Mẫu hóa đơn mua bim bim sữa bánh kẹo năm 2024
Nguồn vốn đầu tư luôn nỗi lo lớn nhất khi bắt đầu kinh doanh. Vậy theo bạn để mở tạp hóa cần bao nhiêu vốn thì đủ? Đầu tư vốn nhiều hay ít phụ thuộc vào cách tính toán chi phí của bạn.PHẦN 1: 4 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa Show
PHẦN 3: MỞ TẠP HÓA lấy hàng ở đâu? Cuộc sống phát triển, các siêu thị, cửa hàng tiện ích xuất hiện ngày càng nhiều. Nhưng không vì thế mà những cửa hàng tạp hóa trở nên “lép vế”. Bằng chứng là rất nhiều người vẫn thích đến cửa hàng tạp hóa mua hàng thay vì vào siêu thị. Để cải thiện kinh tế gia đình, bà mẹ bỉm sữa như tôi đã lựa chọn bán hàng tạp hóa.Khi bắt đầu thì nguồn vốn chính là nỗi lo lắng lớn nhất của tôi. Với khoản chi phí ít ỏi dành dụm được sau thời gian làm công ăn lương, tôi đã từng nghĩ sẽ không bao giờ thực hiện được việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên nhờ bí quyết “học lóm” được tôi đã thật sự giảm được gánh nặng về việc mở tạp hóa cần bao nhiêu vốn.1. Tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng từ việc bán hàng tạp hóa tại nhàDự định ban đầu của tôi thuê là tìm một mặt bằng nhỏ để mở cửa hàng. Sau khi tham khảo giá thuê từ nhiều nơi khác nhau, tôi nhận ra rằng vốn của tôi chỉ đủ để đóng tiền thuê nhà trong thời gian ngắn. Vì mức giá thuê mặt bằng tối thiểu cũng từ 5 – 10 triệu đồng/tháng cho diện tích khoảng 50m2.Tôi được biết rằng 70% chủ cửa hàng tạp hóa lựa chọn bán hàng tạp hóa tại nhà để không mất tiền thuê mặt bằng. Vì thế tôi quyết định “tận dụng” chính ngôi nhà của mình để tiết kiệm vốn. Như vậy, tôi đã bước đầu giảm được gánh nặng mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn với chi phí thuê mặt bằng chỉ 0 đồng/tháng.2. Giảm thiểu chi phí nhập hàng bằng cách không ôm hàngNguồn chi phí đầu tư lớn nhất trong việc mở tạp hóa cần bao nhiêu vốn chính là từ việc nhập hàng hóa. Cửa hàng của tôi dù khá nhỏ nhưng để nhập một lượng hàng kha khá, nhiều chủng loại thì ít nhất cũng phải mất từ 50 - 100 triệu đồng.Phương án nhập hàng ban đầu của tôi là đăng ký làm đại lý bán lẻ của các nhãn hàng lớn. Song, điều kiện phải nhập hàng với số lượng lớn mỗi lần mới được chiết khấu ưu đãi đã buộc tôi phải suy nghĩ lại. Vốn đầu tư ít, nếu ôm hàng quá nhiều tôi hoàn toàn có thể bị âm vốn hay tệ hơn là “phá sản”.Thay vì làm đại lý, tôi tiết kiệm vốn nhập hàng bằng việc tìm nguồn hàng giá rẻ từ các chợ đầu mối. Mỗi lần nhập hàng tôi cũng chỉ nhập với số lượng vừa phải. Hàng hóa tôi thường lựa chọn là các mặt hàng thiết yếu hàng ngày như: bột giặt, nước rửa bát, nước lau sàn, bánh kẹo, các loại gia vị,... Với cách này vốn nhập hàng mỗi lần của tôi chỉ từ 20 - 30 triệu đồng.3. Tiết kiệm chi phí thuê nhân sự bằng việc tự quản lýLà một bà mẹ bỉm sữa nên hầu hết thời gian tôi phải dành để chăm sóc con. Tôi đã từng nghĩ đến việc thuê người phụ trông coi cửa hàng. Song khi được người bạn giới thiệu phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa, tôi đã tiết kiệm đáng kể chi phí thuê nhân sự.Sử dụng phần mềm này, tôi không phải mất quá nhiều thời gian hay công sức những vẫn quản lý cửa hàng tạp hóa của mình khá tốt. Vì phần mềm giúp tôi kiểm soát lượng hàng hóa trong cửa hàng một cách thật chính xác và khoa học. Doanh thu bán hàng mỗi ngày đều được cập nhật sẵn. Khi cần xem tôi chỉ việc tra cứu trực tiếp từ phần mềm là mọi chi tiết đều hiện ra thật cụ thể, nhanh chóng.