước xung đột quyền lợi giữa lao động và Tư bản. Ngoài ra, ông nhận thấy những cải thiện trong điều kiện sống của công nhân tụt hậu trong khi thời đại cơ khí mang đến số lượng của cải khổng lồ. Sự cạnh tranh không hạn chế, thay vì tăng phúc lợi xã hội, dẫn đến sự cạnh tranh khắp nơi, sản xuất trên diện rộng và cung cấp quá thừa. Đến lượt cung cấp quá thừa thúc giục khủng hoảng thương mại và suy thoái.

Trước Marx khoảng 50 năm, Sismondi đã thấy trước đấu tranh giai cấp giữa lao động và Tư bản mà kinh tế học của Marx đem ra phân tích. Trong khi Saint-Simon cho rằng sự hợp tác và tổ chức kinh tế là kết quả không thể tránh khi nền văn minh tiến bộ, Sismondi đổ lỗi cuộc đấu tranh giai cấp cho các định chế của chủ nghĩa Tư bản. Nhưng không giống Marx, Sismondi không xem cuộc đấu tranh giai cấp như một hiện tượng thường xuyên, đơn thuần chỉ là kết quả của các định chế xã hội hiện tại, có thể loại trừ thông qua những thay đổi thích hợp trong những định chế ấy. Ngoài ra, những gì Sismondi thốt ra là sự thực hiện chính xác những yếu tố nào hình thành động lực phát triển lịch sử.

Một trong những công kích đáng chú ý nhất của Sismondi về chủ nghĩa cổ điển liên quan đến máy móc. Nói chung, các nhà kinh tế học cổ điển xem việc ra đời của máy móc là có lợi vì máy móc cải thiện hiệu quả kinh tế, hạ thấp phí tổn sản xuất và giá thành sản phẩm, vì thế tăng phúc lợi xã hội. Nói cách khác, Sismondi, trong khi công nhận lợi thế máy móc làm giảm phí tổn, cảm thấy rằng những lợi ích như thế không biện minh cho thiệt hại do nạn thất nghiệp trong công nghệ gây ra. Máy móc giảm bớt công lao động thay thế cho công nhân. Ngoài ra, vì máy móc đắt tiền, thường tập trung vào các doanh nghiệp lớn hơn, đến nỗi nhiều nhà sản xuất nhỏ bị hất ra khỏi thương trường. Theo Sismondi, vì mỗi cá nhân không được sử dụng như một khách hàng, họ nhận thấy thu nhập của mình bị giảm sút đáng kể trong khi cùng lúc nhiều máy móc hơn làm ra sản lượng nhiều hơn và khủng hoảng kinh tế chắc chắn sẽ xảy ra tiếp theo sau. Tuy nhiên, kết luận của Sismondi không nhất thiết đưa ra. Ông không thể nhìn thấy hay miễn cưỡng thừa nhận sự tăng sản lượng thường tạo ra các cơ hội việc làm bổ sung.

Điều quan trọng cần lưu ý là sự chỉ trích của Sismondi không nhắm vào chính bản thân máy móc mà nhắm vào tổ chức xã hội cho phép công nhận là đối tượng chịu sự cạnh tranh thất thường, ông giải thích về vấn đề này:

“Mỗi phát minh trong nghệ thuật, làm cho khả năng của con người trong công việc tăng gấp bội, từ khả năng cày cấy cho đến khả năng của động cơ hơi nước... Xã hội tiến bộ chỉ bằng những khám phá như thế, thông qua khám phá này, công việc của con người phải đủ đáp ứng nhu cầu của mình... Đây không phải là lỗi do sự phát triển khoa học cơ khí, mà chính là lỗi của trật tự xã hội, nếu công nhận những người có khả năng trong hai tiếng đồng hồ làm được việc mà trước đây họ phải mất đến 12 tiếng, cũng không nhận thấy mình khấm khá hơn, do đó cũng không có được nhiều thời gian tiêu khiển hơn, mà trái lại họ phải làm việc gấp 6 lần so với nhu cầu”. (Nouveaux principes d’economie politique, I, trang 349).

3. Sismondi bàn về lý thuyết và phương pháp

Sự bất đồng của Sismondi với kinh tế học cổ điển ít dựa trên các nguyên tắc lý thuyết mà chủ yếu là dựa trên phương pháp, mục đích và kết luận. Trong khi Nassau Senior đấu tranh gỡ bỏ tất cả yếu tố quy phạm ra khỏi kinh tế học như để mang lại tính khoa học, Sismondi xem kinh tế học như là tập hợp con của khoa học quản lý. Vì thế trong khi Saint-Simon muốn thay thế chính phủ bằng quản lý công nghiệp, Sismondi xem chính phủ và kinh tế là những yếu tố không thể tách rời. Đối với Sismondi, kinh tế học là khoa học luân lý: “Hạnh phúc cụ thể của con người, đến mức có thể là công việc của chính phủ, là đối tượng của kinh tế chính trị học”. (Nouveaux principes, I, trang 8). Một ngành khoa học mà bản thân nó chỉ quan tâm độc nhất đến các biện pháp làm tăng của cải mà không hề nghiên cứu những của cải như thế, theo nhận xét của Sismondi, là “ngụy khoa học”.

