Máy công tác của tàu thủy là gì

Ngành Vận hành máy tàu biển

Ngành đào tạo:  VẬN HÀNH MÁY TÀU BIỂN

Trình độ đào tạo:  Trung cấp chuyên nghiệp

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông

Thời gian đào tạo:  2 năm

I. Giới thiệu và mô tả chương trình

Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp ngành Vận hành máy tàu biển được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Vận hành máy tàu biển, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Chương trình chuẩn bị cho người học kiến thức và kỹ năng để có thể vận hành, khai thác có hiệu quả, an toàn các thiết bị của hệ thống động lực chính, phụ, các thiết bị trên boong tàu.

Chương trình khóa học bao gồm các nội dung cơ bản về động cơ diesel tàu thủy, máy phụ tàu thủy, nồi hơi- tuabin, tự động, điện tàu thuỷ, khai thác hệ động lực tàu thuỷ, ngoại ngữ chuyên ngành, an toàn hàng hải. Người học cũng được trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng-an ninh.

Sau khi tốt nghiệp người học trở thành kỹ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp về vận hành máy tàu biển, có đủ kiến thức, kỹ năng đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn năng lực theo Bộ luật STCW-95 của Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO), có thể đảm nhận được nhiệm vụ trong các doanh nghiệp có yêu cầu về vận tải biển, dịch vụ vận tải biển, các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu, đồng thời có khả năng tiếp tục học tập lên các trình độ Cao đẳng, Đại học.

II. Mục tiêu đào tạo

Sau khi học xong chương trình, người học có khả năng:

1. Về kiến thức:

- Trình bày được các nội dung cơ bản về quy tắc vận hành máy tàu thuộc bộ phận máy quản lý; các quy định của Bộ Giao thông vận tải và của Tổ chức Hàng hải Quốc tế về an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường biển.

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy chính, máy phụ, nồi hơi, các hệ thống phục vụ, các máy móc thiết bị trên boong tàu và các chi tiết trong hệ thống máy tàu biển;

- Vận dụng được các kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để thực hiện được quy trình tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra điều chỉnh một số máy móc, thiết bị trong hệ thống máy tàu biển;

2. Về kỹ năng:

- Vận hành chuẩn xác theo các quy trình hướng dẫn vận hành cho các máy, tổ hợp và các hệ thống cụ thể mà bộ phận máy đảm nhiệm;

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra, vận hành và sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị thuộc bộ phận máy quản lý trên tàu;

- Bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc, thiết bị máy tàu biển theo đúng quy trình kỹ thuật;

- Xác định được nguyên nhân và vị trí hư hỏng, tham gia xử lý sự cố trong vận hành máy tàu biển;

- Xử lý được những tình huống không phức tạp khi tàu gặp tình huống nguy hiểm, khi tàu khác gặp nạn;

- Sử dụng thành thạo các thiết bị an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường;

- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

3. Về thái độ:

Có phẩm chất đạo đức tốt, tác phong công nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ, chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở trên tàu hay các công ty, các nhà máy, xí nghiệp có yêu cầu về vận tải biển.

III. Khung chương trình đào tạo

1. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

TT

Nội dung

Khối lượng (ĐVHT)

1

Các học phần chung

22

2

Các học phần cơ sở

22

3

Các học phần chuyên môn

36

4

Thực tập nghề nghiệp

10

5

Thực tập tốt nghiệp

12

Tổng khối lượng chương trình

102

2. Các học phần của chương trình và thời lượng

I

Các học phần chung

Các học phần bắt buộc

1

Giáo dục Quốc phòng - An ninh

4

Tin học

2

Chính trị

5

Ngoại ngữ

3

Giáo dục thể chất

6

Pháp luật

Các học phần tự chọn (chọn 1 trong 2 học phần)

