Mẫu báo cáo sự cố thiết bị

Mẫu biên bản ghi nhận sự cố thiết bị là gì? Mẫu biên bản ghi nhận sự cố thiết bị? Hướng dẫn làm Mẫu biên bản ghi nhận sự cố thiết bị? Thông tin pháp lý liên quan về Thiết bị?

 Sự cố là sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện do tác động từ một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động không bình thường, gây ngừng cung cấp điện hoặc mất ổn định, mất an toàn và không đảm bảo chất lượng điện năng của hệ thống điện. Khi kiểm tra và ghi nhận sự cố thiết bị điện cần có Biên bản ghi nhận sự cố thiết bị đi kèm. 

Luật sư tư vấn luật hình sự miễn phí trên toàn quốc: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu biên bản ghi nhận sự cố thiết bị là gì?
  • 2 2. Mẫu biên bản ghi nhận sự cố thiết bị:
  • 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu biên bản ghi nhận sự cố thiết bị:
  • 4 4. Thông tin pháp lý liên quan về thiết bị:
    • 4.1 4.1. Yêu cầu chung đối với xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia:
    • 4.2 4.2. Nguyên tắc xử lý sự cố:
    • 4.3 4.3. Phân cấp xử lý sự cố:

– Thiết bị Máy móc là những vật được chế tạo gồm nhiều bộ phận, có cấu tạo phức tạp, dùng để thực hiện chính xác các công việc chuyên môn nào đó. Còn thiết bị là bộ phận phụ trợ, được sử dụng để trợ giúp cho hoạt động của máy móc. Hiện nay, theo xu thế phát triển, thiết bị ngày càng nhỏ gọn, đa năng và có thể liên kết với các thiết bị khác. Trong thực tế, tùy theo cách lắp đặt, liên kết và sử dụng, máy móc và thiết bị có thể dùng như một khái niệm chung.

Mẫu biên bản ghi nhận sự cố thiết bị là mẫu biên bản ghi chép lại nội dung và các thông tin trong quá trình kiểm tra xác nhận sự cố thiết bị và lập  biên bản ghi nhận sự cố thiết bị

Mẫu biên bản ghi nhận sự cố thiết bị là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc ghi nhận sự cố thiết bị. Mẫu nêu rõ nội dung biên bản, thời gian địa điểm lập biên bản…

2. Mẫu biên bản ghi nhận sự cố thiết bị:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                  ……., ngày……tháng……năm……

CƠ QUAN/TỔ CHỨC

Số: … / BB

Xem thêm: Những điều kiện bắt buộc để hợp đồng dân sự có hiệu lực

BIÊN BẢN SỰ CỐ THIẾT BỊ

Hôm nay, ngày … tháng … năm … , sau khi nhận được thông báo về sự cố thiết bị xảy ra tại

Tôi:……

Đại diện:……..Chức vụ:……

Lập biên bản xác nhận sự cố thiết bị như sau:

1. Tên trang thiết bị bị sự cố:……

2. Thiết bị được đặt tại:……

3. tên người sử dụng:……

Xem thêm: Nhãn phụ là gì? Ghi nhãn phụ, sử dụng nhãn phụ thứ hai?

4. Đại diện:………………………………..Chức vụ:………..

5. Kết quả kiểm tra:……………………………………………

6. Hướng khắc phục:………………………………………….

Xác nhận của người sử dụng

[Ký và ghi rõ họ tên]

Xác nhận trưởng bộ phận/Phòng ban

[Ký và ghi rõ họ tên]

3. Hướng dẫn làm Mẫu biên bản ghi nhận sự cố thiết bị:

– Ghi đầy đủ các thông tin trong Biên bản

Xem thêm: Giao dịch dân sự có điều kiện là gì? Ví dụ về giao dịch dân sự có điều kiện

– Nội dung biên bản ghi xác nhận sự cố thiết bị

– Xác nhận của người sử dụng [Ký và ghi rõ họ tên]

– Xác nhận trưởng bộ phận/Phòng ban [Ký và ghi rõ họ tên]

4. Thông tin pháp lý liên quan về thiết bị:

4.1. Yêu cầu chung đối với xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia:

Tại Điều 10. Yêu cầu chung đối với xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia: 

1. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm:

a] Ban hành quy trình vận hành và xử lý sự cố thiết bị thuộc phạm vi quản lý phù hợp với các quy định tại Thông tư này;

b] Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và hệ thống điều khiển, bảo vệ của đường dây trên không, đường dây cáp, trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển để đảm bảo vận hành an toàn và giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố.

2. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia có trách nhiệm ban hành Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện thuộc quyền điều khiển phù hợp với quy định tại Thông tư này.

Xem thêm: Mẫu giấy bảo lãnh tạm trú, cam kết bảo lãnh nhân sự, bảo lãnh tài chính

3. Hàng năm, Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm tổ chức đào tạo, kiểm tra diễn tập xử lý sự cố cho Nhân viên vận hành ít nhất 01 [một] lần.

4. Ngay sau khi cô lập phần tử bị sự cố và khắc phục tạm thời tình trạng vận hành không bình thường trong hệ thống điện quốc gia, các đơn vị có liên quan có trách nhiệm:

a] Áp dụng mọi biện pháp cần thiết khắc phục sự cố của thiết bị theo quy định để nhanh chóng khôi phục hệ thống điện về chế độ vận hành bình thường;

b] Tiến hành điều tra nguyên nhân sự cố và đề ra các biện pháp đề phòng sự cố lặp lại.

