Mẫu biên bản bàn giao đưa vào sử dụng công trình

File Word mẫu biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng mới nhất ★ Ghi nhận việc bàn giao và đưa vào sử dụng công trình xây dựng nhà ở, biệt thự, toà nhà, chung cư, công trình xây dựng đường bộ, cầu cống ★ Nội dung dựng sẵn chi tiết chuẩn, chuyên nghiệp, có thể dùng ngay ★ Tải miễn phí dễ dàng ★ Những lưu ý khi làm biên bản bàn giao công trình xây dựng

Mẫu biên bản bàn giao đưa vào sử dụng công trình

Biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng là biên bản được lập ra để ghi nhận lại việc công trình xây dựng hoàn thành, đã được nghiệm thu và có thể đưa vào khai thác, sử dụng theo đúng mục đích và công năng của công trình trong thực tế. Biên bản sẽ được lập với đầy đủ các thông tin về công trình, hạng mục, địa điểm xây dựng, thời gian bàn giao, nội dung bàn giao... nhằm xác nhận cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan để làm cơ sở giải quyết các vấn đề xảy ra với công trình sau này (nếu có).

Trong lĩnh vực việc làm xây dựng, để xác nhận việc bàn giao công trình đưa vào quản lý, khai thác và sử dụng giữa hai bên sau khi đã thỏa thuận bàn giao thì chúng ta cần phải có một biên bản hợp lý. Các công trình xây dựng khi được bàn giao phải đảm bảo được về chất lượng của công trình cũng như tuân thủ đúng theo bản vẽ thiết kế ban đầu của các kiến trúc sư. Tất cả những thông tin này cần được thể hiện đầy đủ trên biên bản bàn giao công trình.

Một biên bản bàn giao công trình đúng quy định, đầy đủ giá trị pháp lý cần có đầy đủ thông tin liên quan đến công trình, tên các cơ quan đơn vị thi công, giám sát, thiết kế... Bạn có thể tham khảo mẫu chuẩn sau đây từ thư viện 1001 Mẫu Văn Bản của ViecLamVui - một trong các kênh hỗ trợ tìm việc trực tuyến được tín nhiệm nhất hiện nay - để có thể lập một biên bản bàn giao công trình hoàn chỉnh nhé.

Thông tin về công trình bàn giao: Cần ghi rõ chi tiết về tên công trình (hạng mục công trình) bàn giao, địa điểm xây dựng, thời gian và địa điểm bàn giao cụ thể. Thông tin cần chính xác và chi tiết để việc quản lý hồ sơ xây dựng được rõ ràng, minh bạch, dễ truy cứu và xử lý các vấn đề xảy ra (nếu có) với công trình khi đưa vào sử dụng.

Thành phần tham gia bàn giao công trình: Biên bản bàn giao công trình sẽ gồm sự tham gia của bên nhận và bên giao công trình cũng như cần có bên chứng kiến bàn giao. Bên nhận sẽ là chủ đầu tư, bên giao sẽ là đơn vị thi công và bên chứng kiến là đơn vị tư vấn thiết kế công trình hoặc có thể thêm các đơn vị chứng kiến, đơn vị khách mời khác. Sự có mặt đầy đủ của các bên có liên quan đến công trình xây dựng ký xác nhận trong biên bản sẽ đảm bảo được trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên khi giải quyết các vấn đề phát sinh về công trình xây dựng (nếu có) trước pháp luật.

Nội dung bàn giao cần nêu chi tiết cụ thể: Liệt kê đầy đủ, chi tiết rõ ràng về tất cả những thông tin liên quan đến công trình thực hiện bàn giao như: tài liệu làm căn cứ bàn giao (giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ hoàn công, biên bản nghiệm thu công trình...); quy mô và chất lượng xây dựng của công trình; các hồ sơ, thiết bị bàn giao kèm theo. Các nội dung này cần tuân thủ đúng pháp luật quy định khi thực hiện bàn giao công trình xây dựng.