7

Kỹ năng giao tiếp

8

Giáo dục Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

II

Các học phần cơ sở

9

Vẽ kỹ thuật

14

An toàn lao động và bảo vệ môi trường

10

Cơ kỹ thuật

15

Nguyên lý - chi tiết máy

11

Vật liệu cơ khí

16

Nhiệt kỹ thuật

12

Dung sai và đo lường kỹ thuật

17

Nhiên liệu

13

Lý thuyết tàu

III

Các học phần chuyên môn

Các học phần bắt buộc

18

Động cơ Diesel tàu thủy

24

Hệ thống tự động

19

Máy phụ tàu thủy

25

Máy lạnh tàu thủy

20

Công nghệ sửa chữa

26

Ngoại ngữ chuyên ngành

21

Điện tàu thủy

27

Luật hàng hải

22

Khai thác hệ thống động lực tàu thủy

28

Trực ca

23

Nồi hơi- Tuabin

Các học phần tự chọn (chọn 1 trong 2 học phần)

29

Truyền động thủy lực và khí nén

30

Vật liệu mới trong công nghiệp tàu thủy

IV

Thực tập nghề nghiệp

31

Thực tập cơ bản

32

Thực tập vận hành máy tàu, khai thác thiết bị điện, sửa chữa máy tàu.

V

Thực tập tốt nghiệp

IV. Nội dung thi tốt nghiệp

TT

Nội dung

1

Chính trị:

- Học phần Chính trị

2

Lý thuyết tổng hợp (gồm các học phần):

- Động cơ Diesel tàu thủy;

- Máy phụ tàu thủy;

- Khai thác hệ thống động lực tàu thủy;

- Luật hàng hải;

- Trực ca.

3

Thực hành nghề nghiệp (gồm các học phần):

- Công nghệ sửa chữa;

- Điện tàu thủy;

- Thực tập nghề nghiệp.

V. Mô tả nội dung các học phần cơ sở và chuyên môn

* Vẽ kỹ thuật

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Học phần cơ sở nhằm cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về khái niệm bản vẽ kỹ thuật; quy ước và cách bố trí trên bản vẽ kỹ thuật; vẽ hình học; hình chiếu vuông góc; hình chiếu trục đo; hình cắt; mặt cắt; phương pháp thiết lập một bản vẽ phác phảo, bản vẽ chi tiết, bản vẽ hệ thống và bản vẽ lắp ráp; đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp ráp.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng đọc và giải thích rõ các ký hiệu ghi trên bản vẽ chi tiết, thuyết minh được 1 cách cơ bản về nguyên lý cấu tạo và hoạt động của hệ thống hay cụm chi tiết, thiết bị trên bản vẽ lắp ráp; Thiết lập được bản vẽ chi tiết và hệ thống đơn giản đúng quy định của một bản vẽ kỹ thuật cơ khí.

* Cơ kỹ thuật

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Học phần cơ sở, học phần gồm 2 nội dung là Cơ lý thuyết và Sức bền vật liệu, gắn liền và bổ trợ nhau trong quá trình nhận thức và vận dụng kiến thức ứng dụng vào thực tế ngành đào tạo. Học phần cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về nguyên lý tĩnh học; các hệ lực phẳng; mô men và ngẫu lực; ma sát và trọng tâm; nội lực, ngoại lực; ứng suất (kéo, nén đúng tâm, cắt, dập, uốn, xoắn thuần tuý); cơ học và động lực học; biến dạng cơ bản của vật liệu; các loại mối ghép.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được các nguyên lý tĩnh học cơ bản, vẽ được sơ đồ các cơ cấu và đặt lực, vận dụng kiến thức để giải được các bài toán cơ bản về lực, bài toán tính toán sức bền của chi tiết máy hoặc cơ cấu đơn giản.

* Vật liệu cơ khí

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Học phần cơ sở nhằm cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về tính chất chung của kim loại; cấu trúc tổ chức, thành phần và phạm vi ứng dụng của chúng; ký hiệu của các vật liệu kim loại (gang, thép, kim loại màu, hợp kim màu, hợp kim cứng); khái niệm về nhiệt luyện; các phương pháp nhiệt, hóa nhiệt luyện; giới thiệu các vật liệu phi kim loại thường dùng trong chế tạo và sửa chữa cơ khí; đặc tính của vật liệu phi kim loại (nhiên liệu, dầu bôi trơn, cao su, Amiang); phạm vi sử dụng từng loại vật liệu trong chế tạo và sửa chữa cơ khí.