Đặc biệt tính năng bán hàng khi mất kết nối của phần mềm giúp tôi không cần lo ngại sẽ phải nhập lại dữ liệu sau đó. Vì khi có kết nối trở lại mọi dữ liệu đều được đồng bộ ngay lập tức. Điều tôi ưng ý nhất ở “nhân sự” đặc biệt này là giá “thuê” chỉ từ 4.000/ngày, 90.000/tháng thay vì 4 - 5 triệu đồng cho một nhân sự quản lý cửa hàng.Như vậy, tôi đã thật sự giảm gánh lo về việc mở tạp hóa cần bao nhiêu vốn bằng những bí quyết tính toán nguồn vốn đầu tư thật tiếm kiệm. Bí quyết tiết kiệm nhất nhưng hiệu quả mang lại cao nhất chính là quản lý cửa hàng bằng công nghệ phần mềm hiện đại.Bạn đang lên kế hoạch mở một cửa hàng tạp hóa nhưng đang cân nhắc chưa biết nhập những loại mặt hàng nào về bán? Mặt hàng nào thì tốt nhất? Phần mềm bán hàng tạp hóa Nhanh.vn sẽ gợi ý cho bạn những mặt hàng tạp hóa phổ biến và thiết yếu nhất hiện nay qua bài viết này nhé. 1. Những mặt hàng cho kinh doanh tạp hóa1.1 Mặt hàng thực phẩmĐây là một trong những mặt không thể thiếu được trong các tiệm tạp hóa. Hàng thực phẩm thường rất dễ bán, có giá trị nhỏ, không yêu cầu cao về phương thức bảo quản và rất đa dạng về chủng loại, như:
Ngoài ra, chủ tiệm có thể nhập các đồ tươi về bán (rau củ, thịt, cá,...), làm đồ ăn sáng sẵn (xôi, bánh mỳ,..), nước giải khát và đồ ăn lạnh bán trong những ngày nắng nóng. Lưu ý khi bán đồ thực phẩm là bạn phải luôn chú ý cách bảo quản, trưng bày và hạn sử dụng. Bánh kẹo và nước giải khát là các sản phẩm bán chạy Xem thêm: 1.2 Khăn giấy, giấy vệ sinh, tã em béĐây là mặt hàng thiết yếu dùng trong mọi gia đình nên bán rất chạy, đặc điểm là mặt hàng sử dụng tiêu hao rất nhanh mà giá mua sỉ lại rất rẻ nên đây sẽ là nguồn lợi nhuận lớn cho chủ cửa hàng tạp hóa. Bạn cần tìm hiểu về thói quen của người dân nơi khu vực bạn đang sống để nắm được thói quen sử dụng loại mặt hàng này của họ cũng như nhu cầu cao hay thấp, thương hiệu họ tin dùng hoặc mức giá khách hàng cảm thấy hợp lý. Ban đầu bạn có thể nhập hàng từ các nhãn hàng khác nhau, qua một thời gian bán thử cho khách hàng bạn sẽ kết luận được loại hàng của hãng nào bán được, loại nào khách hàng của bạn không thích, sau đó sẽ nhập lại và nhập những mặt hàng mà có nhu cầu sử dụng cao. Đối với những sản phẩm này, bạn cần bảo quản và trưng bày cẩn thận ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Hơn nữa, sắp xếp hàng hóa theo từng loại và từng nhóm để dễ dàng quản lý và thu hút khách hàng. Luôn chú ý đến chất lượng và an toàn của hàng hóa, kiểm tra kỹ nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng của các sản phẩm trước khi nhập hàng bạn nhé. Khăn giấy, giấy vệ sinh, tã em bé Bán hàng ngàn sản phẩm không cần nhớ giá 1.3 Các loại hóa phẩm, mỹ phẩmMột số loại hóa mỹ phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu vệ sinh, làm sạch, giặt giũ, lau chùi của gia đình và cá nhân trong cuộc sống hàng ngày mà cửa hàng tạp hóa nên nhập về bán như: sữa tắm, dầu gội, xà phòng, nước xả vải, dầu rửa chén, nước