Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng làm việc

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

Dưới đây là mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động được căn cứ vào Bộ luật lao động ban hành

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                                                    …, ngày … tháng … năm …

THÔNG BÁO

Về việc chấm dứt hợp đồng lao động

Kính gửi:…

Căn cứ Bộ luật lao động được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng  6 năm 2012;

Căn cứ Hợp đồng lao động số… được ký kết vào ngày …/…/… [sau đây gọi là “Hợp đồng”] giữa công ty …với ông/bà …[sau đây gọi là “Người lao động”],

Công ty xin thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với ông/bà …

– Chức vụ …

Kể từ ngày …/…/…

Lý do:…

Trước khi hợp đồng lao động hết hiệu lực, người lao động có nghĩa vụ bàn giao lại toàn bộ tài sản, hồ sơ, tài liệu, công việc đã và đang làm cho Phòng … tiếp nhận công việc.

Đề nghị người lao động thực hiện theo đúng pháp luật và sự hướng dẫn của công ty trong thời gian chuyển tiếp.

Trân trọng

Nơi nhận:                                                                                                           Giám đốc

–    Ông/bà: …[thực hiện];                                                                              [Ký và đóng dấu]

–    Phòng …[thực hiện];

–    Lưu: VT.

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng làm việc

Sau đây mà mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng làm việc được căn cứ dựa trên Luật viên chức:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                                              …, ngày … tháng … năm …

THÔNG BÁO

Về việc chấm dứt hợp đồng làm việc

Kính gửi:…

Căn cứ Luật viên chức được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng  11 năm 2010;

Căn cứ Hợp đồng làm việc … số… được ký kết vào ngày …/…/… [sau đây gọi là “Hợp đồng”] giữa … với ông/bà …,

… xin thông báo hợp đồng làm việc của ông/bà … sẽ hết hiệu lực kể từ ngày …/…/…

Lý do:….

Đề nghị ông/bà … thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và sự hướng dẫn của công ty trong thời gian chuyển tiếp. Trưởng các đơn vị có liên quan bố trí người nhận bàn giao các công việc mà ông/bà … đang đảm nhiệm trước ngày …/…/… ./

Nơi nhận:                                                                                    Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp

–    Ông/bà: …[thực hiện];                                                                            [Ký và đóng dấu] 

–    Phòng …[thực hiện];

–    Lưu: VT.

Các lưu ý khi soạn thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

Lý do để đơn phương chấm dứt hợp đồng của đơn vị sự nghiệp công lập và người sử dụng lao động chỉ trong những nội dung được liệt kê như sau:

Đối với hợp đồng làm việc:

– Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ.

– Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định.

– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

– Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn.

– Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với hợp đồng lao động:

– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, với hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

– Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn được tạm hoãn hợp đồng lao động.

Ngoài những lý do trên mà đơn vị sự nghiệp công lập, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, làm việc sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và sẽ bị áp dụng chế tài xử phạt theo quy định của pháp luật.

Chủ Đề