Sau khi học xong học phần này, người học giải thích được ký hiệu các loại vật liệu thường sử dụng trong chế tạo và sửa chữa cơ khí; nêu được tính chất và phạm vi sử dụng của các loại vật liệu cơ khí; trình bày được mục đích và các bước tiến hành các phương pháp nhiệt luyện, hóa nhiệt; nêu được đặc tính của các loại vật liệu cơ khí và một số vật liệu phi kim loại khác được sử dụng trong quá trình vận hành, sửa chữa máy tàu thủy.

* Dung sai và đo lường kỹ thuật

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Học phần cơ sở nhằm cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về: dung sai các thông số hình học của chi tiết và dung sai mối ghép các chi tiết bề mặt trơn; dung sai và lắp ghép; tiêu chuẩn trong dung sai lắp ghép; dung sai bề mặt và vị trí bề mặt; độ nhám bề mặt; dung sai trong lắp ghép các mối ghép thông dụng; cơ sở đo lường kỹ thuật; cấu tạo, công dụng, phương pháp sử dụng và bảo quản các dụng cụ, thiết bị đo.

Sau khi học xong học phần, người học có khả năng đọc và giải thích được các ký hiệu dung sai về kích thước, hình dáng, vị trí bề mặt và nhám bề mặt trên bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp; xác định được kích thước giới hạn của chi tiết và đặc tính lắp ghép chúng; sử dụng được các dụng cụ đo thông thường trong sửa chữa máy tàu thủy, xác định được tình trạng kỹ thuật của chi tiết, cụm chi tiết và đưa ra kết luận về tình trạng kỹ thuật của chúng.

* Lý thuyết tàu

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Học phần cơ sở cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về đặc trưng hình học; kết cấu cơ bản và sức cản; các tính năng cơ bản; nguyên tắc bố trí chung các thiết bị trên tàu thủy; thiết bị đẩy tàu thủy.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng nêu được các thông số về đặc trưng hình học, các tính năng cơ bản của tàu thủy và giải thích ý nghĩa của chúng, đọc và giải thích được các ký hiệu có trên bản vẽ kết cấu, bản vẽ bố trí chung của tàu thủy.

* An toàn lao động và bảo vệ môi trường

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Học phần cơ sở nhằm cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình làm việc trên phân xưởng hoặc dưới tàu; những vấn đề chung về bảo hộ lao động và bảo hộ lao động trong ngành vận hành máy tàu biển; tai nạn lao động; ảnh hưởng có hại của nghề nghiệp đến sức khỏe và khả năng làm việc; kỹ thuật an toàn lao động với ngành vận hành máy tàu biển; phòng và chống cháy nổ; ô nhiễm môi trường và tác hại của nó; các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong vận hành máy tàu biển; các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong ngành vận hành máy tàu biển; sơ cứu và cấp cứu người bị nạn.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng sử dụng, vận hành được các trang bị bảo hộ lao động thích hợp, hiệu quả; áp dụng được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường trước khi tiến hành các công việc; ý thức được việc bảo vệ sức khỏe và sự trong lành của môi trường cho mình và cộng đồng; sơ cấp cứu được người bị nạn một cách thích hợp và kịp thời.

* Nguyên lý - chi tiết máy

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Học phần cơ sở. Học phần gồm 2 nội dung nguyên lý máy - chi tiết máy gắn liền và bổ trợ nhau trong quá trình nhận thức và vận dụng kiến thức ứng dụng vào thực tế ngành đào tạo. Học phần này cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về: Bậc tự do; khâu; các loại cơ cấu; ma sát trong cơ cấu; các dạng cơ cấu truyền động (truyền động đai, truyền động bánh răng, truyền động bánh vít trục vít, truyền động xích); một số cơ cấu thông dụng; trục; các loại ổ trục; khớp nối; lò xo; cơ sở và phương pháp tính toán thiết kế chi tiết máy;

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng vẽ được sơ đồ động của một số cơ cấu thông dụng; giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng của cơ cấu; tính toán và thiết kế được một số chi tiết máy đơn giản.

* Nhiệt kỹ thuật

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Học phần cơ sở nhằm cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về: Quá trình chuyển hoá năng lượng; quá trình truyền năng lượng; các biện pháp thực hiện các quá trình đó trong kỹ thuật.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng phát biểu được nội dung cơ bản của các định luật nhiệt động trong kỹ thuật; nhận biết và phân biệt được quá trình truyền nhiệt, quá trình trao nhiệt; thực hiện được một số bài tập nhiệt đơn giản.

