Mặt nạ giấy đắp bao nhiêu lần 1 tuần

Bạn đã biết sử dụng mặt nạ thế nào để có hiệu quả dưỡng da tốt nhất hay chưa? Có nên đắp mặt nạ thường xuyên không? Liệu rằng đắp mặt nạ hàng ngày có thực sự tốt cho da? Cùng lắng nghe những chia sẻ của dược sĩ Omi Pharma xem nên đắp mặt nạ bao nhiêu lần một tuần nhé.

1. Đắp mặt nạ có tác dụng gì?

Trước tiên bạn cần biết mặt nạ có bao nhiêu loại và đặc điểm của từng loại mặt nạ ra sao. Từ đó bạn sẽ hiểu rõ về công dụng và cách dùng mặt nạ sao cho đúng. Đồng thời bạn cũng sẽ biết được có nên đắp mặt nạ thường xuyên không. Thế giới mặt nạ dưỡng da khá đa dạng, tùy theo sở thích và nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn mặt nạ giấy [sheet mask], mặt nạ rửa [wash-off], mặt nạ ngủ [sleeping mask], mặt nạ lột [peel].

a. Mặt nạ giấy

Mặt nạ giấy có tác dụng chính là dưỡng ẩm và cung cấp dưỡng chất tức thì cho da

Phổ biến nhất vẫn là các sản phẩm mặt nạ giấy được làm từ vải cotton mỏng hoặc sợi xenlulo ngâm trong tinh chất dưỡng. Thành phần chính của mặt nạ giấy thường là các hoạt chất dưỡng ẩm như nước, Acid Hyaluronic, Glycerin,...Ngoài ra, tùy từng loại mặt nạ mà nhà sản xuất sẽ thêm vào đó các tinh chất dưỡng giúp làm mờ thâm, săn chắc da hoặc làm trị mụn. Khi đắp lên da, các tinh chất dưỡng trong mặt nạ sẽ thấm vào da của bạn nhanh chóng.

Tác dụng chính của mặt nạ giấy là dưỡng ẩm, cung cấp dưỡng chất cho da tức thì và giúp thư giãn da hiệu quả. Mặt nạ giấy có thể sử dụng thường xuyên và dễ dàng đem theo trong các chuyến đi xa.

b. Mặt nạ rửa

Tiếp đó là mặt nạ rửa [wash-off] với các dạng như mặt nạ bột, mặt nạ dạng gel, mặt nạ thạch, mặt nạ bùn [đất sét], mặt nạ than hoạt tính, mặt nạ dạng kem, mặt nạ tự nhiên [nguyên liệu chính là các loại trái cây, rau củ,…]. Các loại mặt nạ rửa cũng rất được ưa chuộng bởi khả năng làm sạch da tốt, giúp detox và tẩy tế bào chết hiệu quả.

Mặt nạ rửa thích hợp dùng cho da mụn và da dầu vào mùa hè

Tác dụng của các loại mặt nạ rửa thường là làm sạch da và hỗ trợ điều trị các vấn đề của da như mụn, thâm. Khi rửa mặt nạ trên da, các lớp tế bào chết và bụi bẩn cũng được lấy ra khỏi lỗ chân lông. Nhờ vậy mà da bạn trở nên thông thoáng, sạch sẽ hơn.

c. Mặt nạ ngủ

Mặt nạ ngủ cấp ẩm sâu cho da, nuôi dưỡng các tế bào da khỏe mạnh

Mặt nạ ngủ có texture dạng cream hoặc gel như kem dưỡng da. Đối với mặt nạ ngủ, bạn hoàn toàn không cần phải rửa lại mặt sau khi sử dụng. Vào mùa đông nếu da quá khô, bạn có thể dùng mặt nạ ngủ như kem dưỡng để tăng cường giữ ẩm cho da. Mặt nạ ngủ có tác dụng nuôi dưỡng da ban đêm và làm chậm quá trình lão hóa da rất tốt.

d. Mặt nạ lột

Mặt nạ lột giúp loại bỏ các tế bào da chết và bụi bẩn trong lỗ chân lông

Mặt nạ dạng lột [peel off] dạng gel khi thoa lên da sẽ khô lại thành một lớp màng mỏng sau khoảng 5-10 phút. Khi bạn gỡ lớp mặt nạ ra, các tạp chất như da chết, mụn cám và bụi bẩn cũng được kéo theo. Thành phần của mặt nạ lột thường có chứa AHA hoặc BHA. Tác dụng của mặt nạ lột tương tự như mặt nạ rửa nhưng là phiên bản nhẹ nhàng hơn. Mặt nạ lột thường chỉ tác động đến lớp biểu bì da, hiệu quả dưỡng da không quá rõ rệt.

