Mã hóa ứng dụng là gì

Công nghệ mã hóa dữ liệu cho phép truyền tải thông tin hoá đơn, dữ liệu doanh nghiệp một cách an toàn vào hệ thống, bảo vệ bí mật doanh nghiệp.

Bảo mật thông tin được xem là tiêu chí ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Đặc biệt hơn, trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay thì vấn đề này càng được chú trọng. Trong tương lai, các doanh nghiệp đều phải chuyển sang dùng hóa đơn điện tử thay cho hoá đơn giấy thông thường. Song song đó, việc ứng dụng công nghệ mã hoá dữ liệu để hoá đơn điện tử bảo mật và an toàn cũng cần được chú trọng phát triển.

Tầm quan trọng của Mã hóa dữ liệu

Thực trạng tấn công mạng ngày nay

Mã hóa ứng dụng là gì

Các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng với hình thức đa dạng, tinh vi hơn.

Sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng Internet mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống. Tuy nhiên, nó cũng đồng thời đặt ra không ít thách thức về bảo mật, an ninh. Tình trạng mất an ninh, tấn công mạng diễn biến ngày càng phức tạp, đe dọa đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tình trạng bị Virus, tin tặc, Malware tấn công đánh cắp, làm mất dữ liệu, không hề ít. Chúng gây ra những thiệt hại, hậu quả vô cùng lớn về cho doanh nghiệp về lâu dài. Ngoài những thiệt hại về tài chính có thể thống kê, doanh nghiệp còn phải đối mặt với những thiệt hại vô hình lớn hơn rất nhiều. Đó chính là sự mất lòng tin, mất uy tín với khách hàng, đối tác.

Các cuộc xâm nhập, tấn công mạng ngày càng gia tăng với hình thức đa dạng, tinh vi hơn. Điều đó đòi hỏi các giải pháp bảo mật, mã hoá dữ liệu cần được tăng cường, cải tiến không ngừng.

Thống kê cho thấy:

Vào năm 2017 có đến 76% chuyên gia bảo mật thông tin phải đối mặt với cuộc tấn công Phishing, 90% tất cả các cuộc tấn công mạng bắt đầu từ Email Phishing.

Tầm quan trọng của mã hóa dữ liệu

Mã hóa dữ liệu là gì?

Mã hóa ứng dụng là gì

Data Encryption là quá trình chuyển dữ liệu từ hình thái này sang hình thái khác.

Mã hóa dữ liệu có tên gọi tiếng Anh là Data Encryption. Đây là quá trình chuyển dữ liệu từ hình thái này sang hình thái khác bằng các biện pháp kỹ thuật.

Quá trình này nhằm mục tiêu ngăn chặn mọi truy cập bất hợp pháp vào hệ thống được bảo vệ. Chỉ người có mật khẩu, hoặc đối tượng có quyền truy cập vào khóa giải mã mới có thể đọc được các dữ liệu được mã hoá này.

  • Các thông tin dữ liệu thông thường có thể đọc, hiểu được gọi là Plaintext.
  • Các thông tin sau khi được mã hoá được gọi là Ciphertext, sẽ không thể đọc, hiểu theo các cách thông thường.

Chức năng của Mã hóa dữ liệu

Mã hóa dữ liệu hướng đến mục tiêu chính là bảo vệ dữ liệu số được lưu trên hệ thống, truyền qua Internet, các mạng máy tính khác. Theo đó, các thông tin hoá đơn, thông tin doanh nghiệp được bảo mật tốt hơn. Các công ty cần ứng dụng công nghệ mã hoá để tránh thiệt hại khi thông tin bị lộ ra ngoài. Nếu kẻ có ý đồ xấu muốn đọc thông tin cũng sẽ khó lòng giải mã được ngay lập tức.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mã hóa thông tin không đồng nghĩa với việc bảo mật tuyệt đối 100% khỏi các cuộc tấn công của tin tặc. Nó sẽ không để tin tặc đọc được dữ liệu một cách dễ dàng. Đồng thời, mã hoá thông tin giúp nâng cao được tính toàn vẹn, tính không thu hồi, xác thực thông tin,

Trong đó:

  • Tính toàn vẹn sẽ đảm bảo nội dung gửi đi không bị thay đổi.
  • Tính xác thực được đảm bảo cho phép bạn truy xuất được nguồn gốc phát của thông tin.
  • Tính không thu hồi ngăn người gửi hủy thao tác gửi dữ liệu.