* Nhiên liệu

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Học phần cơ sở nhằm cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về: Tính chất lý hóa của nhiên liệu, dầu nhờn sử dụng cho máy tàu thủy và các biện pháp sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu và dầu nhờn trong quá trình vận hành máy tàu biển.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được tính chất lý hóa của nhiên liệu, dầu nhờn sử dụng dưới tàu thủy; phân biệt, nhận biết chủng loại nhiên liệu, dầu nhờn; áp dụng được các kiến thức để sử dụng nhiên liệu, dầu nhờn trên tàu tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

* Động cơ Diesel tàu thủy

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Học phần chuyên môn nhằm cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về: Động cơ đốt trong và phạm vi sử dụng của chúng; cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống phục vụ động cơ (hệ thống nhiên liệu, hệ thống khởi động, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống đảo chiều, hệ thống tăng áp) được sử dụng phổ biến là: động cơ Diesel (trang bị trên tàu thủy) hoặc động cơ Xăng (trang bị trên ghe, xuồng); quy trình vận hành, khai thác các động cơ; những sự cố thường gặp trong khai thác, cách phán đoán và khắc phục sự cố.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng phân loại được các loại động cơ đốt trong và phạm vi sử dụng của chúng; vẽ được sơ đồ nguyên lý, trình bày được cấu tạo và giải thích được nguyên lý làm việc cơ bản của động cơ Diesel, động cơ Xăng 2 kỳ và 4 kỳ; vẽ và trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như nêu được nhiệm vụ của một số cụm chi tiết cơ bản và các hệ thống, thiết bị thuộc hệ thống phục vụ động cơ; lập được quy trình khai thác động cơ; liệt kê được các sự cố thường gặp trong khai thác động cơ; xác định được nguyên nhân và khắc phục được các sự cố thông thường của động cơ.

* Máy phụ tàu thủy

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Học phần chuyên môn cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, chức năng, nhiệm vụ và phạm vi sử dụng của các hệ thống phục vụ cho hoạt động của tàu như: Hệ thống nhiên liệu; hệ thống dầu bôi trơn; hệ thống hút khô; hệ thống nước dằn; hệ thống nước bẩn; hệ thống nước sinh hoạt; hệ thống cứu hỏa; thiết bị cứu sinh; hệ thống thông gió; hệ thống khí nén; hệ thống hơi; hệ thống neo; hệ thống nâng hàng; hệ thống tời dây và các thiết bị thuộc hệ thống như: các loại bơm, quạt sử dụng dưới tàu; máy nén khí; máy lọc dầu; thiết bị hâm sấy; thiết bị trao nhiệt; thiết bị phân ly dầu nước; lò đốt rác.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động cơ bản của các hệ thống phục vụ bố trí dưới tàu; vận hành được các thiết bị trong hệ thống; lập được quy trình khai thác các thiết bị như: máy bơm, máy nén khí, quạt thông gió, thiết bị trao đổi nhiệt, bầu lọc và máy lọc dầu, máy neo, máy tời, máy phân ly dầu nước, cần cẩu, thiết bị nâng hạ xuồng cứu sinh, lò đốt rác, trạm dập cháy bằng CO­2, bằng bọt, bằng nước phun sương.

* Công nghệ sửa chữa

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Học phần chuyên môn cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về: Quy định các chu kỳ, loại hình, khối lượng sửa chữa đối với các loại tàu thủy và thiết bị tàu thủy (sự cố, hàng năm, trung gian, định kỳ bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa); tổ chức trong sửa chữa (sửa chữa dưới tàu, sửa chữa trên đà, sửa chữa trên phân xưởng, hồ sơ trong sửa chữa); phương pháp kiểm tra và phát hiện các hư hỏng thường gặp của động cơ và chi tiết máy; sửa chữa hệ thống động lực tàu thủy (máy chính, hệ trục chân vịt, hệ thống lái); sửa chữa các thiết bị thuộc hệ thống phục vụ (bơm, van, đường ống, các cơ cấu điều khiển, quạt thông gió, điều hòa trung tâm, thiết bị phân ly dầu nước, máy lọc dầu); sửa chữa các thiết bị trên boong (máy neo, máy tời, thiết bị nâng hạ); các phương pháp phục hồi chi tiết máy trong sửa chữa (hàn, tiện, nguội, rà, cân hiệu chỉnh); thử nghiệm sau sửa chữa (chạy rà, thử buộc bến, thử đường dài).