2. Có nên đắp mặt nạ thường xuyên không?

Muốn da khỏe đẹp thì việc chăm sóc da hàng ngày là không thể thiếu. Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng các loại mặt nạ để dưỡng da thì đây không phải là thói quen tốt. Vậy có nên đắp mặt nạ thường xuyên không? Đắp mặt nạ thường xuyên có tốt không?

Với bất cứ loại mặt nạ nào trong số các loại kể trên, việc đắp mặt nạ thường xuyên là không cần thiết và không nên. Bởi đắp mặt nạ quá nhiều sẽ khiến cho da của bạn dễ bị kích ứng và làm giảm khả năng đề kháng của da. Chưa kể lớp dầu tự nhiên trên da cũng bị hao hụt dần khiến da không thể tự cân bằng ẩm, dẫn tới da tiết nhiều dầu hơn, mặt bóng nhẫy, lỗ chân lông bít tắc dầu thừa nhưng về bản chất là da đang thiếu nước.

Có nên đắp mặt nạ thường xuyên không?

Vì thế nếu bạn hỏi đắp mặt nạ giấy thường xuyên có tốt không thì câu trả lời là không. Trong thành phần của các loại mặt nạ giấy thường có chứa chất bảo quản và axit. Do vậy đắp mặt nạ giấy mỗi ngày không giúp cho da bạn đẹp hơn mà ngược lại còn khiến da dễ bị kích ứng, mẩn đỏ và nổi mụn. Nhất là với các bạn da nhạy cảm và da dầu mụn thì càng không nên đắp mặt nạ quá thường xuyên.

3. Ngày nào cũng đắp mặt nạ có tốt không?

Đắp mặt nạ hàng ngày có tốt không?

Có nên đắp mặt nạ hàng ngày không? Đừng vì người nổi tiếng nào đó nói rằng da cô ấy đẹp vì chăm đắp mặt nạ giấy mỗi ngày mà bạn cũng lao đi mua mặt nạ rồi đắp theo nhé. Bạn có thực sự hiểu về làn da của mình hay chưa? Da dầu, da khô, da hỗn hợp hay da nhạy cảm sẽ cần những sản phẩm skincare riêng để phù hợp với đặc điểm và tình trạng da của mình. Nhưng dù là da gì thì việc ngày nào cũng đắp mặt nạ là không cần thiết và không khoa học. Bật mí là bạn nên tự lên lịch đắp mặt nạ hàng tuần để tối ưu hiệu quả dưỡng da và đảm bảo da không bị kích ứng.

4. Nên đắp mặt nạ bao nhiêu lần một tuần?

Nếu không nên đắp mặt nạ hàng ngày thì đắp mặt nạ bao nhiêu lần trong tuần là tốt? Trước hết mặt nạ đắp bao nhiêu lần 1 tuần sẽ phụ thuộc vào da của bạn là da gì. Thứ hai 1 tuần nên đắp mặt nạ bao nhiêu lần sẽ dựa vào thời điểm bạn đắp mặt nạ là đông hay hè, độ ẩm trong không khí cao hay thấp. Thứ ba muốn biết nên đắp mặt nạ bao nhiêu lần một tuần hãy xem loại mặt nạ bạn lựa chọn để đắp là gì? Mặt nạ giấy, mặt nạ rửa hay mặt nạ dạng lột?