Phương pháp mã hóa

Có 4 loại phương pháp mã hóa dữ liệu thường được sử dụng:

  • Mã hóa dữ liệu một chiều.
  • Mã hóa cổ điển.
  • Mã hóa đối xứng
  • Mã hóa bất đối xứng.

Đầu tiên:

Phương pháp mã hóa dữ liệu một chiều

Phương pháp này còn được gọi là Hash, được sử dụng khi doanh nghiệp muốn mã hóa dữ liệu nhưng không cần giải mã chúng. Chẳng hạn như mật khẩu là loại dữ liệu mã hóa không có nhu cầu giải mã lại thành mật khẩu thật. Loại này được gọi là mã hóa một chiều.

Ví dụ: Khi bạn nhập mật khẩu để Login vào một Website, mật khẩu thực của bạn sẽ không được lưu vào cơ sở dữ liệu (CSDL). Thay vào đó, Password sẽ được chuyển thành một chuỗi ký tự dài như guhsihad bằng kỹ thuật Hash Function và được lưu vào CSDL. Nếu chẳng may dữ liệu bị tấn công, Hacker sẽ chỉ nhận diện được chuỗi ký tự khó hiểu thay vì mật khẩu chính xác của bạn.

Hash Function sẽ xử lý mật khẩu thành chuỗi ký tự trong mỗi lần bạn đăng nhập. Sau đó, nó sẽ tiến hành so sánh với thông tin đã lưu trong cơ sở dữ liệu. Nếu bạn nhập đúng mật khẩu sẽ đăng nhập thành công, nếu không thì sẽ có phản hồi lỗi thao tác.

Mã hóa cổ điển

Mã hoá cổ điển là hình thức mã hoá đơn giản, xuất hiện sớm nhất so với các loại khác. Với phương pháp này, người nhận và người gửi chỉ cần biết về thuật toán giải mã nó, bạn không cần tạo khóa bảo mật.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự đơn giản của phương pháp mã hoá sẽ đi đôi với tính an toàn không cao. Thông tin của bạn dễ dàng mất đi tính bảo mật khi người khác biết được thuật toán mã hóa. Kẻ xấu cũng có thể lần mò giải thuật toán khiến việc mã hóa trở nên vô nghĩa.

Phương pháp mã hóa đối xứng

Mã hóa ứng dụng là gì

Phương pháp mã hóa đối xứng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Đây được xem là phương pháp mã hóa dữ liệu cho phép bạn mã hóa và giải mã chỉ với chỉ cần một từ khóa giống nhau.

Mã hóa đối xứng cũng là cách mã hoá thông dụng nhất hiện nay, gồm hai thuật toán thường thấy là AESDES.

Thuật toán AES mã hóa dữ liệu bằng nhiều kích thước ô nhớ khác nhau. Kích thước ô nhớ càng lớn sẽ cần càng nhiều kỹ năng để mã hoá và giải mã hơn, Hacker sẽ càng khó phá mã. Kích thước ô nhớ phổ biến nhất được dùng là 256-bit và 128-bit.

Riêng thuật toán DES được dùng từ năm 1977, nhưng đến nay không còn được dùng nhiều nữa.

Mã hóa bất đối xứng (mã hóa khóa công khai)

Điểm hạn chế của phương pháp này là tốc độ mã hóa và giải mã rất chậm. Phương pháp này thường dùng thuật toán RSA để mã hóa. Nó dùng một khóa bí mật (Private Key) và một khóa công khai (Public Key). Ai cũng có thể có được dữ liệu được mã hóa bằng khóa công khai. Tuy nhiên, để giải mã được thì người nhận phải có khóa bí mật.