Sau khi học xong học phần này, người học phân biệt và giải thích được sự khác nhau của các loại hình trong sửa chữa; lập được quy trình tổ chức sửa chữa theo điều kiện cụ thể; thiết lập được bộ hồ sơ hoàn chỉnh sau khi kết thúc sửa chữa; liệt kê được các hư hỏng thường gặp đối với động cơ và các chi tiết máy; xác định được hư hỏng và nguyên nhân thường gặp; khắc phục được các sự cố thông thường; lập được quy trình thử cho các bước thử động cơ và thiết bị theo quy định.

* Điện tàu thủy

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Học phần chuyên môn cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về: Các mạch điện; thiết bị và khí cụ điện tàu thủy; máy phát điện; lưới điện và truyền động điện sử dụng trên tàu thủy.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng: Phân biệt được các loại mạch điện; nhận biết được các thiết bị và khí cụ điện thuộc hệ thống của lưới điện tàu thủy; trình bày được các phương pháp và thực hiện được việc hòa đồng bộ hai máy phát điện đúng quy trình; tính toán và thiết kế được một số mạch điện đơn giản trên tàu thủy.

* Khai thác hệ thống động lực tàu thủy

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Học phần chuyên môn, nhằm cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về: Các loại hệ động lực bố trí trên tàu, nguyên tắc bố trí chung và những trường hợp ngoại lệ; Nguyên tắc chọn công suất của động cơ chính tàu thủy; Các loại đặc tính và phương pháp xây dựng các đường đặc tính của hệ động lực; Cách sử dụng các đặc tính để chọn chế độ công tác hợp lý của hệ động lực trong các điều kiện khai thác khác nhau của tàu; phương pháp tính toán và biện pháp khai thác nhiệt hệ động lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế; Các phương pháp phân tích trạng thái công tác, kiểm tra đánh giá chất lượng công tác của động cơ và kỹ thuật vận hành khai thác; phương pháp xử lý các trường hợp sự cố xảy ra.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng: Kể tên được các loại hệ trục chân vịt và nêu được ứng dụng của chúng; trình bày được các nguyên tắc chung khi bố trí hệ trục chân vịt tàu thủy; vẽ được sơ đồ nguyên lý cấu tạo của một số dạng hệ trục thông thường và giải thích được nguyên lý cấu tạo hoạt động của hệ trục; lập được bảng thống kê các hư hỏng thường gặp; phán đoán được các nguyên nhân hư hỏng và khắc phục được các hư hỏng thông thường; lập được quy trình kiểm tra và vận hành được hệ trục sau lắp ráp.

* Nồi hơi - Tua bin

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Học phần chuyên môn cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về: Các dạng Nồi hơi và Tua bin sử dụng cho tàu thủy; nguyên lý cấu tạo và hoạt động cơ bản của Nồi hơi - Tua bin; quy trình vận hành, khai thác Nồi hơi - Tua bin; các hư hỏng thường gặp trong khai thác Nồi hơi -Tua bin, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Sau khi học xong học phần này, người học nêu được một số dạng Nồi hơi và Tua bin thường trang bị trên tàu thủy; vẽ được sơ đồ và giải thích được nguyên lý cấu tạo cũng như hoạt động của một số dạng Nồi hơi - Tua bin thường sử dụng trên tàu thủy; lập được quy trình và vận hành được Nồi hơi - Tua bin; lập được bảng thống kê một số hư hỏng thường gặp trong khai thác Nồi hơi - Tua bin; phán đoán được các nguyên nhân hư hỏng và khắc phục được các hư hỏng thông thường ở Nồi hơi - Tua bin.