Ghi rõ sự thoả thuận và thống nhất về trách nhiệm của mỗi bên khi đưa công trình vào sử dụng thực tế: Các bên sẽ thống nhất và thoả thuận về trách nhiệm của mỗi bên theo đúng chức năng công việc của mình và ghi vào biên bản. Đây là điểm quan trọng không thể thiếu trong biên bản bản giao này và là căn cứ để làm rõ trách nhiệm của mỗi bên khi công trình gặp sự cố phát sinh. 

Chữ ký và số bản của biên bản được lập ra: Mỗi bên tham gia bàn giao công trình phải giữ 01 bản chính của biên bản với chữ ký tươi của các bên liên quan trong buổi bàn giao. Biên bản copy sẽ không có giá trị pháp lý. Vì vậy, số bản của biên bản bàn giao công trình được lập phải từ 02 bản. Đây là căn cứ để chứng minh công trình xây dựng đã hoàn thành, được nghiệm thu hoàn chỉnh và có thể đưa vào sử dụng cũng như bảo vệ quyền lợi của mỗi bên khi có vấn đề liên quan đến pháp lý.

Tại bất kỳ những công trình xây dựng hiện nay đều phải tuân thủ nguyên tắc, quy định và quy trình bàn giao tới khi hoàn thành đáp ứng tiêu chuẩn 5640:1991. Chính vì vậy sau khi hoàn thành thi công để được phép sử dụng cần thực hiện biên bản bàn giao công trình đầy đủ và đúng pháp luật. Vậy hiện nay biên bản này được quy định thực hiện như thế nào và cần có những nội dung gì?

> Xem thêm:

Biên bản bàn giao công trình được biết đến là mẫu biên bản được lập nên để ghi nhận công trình thi công đã được hoàn thành tất cả những công việc, đã xác nhận nghiệm thu và bắt đầu đưa vào sử dụng. Thông thường trong biên bản bàn giao sẽ chứa đầy đủ tất cả những thông tin về hạng mục xây dựng, ngày bàn giao, địa điểm của công trình,… Tất cả những thông tin được ghi rõ trong biên bản nhằm xác định trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các bên liên quan.

Là một trong những biên bản quan trọng, cần thiết, tuy nhiên hiện nay có nhiều người không hiểu rõ tác dụng, nội dung của biên bản và thường thắc mắc rằng tại sao lại cần sử dụng biên bản bàn giao công trình?

Đối với mẫu biên bản bàn giao, mục đích sử dụng là khi công trình thi công được hoàn thành, đủ điều kiện để đi vào hoạt động và đã được nghiệm thu thì bên đơn vị thi công sẽ bắt đầu bàn giao công trình lại cho chủ đầu tư. Như vậy biên bản bàn giao của công trình được thực hiện nhằm ghi lại toàn bộ quá trình bàn giao cũng như xác nhận của cả 2 bên việc giao nhận.

Tại sao cần sử dụng biên bản bàn giao công trình?

Thông thường một biên bản bàn giao công trình đạt chuẩn sẽ có đầy đủ những thông tin chi tiết sau:

  • Ghi rõ tên của công trình và hạng mục được bàn giao.
  • Ghi rõ thông tin địa điểm tiến hành xây dựng công trình.
  • Địa điểm cũng như thời gian bàn giao công trình xây dựng.
  • Ghi đầy đủ và rõ ràng thành phần của bên nhận và bên giao, chức vụ cũng như số lượng cán bộ hiện có.
  • Nội dung bàn giao sẽ bao gồm đầy đủ thông tin như quy mô chất lượng, hồ sơ, tài liệu, thiết bị.