Thực tế thì không có một con số chính xác hay một nghiên cứu nào khẳng định đắp mặt nạ bao nhiêu lần 1 tuần là tốt. Tuy nhiên, việc lạm dụng mặt nạ mỗi ngày là không cần thiết. Do vậy, bạn chỉ nên đắp mặt nạ từ 2-3 lần/tuần là đủ. Mỗi một lần đắp bạn có thể lựa chọn 1 loại mặt nạ để tăng hiệu quả chăm sóc da.

5. Đắp mặt nạ thế nào để có hiệu quả tốt nhất?

Đầu tiên, bạn cần xác định da mình là da gì và tình trạng hiện tại của da như thế nào, có mụn hay không, có vết thương hay không, có cháy nắng, bong tróc, khô sạm hay không? Tiếp theo, bạn cần chú ý về thời gian đắp mặt nạ. Không nên đắp quá 30 phút đối với mặt nạ giấy và không quá 20 phút với các loại mặt nạ dạng rửa hoặc lột.

Dược sĩ Omi Pharma gợi ý cho bạn một vài sản phẩm mặt nạ dưỡng da phù hợp với nhiều loại da, tình trạng da nhất. Với làn da dầu, mặt nạ siêu dưỡng ẩm với tinh chất mật ong Kose Clear Turn giúp giúp cấp ẩm sâu, làm mềm cho da săn chắc, mềm mại, đẩy lùi các dấu hiệu của lão hóa.

Mặt nạ lột mụn giúp làn da dầu sạch bụi bẩn, dầu nhờn, làm sạch lỗ chân lông và mụn đầu đen cứng đầu. Đồng thời dưỡng ẩm và dưỡng da nhờ các tinh chất thảo dược

Mặt nạ hũ Tofu siêu dưỡng ẩm đậu nành sữa chua dưỡng ẩm và làm sáng da

Với da khô, bạn cần các sản phẩm mặt nạ dưỡng ẩm sâu, giúp cải thiện tình trạng da bong tróc và làm dịu da mẩn ngứa do nứt nẻ.

Mặt nạ siêu dưỡng ẩm da chiết xuất mật ong Bihada-Syokunin Clear Turn Kose

Với da lão hóa, sản phẩm mặt nạ có chứa collagen, nhau thai hoặc tinh chất ngọc trai là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.

Mặt nạ dưỡng ẩm tinh chất Collagen Clear Turn Kosé giúp tăng độ đàn hồi, săn chắc, căng mịn của làn da với Collagen hòa tan, có khả năng thẩm thấu nhanh và hiệu quả.

Mặt nạ chống nhăn da cao cấp Clear Turn Kosé Nhật Bản giúp cung cấp độ ẩm, chống nhăn da, hỗ trợ làm mờ các dấu hiệu lão hóa, mang lại làn da trẻ trung và tươi sáng.

Với da có thâm do mụn, dược sĩ Omi Pharma gợi ý bạn nên chọn mặt nạ tinh chất vitamin C hoặc Niacinamide để dưỡng trắng.

Mặt nạ tinh chất vitamin C dưỡng trắng, chống lão hóa da

Mặt nạ dưỡng trắng da Clear Turn Kosé cung cấp tinh chất dồi dào, chăm sóc hiệu quả cho làn da thâm sạm, xỉn màu và khô ráp, thiếu ẩm

Tại Omi Pharma có sẵn các dòng mặt nạ dưỡng da tinh chất đến từ Nhật Bản cực kỳ đa dạng để bạn lựa chọn. Các dược sĩ Omi Pharma sẽ tư vấn giúp bạn sản phẩm mặt nạ phù hợp với tình trạng da. Cùng chăm sóc da mỗi ngày với Omi Pharma và các sản phẩm skincare chuẩn Nhật bạn nhé. Ngoài mặt nạ ra thì sữa rửa mặt, kem dưỡng da, kem chống nắng Nhật Bản luôn có sẵn tại Omi Pharma.

Trên đây dược sĩ Omi Pharma đã giúp bạn trả lời có nên đắp mặt nạ thường xuyên không và gợi ý các sản phẩm mặt nạ nên mua. Nếu bạn cần tư vấn vui lòng liên hệ với dược sĩ Omi theo số hotline 08.6868.0303 hoặc chat trong phần hỗ trợ trực tuyến trên website.

*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.

Chủ Đề