* Hệ thống tự động

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Học phần chuyên môn cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về khái niệm điều khiển và tự động điều khiển; các phần tử cơ bản của hệ thống điều khiển; công nghệ điều khiển dùng PLC; các hệ thống điều khiển thường sử dụng cho tàu thủy.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được các phần tử cơ bản của một hệ thống điều khiển tổng quát; vẽ và giải thích được nguyên lý làm việc cơ bản của hệ thống điều khiển tổng quát; nêu được các hệ thống điều khiển thường sử dụng cho tàu thủy; xác định được đầu vào, đầu ra và đấu nối được PLC thường sử dụng trên tàu thủy với các thiết bị khác;

* Máy lạnh tàu thủy

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Học phần chuyên môn cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về: Chất làm lạnh và yêu cầu đối với công chất lạnh; nguyên lý cấu tạo và hoạt động của máy lạnh; các thiết bị làm lạnh trang bị trên tàu thủy; hệ thống máy lạnh cho điều hòa không khí trên tàu thủy; hư hỏng thường gặp của máy lạnh, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Sau khi học xong học phần này, người học nêu được tên các thiết bị làm lạnh trang bị trên tàu thủy và những yêu cầu kỹ thuật đối với các thiết bị đó; giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của sơ đồ cho máy lạnh tủ lạnh, tủ bảo ôn và hệ thống điều hòa không khí trung tâm của tàu; lập được bảng các hư hỏng thường gặp trong quá trình khai thác, nêu được nguyên nhân và khắc phục được các hư hỏng thường gặp trên hệ thống máy lạnh tàu thủy.

* Ngoại ngữ chuyên ngành

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Học phần chuyên môn cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về: Hệ thống các bài luận, luyện 04 kỹ năng về chuyên môn; hệ thống các câu giao tiếp mẫu (dạng thu gọn - ngữ pháp đơn giản) bằng ngoại ngữ sử dụng trong vận hành máy tàu thủy; tên gọi các hệ thống trang bị trên tàu thủy (hệ thống động lực, hệ thống phục vụ, các thiết bị trên boong và các phần tử chính của hệ thống) bằng ngoại ngữ; Hệ thống các câu mẫu liên quan đến an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và ngăn ngừa ô nhiễm bằng ngoại ngữ; Thuật ngữ ứng dụng và các thành ngữ giao tiếp theo tiêu chuẩn IMO.

Sau khi học xong học phần này người học có khả năng giao tiếp được bằng ngoại ngữ đã học với trình độ cơ bản và tối thiểu: Nghe, nói, đọc, viết được một số hoạt động chuyên môn thông dụng bằng ngoại ngữ, vận dụng được những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn nghề nghiệp.

* Luật hàng hải

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Các học phần chuyên môn cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về: Bộ Luật hàng hải Việt Nam; các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động hàng hải; các công ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam đã ký; Luật bảo vệ môi trường Việt Nam.

Sau khi học xong học phần này người học trình bày được các nội dung cơ bản của Luật hàng hải Việt Nam, các công ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam đã ký, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; thực hiện đúng các quy định về pháp luật của quốc gia và luật quốc tế ở nơi tàu đang hoạt động; biết lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với yêu cầu của pháp luật, thực hiện đúng nội quy, kỷ luật trên tàu và có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường biển.

* Trực ca

Học phần này là học phần bắt buộc thuộc nhóm Các học phần chuyên môn, cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về: Quy định chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên; trực ca an toàn và xử lý những tình huống khẩn cấp trên tàu.

Sau khi học xong học phần này người học trình bày được những nội dung cơ bản về quy định chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam; thực hiện được việc trực ca theo đúng chức danh; xử lý được những tình huống khẩn cấp xảy ra để đảm bảo an toàn cho người, hàng hóa trên tàu và bảo vệ được môi trường biển.

* Truyền động thủy lực và khí nén

Học phần này là học phần tự chọn thuộc nhóm Học phần chuyên môn, cung cấp cho người học các kiến thức như: Giới thiệu chung về thủy lực và truyền động thủy lực; lý thuyết cơ bản về thủy lực học (thủy lực thủy tĩnh và thủy lực thủy động); giới thiệu một số cơ cấu truyền động thủy lực thông thường trang bị trên tàu thủy; các hệ thống thủy lực trang bị trên tàu thủy; nguyên tắc chung khi vận hành, khai thác hệ thống thủy lực; hư hỏng thường gặp đối với hệ thống thủy lực và cách khắc phục.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được các nguyên lý cơ bản về thủy lực học; vẽ được sơ đồ nguyên lý, giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống trên sơ đồ; lập được quy trình vận hành khai thác hệ thống thủy lực đảm bảo an toàn và hiệu quả; thống kê được các hư hỏng thường gặp trong khai thác hệ thống, xác định được nguyên nhân và khắc phục được các hư hỏng thường gặp trong quá trình vận hành và khai thác hệ thống.