Trước khi ký kết và hoàn thành biên bản bàn giao những công việc bắt buộc cần phải thực hiện bao gồm:

  • Thỏa thuận cụ thể về tiến độ bàn giao của công trình dựa vào mỗi hạng mục khác nhau.
  • Rà soát và kiểm tra kỹ những hồ sơ đã được nghiệm thu thông qua kỹ thuật của công trình và những hạng mục xây dựng.
  • Tiến hành kiểm tra lại những công việc sửa chữa được đề ra trước đó tại phụ lục trong khi nghiệm thu kỹ thuật.
  • Thực hiện xem xét một cách kỹ lưỡng và những chỗ chưa được sửa chữa cần khắc phục trong một khoảng thời gian cụ thể, nhất định. Đồng thời thống nhất về khoảng kinh phí rõ ràng với chủ đầu tư.
  • Lập nên biên bản bàn giao công trình cũng như những hạng mục xây dựng của công trình.

Trong quá trình thực hiện biên bản bàn giao thì nhà đầu tư phải giao đầy đủ cho chủ đầu tư những tài liệu bao gồm:

  • Tổng hợp danh sách của những cơ quan đã cùng tiến hành tham gia trong suốt quá trình xây dựng.
  • Tờ hướng dẫn cách vận hành chi tiết của thiết bị được lắp đặt kèm theo Catalog.
  • Biên bản chứng nhận đã tiến hành vận hành thử những trang thiết bị không tải và có tải. Bên cạnh đó còn có quy định về chế độ máy móc vận hành.
  • Bản vẽ xác nhận việc hoàn thành dự án cũng như những hạn mục khác kèm theo.
  • Những giấy tờ và tài liệu có liên quan đến việc thay đổi trong suốt thời gian thiết kế công trình.
  • Giấy tờ nghiệm thu của từng hạng mục và tất cả những bộ phận.
  • Nhật ký dự án, giấy tờ thí nghiệm và giấy chứng nhận về chất lượng của công trình.
  • Biên bản toàn bộ quá trình nghiệm thu của từng hạng mục và dự án.
  • Danh sách những trang thiết bị và phụ tùng còn dư, không lắp đặt.

Tài liệu nhà thầu phải giao cho chủ đầu tư trong quá trình lập biên bản

Đối với chủ đầu tư, trách nhiệm và quyền hạn sẽ bao gồm:

  • Thực hiện lập bản bàn giao lại của công trình.
  • Tổ chức những cuộc họp để xử lý bàn giao rõ ràng.
  • Tiếp nhận những giấy tờ và tài liệu liên quan tới bảng thiết kế và bàn giao lại toàn bộ công trình.
  • Tiếp nhận lại những thiết bị, vật liệu dự trữ còn dư chưa sử dụng.
  • Sắp xếp nhân viên đón nhận công trình vào hoạt động, sử dụng. Đồng thời thống kê hồ sơ công trình và thiết kế công trình.
  • Từ chối tiếp nhận bàn giao khi bên thầu chưa sửa chữa những khoản tồn trong biên bản và những bộ phận của công trình chưa tiến hành nghiệm thu.

Đối với bên nhà thầu xây dựng, trách nhiệm và quyền hạn sẽ bao gồm:

  • Bàn giao toàn bộ lại công trình và những hạng mục đúng thời gian quy định cho chủ đầu tư.
  • Thực hiện sửa chữa những hạn mục có trong biên bản nhằm bàn giao được đúng hạn.
  • Tiến hành bàn giao lại tất cả vật tư và trang thiết bị còn dư cho chủ đầu tư. Đối với trường hợp bị hư hỏng sẽ bồi thường tổn thất.
  • Bàn giao giấy tờ catalog kèm theo hướng dẫn cách thức lắp đặt trang thiết bị của công trình.
  • Khiếu nại với các cơ quan giám định trong trường hợp chủ đầu tư không tiếp nhận công trình chất lượng, đạt tiêu chuẩn, đã nghiệm thu.

Trách nhiệm và quyền hạn của nhà thầu trong quá trình thực hiện biên bản bàn giao công trình

Biên bản bàn giao công trình là loại biên bản quan trọng và bắt buộc phải thực hiện trong bất kỳ công trình xây dựng nào hiện nay. Hy vọng với những thông tin về tầm quan trọng của biên bản và những nội dung cần quy định rõ sẽ giúp bạn thực hiện theo đúng với quy định của pháp luật.