Ứng dụng của mã hóa dữ liệu trong thời đại công nghệ số

Mã hóa ứng dụng là gì

TLS được dùng để mã hóa dữ liệu khi trao đổi thông tin giữa máy chủ và trình duyệt.

Trong thời đại công nghệ số, vai trò quan trọng của việc mã hóa dữ liệu là không thể phủ nhận. Nó giúp bảo vệ thông tin của cá nhân, doanh nghiệp với những người không liên quan, hạn chế tình trạng bị tấn công, đánh cắp dữ liệu.

Các dữ liệu tĩnh như tập tin, hình ảnh trong máy, cơ sở dữ liệu, cũng được mã hóa để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, một số bộ nhớ USB cũng cho phép mã hóa thông tin thông qua mật khẩu nhờ sử dụng phần mềm AES. Bạn hoàn toàn không lo lắng bị rò rỉ dữ liệu trong nếu chẳng may làm mất USB.

Đối với HTTPS, bạn có thể sử dụng thuật toán mã hóa TLS để mã hóa dữ liệu khi thông tin được trao đổi giữa máy chủ và trình duyệt. Bạn cũng có thể bảo mật thông tin từ di động, Email, Bluetooth, với các phương pháp mã hoá dữ liệu.

MIFI ứng dụng công nghệ mã hóa tiên tiến nhất

Vì sao nên bảo mật thông tin nội bộ doanh nghiệp?

Thông tin nội bộ doanh nghiệp cần được bảo mật để tránh nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu, dẫn đến thiệt hại về kinh tế, tài sản vô hình của doanh nghiệp. Đặc biệt, các thông tin về hoá đơn, chứng từ của doanh nghiệp rất cần được bảo vệ, đảm bảo tính bảo mật. Việc này để tránh làm rò rỉ các thông tin quan trọng về tài khoản ngân hàng, giá cả, khách hàng, Các hoá đơn có thể chứa bí mật kinh doanh, thông tin quan trọng mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nên càng cần được bảo vệ.

MIFI ứng dụng công nghệ mã hóa thế nào?

Mã hóa ứng dụng là gì

MIFI ứng dụng công nghệ bảo mật tiên tiến nhất để bảo mật thông tin hoá đơn điện tử.

Toàn bộ cơ sở dữ liệu tại MIFI sẽ được mã hóa với công nghệ AES mới nhất theo tiêu chuẩn 256 bit. Công nghệ, tiêu chuẩn này nâng cao tính an toàn, bảo mật cho dữ liệu, nội dung sẽ khó bị bẻ khóa hơn. Nhờ đó, các thông tin của doanh nghiệp được bảo mật tốt, đảm bảo các Hacker hoặc đơn vị thứ ba không đọc được dữ liệu của bạn.

Các thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được mã hóa trên hệ thống MIFI Cloud và trên tất cả các phiên bản Backup của khách hàng bao gồm:

  • Thông tin khách hàng.
  • Thông tin hóa đơn.
  • Thông tin sản phẩm.
  • User khách hàng và mật khẩu truy cập.
  • Thông tin tra cứu hóa đơn điện tử.

Kết hợp cùng công nghệ bảo mật khác

Ngoài những công nghệ trên, MIFI còn kết hợp công nghệ bảo mật tiên tiến khác đảm bảo thông tin hoá đơn điện tử an toàn, dữ liệu doanh nghiệp được bảo mật tốt nhất.

  • Key Access được mã hóa cẩn thận đảm bảo quá trình gửi nhận hóa đơn an toàn.
  • Ứng dụng hệ thống lưu trữ Cloud tiêu chuẩn tại Microsoft Azure, cam kết hóa đơn luôn được an toàn, không bị mất.
  • Cam kết bảo hiểm toàn diện với quy trình sao lưu dữ liệu tự động và Real time

Trong thời đại bùng nổ dữ liệu, an toàn thông tin là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Khi sử dụng hóa đơn điện tử an toàn MIFI, các doanh nghiệp sẽ hoàn toàn yên tâm vì vô cùng dễ sử dụng với khả năng bảo mật, an toàn cao.