* Vật liệu mới trong công nghiệp tàu thủy

Học phần này là học phần tự chọn thuộc nhóm Học phần chuyên môn nhằm cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về vật liệu mới, vai trò và ý nghĩa của việc ứng dụng vật liệu mới vào sản xuất và đời sống; tầm quan trọng của việc phát triển vật liệu mới đối với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên thế giới và ở nước ta hiện nay; xu thế phát triển vật liệu mới trên thế giới; ứng dụng vật liệu mới trong công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thủy.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng xác định được lợi ích, hiệu quả, ý nghĩa và sự cần thiết trong việc phát triển, ứng dụng các vật liệu mới đối với sản xuất và đời sống trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thế giới và ở nước ta; vận dụng được các kiến thức đã học vào chuyên môn của ngành đào tạo.

* Thực tập cơ bản

- Thực tập Nguội

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về: Các dụng cụ sử dụng trong nguội cơ khí (các dụng cụ gá kẹp, các dụng cụ đo, các dụng cụ lấy dấu, các dụng cụ gia công); các phương pháp gia công sử dụng trong nguội lắp ráp và sửa chữa (đục chặt, cưa cắt, dũa gọt; khoan, khoét, doa lỗ; taro và ren; cạo rà).

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ trong gia công nguội; gia công được các chi tiết hoặc dụng cụ đơn giản đáp ứng yêu cầu yêu cầu kỹ thuật và nhu cầu sử dụng bằng phương pháp gia công nguội.

- Thực tập hàn

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản tổng quan về hàn, cắt kim loại; bản vẽ hàn; hàn bằng que hàn có thuốc; hàn hồ quang kim loại có khí bảo vệ; kiểm tra mối hàn; cắt bằng Oxy-Gas; hàn bằng Oxy-Gas; an toàn trong Hàn-cắt.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng: Sử dụng được các thiết bị hàn, cắt để hàn, cắt một số mối hàn, mối cắt đơn giản phục vụ cho ngành đào tạo; áp dụng được các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình hàn, cắt trên tầu, trên phân xưởng.

- Thực tập tiện

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về: Máy tiện, bàn gá dao và kẹp dụng cụ trên máy tiện; các loại dao cắt dùng cho máy tiện; đầu trụ chính; thao tác điều khiển máy; vạt mặt và khoan tâm; tiện giữa các tâm; điều chỉnh thẳng tâm máy tiện; các công việc khác của máy tiện; thông tin về ren 600 và cách tính toán; cắt các ren ngoài hệ inch; cắt các ren trong hệ Unified; cắt các chi tiết côn; các giá đỡ cố định và di động; các dạng ren khác; cắt các ren Acme trên máy tiện; quy trình gia công tiện một số chi tiết mày; các hư hỏng thường gặp khi tiện, nguyên nhân cách khắc phục, an toàn và vệ sinh công nghiệp trong tiện.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng chế tạo được một số chi tiết máy trơn; bậc; côn; ren thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật theo nhu cầu sử dụng bằng máy tiện.

* Thực tập vận hành máy tàu, khai thác thiết bị điện, sửa chữa máy tàu

-. Thực tập vận hành

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về quy trình vận hành các thiết bị chủ yếu của tàu thủy như: Động cơ chính, Tổ hợp máy phát điện, máy phân ly dầu, máy phân ly dầu nước, hệ thống khí nén, hệ thống nước làm mát, hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng, hệ thống nước dằn, hệ thống hút khô, nồi hơi, hệ thống điều hòa trung tâm, các loại bơm, hệ trục chân vịt.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng lập được quy trình và vận hành được các thiết bị như: động cơ chính, tổ hợp máy phát điện, máy phân ly dầu, máy phân ly dầu nước, hệ thống khí nén, hệ thống nước làm mát, hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng, hệ thống nước dằn, hệ thống hút khô, nồi hơi, hệ thống điều hòa trung tâm theo quy trình đảm bảo an toàn, hiệu quả; thông qua các thông số hiển thị đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị, đề xuất các biện pháp xử lý.