5. Chế độ báo cáo sự cố

a] Ngay sau khi cô lập phần tử bị sự cố và khắc phục tạm thời tình trạng vận hành không bình thường trong hệ thống điện quốc gia, Nhân viên vận hành tại trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển có trách nhiệm gửi Báo cáo nhanh sự cố cho Cấp điều độ có quyền điều khiển theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b] Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi sự cố xảy ra, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm gửi Báo cáo sự cố cho Cấp điều độ có quyền điều khiển thiết bị theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

c] Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi sự cố xảy ra, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm gửi Báo cáo sự cố cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

Xem thêm: Cách tính phụ cấp đối với người hướng dẫn tập sự công chức

d] Sau khi khắc phục sự cố, Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm gửi Báo cáo phân tích sự cố hệ thống điện thuộc quyền điều khiển hoặc quản lý vận hành cho đơn vị quản lý cấp trên theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này khi được yêu cầu.

6. Hình thức gửi Báo cáo sự cố:

a] Báo cáo nhanh sự cố được gửi qua fax hoặc thư điện tử [Email] theo địa chỉ do Cấp điều độ có quyền điều khiển cung cấp;

b] Báo cáo sự cố và Báo cáo phân tích sự cố được gửi theo các hình thức sau:

– Gửi bằng fax hoặc thư điện tử [Email] theo địa chỉ do Cấp điều độ có quyền điều khiển cung cấp;

– Gửi chính thức bằng phương thức chuyển phát nhanh [văn thư].

4.2. Nguyên tắc xử lý sự cố:

Tại Điều 11. Nguyên tắc xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia:

1. Nhân viên vận hành có trách nhiệm áp dụng các biện pháp xử lý sự cố theo quy định để nhanh chóng loại trừ sự cố và ngăn ngừa sự cố lan rộng.

Xem thêm: Xử phạt vi phạm về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu

2. Nhân viên vận hành có trách nhiệm nhanh chóng khôi phục việc cung cấp điện cho khách hàng, đặc biệt là các phụ tải quan trọng và đảm bảo chất lượng điện năng về tần số, điện áp.

3. Trong quá trình xử lý sự cố, Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia được phép vận hành hệ thống điện với tần số và điện áp khác với tiêu chuẩn quy định ở chế độ vận hành bình thường tại Quy định hệ thống điện truyền tải, Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành nhưng phải nhanh chóng thực hiện các giải pháp để khôi phục hệ thống điện về trạng thái vận hành bình thường, đảm bảo sự làm việc ổn định của hệ thống điện.

4. Nhân viên vận hành phải nắm vững diễn biến sự cố, tình trạng thiết bị đã được tách ra khi sự cố, phân tích các hiện tượng sự cố, dự đoán thời gian khôi phục.

5. Lệnh chỉ huy xử lý sự cố được truyền đi bằng lời nói hoặc bằng tín hiệu điều khiển.

6. Lệnh chỉ huy xử lý sự cố bằng lời nói do Điều độ viên cấp trên truyền đạt trực tiếp tới Nhân viên vận hành cấp dưới tuân thủ theo Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. Lệnh chỉ huy xử lý sự cố phải chính xác, ngắn gọn và rõ ràng. Điều độ viên cấp trên ra lệnh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về lệnh của mình trong quá trình xử lý sự cố.

7. Trong thời gian xử lý sự cố, nghiêm cấm sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc phục vụ điều độ vào các mục đích khác.

8. Trong quá trình xử lý sự cố, Nhân viên vận hành phải tuân thủ các quy định của Thông tư này, các quy chuẩn kỹ thuật, TCVN, quy trình, quy định chuyên ngành, quy định khác của pháp luật và tiêu chuẩn an toàn của thiết bị điện do nhà chế tạo quy định.

4.3. Phân cấp xử lý sự cố:

Tại Điều 12. Phân cấp xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia

Xem thêm: Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam trong các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

1. Thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ nào thì cấp điều độ đó có trách nhiệm chỉ huy xử lý sự cố trên thiết bị đó.

2. Trong khi xử lý sự cố, Cấp điều độ có quyền điều khiển được quyền thay đổi chế độ làm việc của các thiết bị thuộc quyền điều khiển trước khi báo cáo cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra thiết bị này.

3. Trong trường hợp khẩn cấp, không thể trì hoãn được như cháy nổ hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị ở nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển được tiến hành thao tác cô lập phần tử sự cố theo quy trình vận hành và xử lý sự cố nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển mà không phải xin phép Cấp điều độ có quyền điều khiển và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình. Sau khi xử lý xong, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển.

Như vậy, sựa trên các quy định trên thì Yêu cầu chung đối với xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, Nguyên tắc xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia, Phân cấp xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia đã có quy định cụ thể như đã nêu trên. Việc ghi nhận sự cố thiết bị cũng cần được lập Mẫu biên bản ghi nhận sự cố thiết bị theo đúng quy định và đầy đủ nội dung. Trên đây là bài viết của chúng tôi về Mẫu biên bản ghi nhận sự cố thiết bị và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất, các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Chủ Đề