lau nhà, nước xịt khử mùi, chất tẩy rửa, bột giặt thảm… Khi kinh doanh mặt hàng này bạn cần lưu ý kiểm tra kỹ nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng của các sản phẩm hóa phẩm, mỹ phẩm trước khi nhập hàng. Và còn phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý nhà nước. Cần theo dõi chặt chẽ số lượng tồn kho và doanh số bán hàng của từng loại sản phẩm để điều chỉnh lượng nhập hàng hợp lý, loại bỏ hoặc giảm giá các sản phẩm sắp hết hạn hoặc ít tiêu thụ để tránh lãng phí và mất vốn. Một số loại hóa mỹ phẩm dễ bán Đọc thêm: Mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì? 1.4 Các đồ dùng văn phòng phẩmNhững mặt hàng là các đồ dùng văn phòng phẩm như: bút, vở, sổ, giấy, băng keo, kéo, bấm ghim, ghim bảng, thước kẻ, compa, tẩy, bút chì, bút màu, bút lông, bút bi, bút chì màu… Mặt hàng này sẽ bán rất chạy và lãi cao nếu cửa hàng tạp hóa của bạn được mở ở gần các trường học, khu đông dân cư, khu tập thể. Ưu điểm của đồ văn phòng phẩm là hạn sử dụng rất lâu, dễ đóng gói bốc xếp và không lo bị nấm mốc hay lâu bị biến đổi tính chất lý hóa. Các đồ dùng văn phòng phẩm Kinh doanh tiệm tạp hoá nhỏ cần bao nhiêu vốn - Những lời khuyên hữu ích bạn nên biết 1.5 Đồ sinh hoạt cá nhânĐồ sinh hoạt cá nhân là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu vệ sinh, chăm sóc bản thân, sức khỏe và sắc đẹp của mỗi người. Những mặt hàng này rất nhiều sản phẩm đa dạng, chủng loại khó quản lý, kiểm soát. Các loại đồ sinh hoạt cá nhân phổ biến trong cửa hàng tạp hóa : Dao cạo râu, dầu gội, bàn chải đánh răng, xà phòng, kem đánh răng, băng vệ sinh, khăn lau các loại, xô chậu, bát đũa… Khi kinh nhập những sản phẩm này về bán bạn cũng sẽ không cần lo lắng về hạn sử dụng, rất dễ bán và giá thành cũng hợp lý cho cả bên mua bên bán. Văn phòng phẩm là mặt hàng dễ bán trong các tiệm tạp hóa Tham khảo ngay: Hướng dẫn lựa chọn phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa miễn phí 2024 1.6 Các loại thẻ cào điện thoạiNgày nay dù đã có thể mua thẻ điện thoại trực tiếp trên các app thanh toán online nhưng cũng vẫn rất nhiều khách hàng không tiện để mua online nên bạn có thể cân nhắc kinh doanh mặt hàng này. Tuy lời lãi không nhiều nhưng việc bán thẻ điện thoại giúp cho cửa hàng của bạn có lượng khách đông đảo hơn. Đối với địa điểm có tiệm tạp hóa gần khu vực sinh sống của học sinh sinh viên, nên nhập phần đa là các thẻ cào Viettel, Vina, Mobifone có mệnh giá 10k, 20k, 50k. Thẻ 100k, 200k nhập số lượng ít hơn một chút. Và ngược lại, những nơi chủ yếu là người trung tuổi thì chủ yếu nhập thẻ 20k trở lên. Bán thẻ nạp điện thoại không lo rủi ro và hạn sử dụng. Thẻ nạp điện thoại là một sản phẩm không có hạn sử dụng và không bị hư hỏng khi bảo quản. Bạn không phải lo lắng về việc nhập quá nhiều hoặc quá ít hàng, hay phải thanh lý hàng tồn kho với giá rẻ. Mỗi lần xuất nhập hàng, kiểm tra tồn kho vất vả mà còn sai sót 1.7 Một số mặt hàng khácNhững mặt hàng khác ở đây sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của khách hàng hằng ngày đến mua hàng. Chúng tôi đã gặp nhiều cửa hàng tạp hóa bán thêm hoa quả, thậm chí là các vật liệu sắt, thép, đinh, búa, quần áo hoặc thức ăn cho