Trong cuộc công kích tinh vi lý thuyết tư lợi, Sismondi nêu rõ cuộc đấu tranh giành lấy lợi ích cá nhân, không phải mọi ảnh hưởng cá nhân đều như nhau. Do đó, “Bất công sẽ giành chiến thắng... được sự hỗ trợ của ảnh hưởng chung được nghĩ là công bằng, nhưng thực ra, không hề nghiên cứu nguyên nhân luôn tự đặt mình vào phía mạnh hơn”. (Nouveaux principes. I, trang 408). Ngoài ra, Sismondi lập luận trong đấu trường xã hội, sử dụng tư lợi không phải lúc nào cũng trùng hợp với quyền lợi công. Ví dụ sâu sắc của ông minh họa quan điểm này có vẻ đặc biệt liên quan đến ngày nay:

“Chính vì quyền lợi mà một người phải cướp đoạt người hàng xóm của mình, và chính vì tư lợi mà người hàng xóm bị cướp đoạt để mặc cho anh ta làm như thế, nếu anh ta có vũ khí trong tay, và để tránh bị giết, nhưng đây không phải là quyền lợi của xã hội mà một người nên sử dụng vũ lực còn người kia đầu hàng. Toàn bộ tổ chức xã hội trình bày trước chúng ta ở từng bước ép buộc tương tự, không phải lúc nào cũng cùng loại bạo lực như nhau, mà luôn cùng sự nguy hiểm như nhau khi kháng cự”. (Nouveaux principes, I, trang 200).

4. Sismondi công kích phương pháp suy diễn

Sismondi đặc biệt công kích phương pháp suy diễn, trừu tượng của trường phái Ricardo, thay vào đó thích phương pháp so sánh, lịch sử hơn. Mô tả đáng chú ý của ông về kinh tế học vừa là bản cáo trạng kinh tế học cổ điển vừa là lời giải thích minh bạch phương pháp của riêng ông:

“Không phải bằng các phép tính khô khan cũng như một loạt các định lý toán học, được suy diễn từ những định đề trừu tượng, được xem là chân lý không thể chối cãi... Kinh tế chính trị học được hình thành trên nghiên cứu của một người và nhiều người, phải biết rõ bản chất con người cũng như điều kiện và cuộc sống của các xã hội trong những thời điểm khác nhau và địa điểm khác nhau. Người ta phải hỏi sử gia và du khách, người ta phải tìm hiểu cái tôi của mình, không những nghiên cứu luật pháp mà còn phải nắm được luật pháp được sử dụng ra sao, không chỉ nghiên cứu trên bàn giấy xuất khẩu và nhập khẩu, mà còn phải hiểu chi tiết cụ thể của quốc gia, đi vào thâm tâm của từng gia đình, đánh giá nguồn an ủi hay đau khổ của đại đa số quần chúng, xác minh nguyên tắc quan trọng bằng quan sát chi tiết, và không ngừng so sánh khoa học với đời sống thực tế hàng ngày”. (De la richesse commercỉale, I, trang xv).

Nói cách khác, Sismondi nhận thức rõ tính phức tạp của kỷ nguyên công nghiệp, và ông cảm thấy những thuyết ít trừu tượng hơn của các nhà kinh tế học cổ điển đều không thích hợp với thời hiện đại. Ông cho rằng những lý thuyết gia cổ điển đáng khiển trách khi rút ra quá nhiều quan sát quá lỏng lẻo chỉ riêng ở nước Anh, mà không hề quan tâm đến các nước khác. Kết luận của thuyết kinh tế cổ điển, thường được xem là những nguyên tắc tuyệt đối,vì thế được Sismondi xem là giả mạo. Ngoài ra, ông kiên quyết phản đối khuynh hướng của các lý thuyết gia trừu tượng nhằm giảm bớt thói quen và tập quán tính toán. Sau cùng, Sismondi chỉ trích:

“Những ai mong muốn nhìn thấy con người bị cách ly khỏi thế giới, hay đúng ra là những người nghiên cứu những bổ sung trong cuộc sinh tồn của mình theo cách trừu tượng, và luôn đi đến kết luận không đúng với kinh nghiệm”. (Études sur 1’économie politique, I, trang 4).

5. Kết luận

Tóm lại, sử gia Sismondi quan tâm đến những giai đoạn quá độ xoay quanh việc thoát khỏi một chế độ và đi vào một chế độ khác. Trong thực tế, ông quan tâm đến việc cải thiện điều kiện của giai cấp vô sản (một thuật ngữ do ông đưa ra) trong sự quá độ này. Có thể nói rằng ông là nguồn xuất phát chuỗi nghiên cứu mà tiếng Pháp gọi là economic sociale (“kinh tế xã hội học”). Sismondi ảnh hưởng đến nhiều tác giả vốn không phải hoàn toàn theo chủ nghĩa xã hội mà là những người thừa nhận những cái hại của chính sách bất can thiệp không kiềm chế. Những tác giả này, cùng với Sismondi, tìm kiếm một số ngôi nhà hạnh phúc nửa vời để gìn giữ nguyên tắc tự do cá nhân càng nhiều càng tốt.

Khi hồi tưởng quá khứ, sự phê bình trường phái cổ điển của Sismondi có phần nào được biện minh, nhưng lý lẽ của ông bị tì vết bởi sai lầm logic. Trong thuyết sản xuất quá mức của ông, Sismondi lập luận nếu tăng sản xuất là phải có ích, phải luôn đi trước nhu cầu gia tăng. Ông không thừa nhận khả năng tăng sản xuất bản thân nó sẽ tạo ra nhu cầu bổ sung. Quan tâm của Sismondi về kinh tế chính trị học dù sao cũng được tổng kết trong thuyết khủng hoảng kinh tế và sự quan tâm của ông về hậu quả khủng hoảng đối với giai cấp công nhân.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)