vật nuôi… Bạn cần khảo sát nhu cầu khách hàng xung quanh cửa hàng của bạn để đưa ra quyết định nhập hàng chuẩn xác, hợp lý. Ví dụ như bán các loại sách báo tạp chí như sách giáo khoa, sách ngoại ngữ, sách thiếu nhi, sách kỹ năng sống, sách giải trí, báo ngày, báo tuần, tạp chí thời trang, tạp chí du lịch… nếu ở đó có trình độ dân trí cao. Một số mặt hàng dễ bán Xem ngay: Top 8 cách quản lý cửa hàng tạp hoá tốt nhất 2024 2. Các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất ở Việt NamTheo khảo sát thị trường và kinh nghiệm thực tế từ các cửa hàng tạp hóa, những mặt hàng bán chạy nhất hiện nay chủ yếu là thực phẩm và đồ dùng thiết yếu. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé! 2.1 Nhóm thực phẩmGạo - Là lương thực thiết yếu cho mọi gia đình Việt Nam, nhu cầu sử dụng gạo luôn cao và ổn định. - Hơn nữa gạo được đánh giá cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. - Gạo là thực phẩm khô, dễ bảo quản trong thời gian dài mà không bị hư hỏng. Mì gói - Tiện lợi, giá rẻ, phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là sinh viên, người lao động bận rộn - Giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là những người có thu nhập thấp - Nhiều loại, nhiều hương vị khác nhau, đáp ứng nhu cầu và sở thích của nhiều đối tượng khách hàng - Hương vị thơm ngon, hấp dẫn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người Việt Nam - Mì gói có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như mì xào, mì nước, mì trộn… - Các công ty sản xuất mì gói thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi, quảng cáo hấp dẫn, thu hút người tiêu dùng. Dầu ăn - Dầu ăn là nguyên liệu không thể thiếu trong chế biến món ăn của người Việt Nam. Hầu hết các món ăn đều sử dụng dầu ăn để chiên, xào, rán, nướng, làm bánh - Nhiều loại với giá cả đa dạng, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Từ các loại dầu ăn bình dân đến cao cấp, người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình - Nhiều loại khác nhau như dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu oliu, v.v. Mỗi loại dầu có hương vị và đặc điểm riêng, phù hợp với các món ăn khác nhau - Hiện nay, người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, họ có xu hướng lựa chọn những sản phẩm dầu ăn tốt cho sức khỏe, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Dầu ăn bán chạy Nước mắm - Là gia vị không thể thiếu trong hầu hết các món ăn Việt Nam, từ món canh, món kho, món xào, đến món nướng, món gỏi - Giúp tạo vị đậm đà, thơm ngon cho món ăn, đồng thời cũng là nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể - Người Việt Nam có thói quen sử dụng nước mắm từ lâu đời và khó có thể thay thế bằng bất kỳ loại gia vị nào khác - Nhiều loại nước mắm được làm từ cá cơm, cá thu, cá ngừ, mực, tôm… mỗi loại có hương vị đặc trưng riêng - Hơn nữa, nước mắm có thể dùng trực tiếp hoặc pha chế thành các loại nước chấm, nước sốt đa dạng Bột canh - Bột canh là món ăn tiện lợi, dễ chế biến, phù hợp cho mọi lứa tuổi và có thể sử dụng vào nhiều bữa trong ngày, từ bữa sáng, bữa trưa đến bữa tối. Do đó, nhu cầu tiêu thụ bột canh luôn cao, đặc biệt là ở những khu vực đông dân cư và nhịp sống hối hả. - Gia vị có giá thành tương đối rẻ so với các loại khác, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam. Do đó, đây là lựa chọn được nhiều người ưu tiên, đặc biệt là những người có thu nhập thấp hoặc trung bình - Nhiều loại với hương vị khác nhau, phù hợp với sở thích của nhiều người trong mỗi gi đình. Ví dụ, bột canh gà, bột canh bò, bột canh cua, bột canh chả cá… - Bột canh cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, bao gồm protein, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Do đó, đây là lựa chọn tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ em và người già. Tuy nhiên dùng nhiều sẽ mắc một số bệnh lý về tim mạch va thận. Bột ngọt - Bột ngọt hay còn gọi là mì chính, là phụ gia thực phẩm phổ biến được sử dụng rộng rãi trong nấu nướng để tăng cường hương vị cho món ăn. - Bột ngọt có khả năng kích thích vị giác, giúp món ăn trở nên đậm đà, thơm ngon và hấp dẫn hơn. Đây là yếu tố chính thu hút người tiêu dùng lựa chọn bột ngọt. - Bột ngọt đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ và được coi là an toàn cho sức khỏe khi sử dụng ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có một số tranh cãi về tác hại của bột ngọt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học uy tín vẫn chưa đưa ra kết luận chính thức về vấn đề này. 2.2 Nhóm đồ dùng thiết yếu
Nước rửa chén Sau đây là lý do các mặt hàng trên bán chạy:
Ngoài ra, một số mặt hàng khác cũng có thể bán chạy tùy theo khu vực, địa điểm và thời điểm. Ví dụ, kem chống muỗi, kem chống nắng sẽ bán chạy vào mùa hè, đồ sưởi ấm sẽ bán chạy vào mùa đông, v.v. 3. Một số địa điểm để nhập hàng tạp hóaMột số địa điểm để bạn có thể nhập hàng với giá sỉ và số lượng lớn như:
Tại Hà Nội: - Phố Mạc Thị Bưởi ,Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng: Chuyên các mặt hàng tạp hóa và bánh kẹo, rượu bia, thuốc là, nước khoáng, cà phê, mỹ phẩm,… - Phố chợ Hàng Buồm chuyên bán buôn các sản phẩm tạp hóa: bánh kẹo, hạt dưa, hạt bí và các loại nước giải khát,... - Chợ đầu mối hàng tạp hóa Đồng Xuân Hà Nội . - Phố Nguyễn Siêu quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Miền Bắc: - Khu vực Thổ Tang và La Phù Miền Nam (khu vực TpHCM): - Chợ đầu mối Bình Điền (Đại lộ Nguyễn Văn Linh, KP6, Q8) - Chợ Bến Thành (Đường Lê Lợi, P Bến Thành, Q1) - Chợ đầu mối Thủ Đức (Số 5 Quốc Lộ 1A, P Tam Bình, Q Thủ Đức) - Chợ đầu mối An Đông(Công trường An Đông, P9, Q5) - Chợ lớn - Chợ Bình Tây (địa phận quận 5, quận 6, quận 10 và quận 11) - Chợ đầu mối Kim Biên (37 Vạn Tượng, P13, Q5) - Chợ đầu mối Tân Bình (172 Lý Thường Kiệt, P8, Q Tân Bình) - Chợ đầu mối Đầm Sen (39 Nguyễn Văn Phú, P5, Q11)
Một số hệ thống siêu thị ở Việt Nam có thể giúp bạn mua được hàng với số lượng lớn như: Metro (nay là Mega Market Việt Nam), BigC (nay là Tops Market và GO!), AEON Việt Nam, Co.op mart, Lotte Mart, Vinmart,...
Có thể nhập hàng tạp hóa tại các siêu thị lớn Trên đây là danh sách các mặt hàng thông dụng cho cửa hàng tạp hóa và một số địa điểm gợi ý để nhập hàng với giá sỉ và số lượng lớn. Nhanh.vn hy vọng sẽ đem lại cho bạn những thông tin hữu ích nhất thông qua bài viết này. Chúc các bạn thành công! |