- Thực tập khai thác các thiết bị điện

Học phần này cung cấp cho học sinh các kiến thức, kỹ năng cơ bản về: Đọc bản vẽ các mạch điện đơn giản; vận hành khai thác một số thiết bị điện như đấu nối ắc quy, đấu nối tổ hợp ắc quy với các phụ tải, đấu nối một số mạch điện thông thường của các mạch thắp sáng; lắp mạch chỉnh lưu, mạch động cơ - máy phát, mạch điện lạnh; hòa đồng bộ hai tổ máy phát điện.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng vẽ được sơ đồ nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các mạch điện đơn giản; đấu nối được ắc quy với nhau, đấu nối được tổ hợp ắc quy với các phụ tải; đấu nối được một số mạch điện thông thường của các mạch thắp sáng; lắp ráp được mạch chỉnh lưu, mạch động cơ - máy phát, mạch điện lạnh; hòa đồng bộ được hai tổ máy phát điện.

- Thực tập sửa chữa máy tàu thủy

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về Tháo, lắp, kiểm tra xác định hư hỏng, lập phương án sửa chữa các chi tiết chủ yếu của động cơ Diezel gồm: Các chi tiết tĩnh, động, các chi tiết chủ yếu thuộc hệ thống phục vụ động cơ, căn chỉnh động cơ và các thông số kỹ thuật của động cơ; các chi tiết chủ yếu của các hệ thống phục vụ gồm: các loại bơm, van, máy neo, máy lọc, máy phát điện, hệ trục chân vịt và chân vịt và một số thiết bị chính của tàu thủy; phương pháp tổ chức sửa chữa, độc lập và hợp tác nhóm; an toàn, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường trong sửa chữa tàu thủy.

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng: Đọc và giải thích được nguyên lý cấu tạo hoạt động và quy trình lắp ráp của bản vẽ công nghệ; sử dụng đúng và hợp lý các dụng cụ tháo lắp, kiểm tra, kê lót, vệ sinh, đánh dấu; làm việc được một cách độc lập hoặc làm việc được theo một nhóm tháo, lắp, vệ sinh, kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật của chi tiết, cụm chi tiết hoặc hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật của động cơ theo yêu cầu kỹ thuật; lập được các hồ sơ kỹ thuật cho công việc sửa chữa theo mẫu quy định; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và ngăn ngừa ô nhiễm.

* Thực tập tốt nghiệp

Học phần này là học phần bắt buộc nhằm đánh giá kiến thức, kỹ năng cơ bản thu nhận được của người học về kỹ thuật vận hành máy tàu biển.

Người học được thực tập chức danh Thợ máy vận hành trực ca trên tàu, nội dung thực tập bao gồm: Tìm hiểu, làm quen với tất cả các máy móc thiết bị thực tế bố trí trên tàu; Tìm hiểu các sơ đồ hệ thống phục vụ cho động cơ máy chính, máy phụ và quy trình khai thác; thực hiện việc vận hành, sửa chữa, khắc phục sự cố của máy tàu biển dưới sự hướng dẫn của Máy trưởng và các thợ máy trên tàu.

Sau khi hoàn thành học phần này người học sinh phải lập được báo cáo thực tập có nhận xét, đánh giá của Máy trưởng trên tàu.

Máy công tác của tàu thủy là gì
Máy công tác của tàu thủy là gì

Các ngành đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp

Máy công tác của tàu thủy là gì

Ngành Trắc địa mỏ

Máy công tác của tàu thủy là gì

Ngành Thủy điện

Máy công tác của tàu thủy là gì
Máy công tác của tàu thủy là gì

Ngành Sửa chữa máy tàu thủy

Máy công tác của tàu thủy là gì

Ngành Khuyến Nông Lâm

Máy công tác của tàu thủy là gì

Ngành Hệ thống điện

Máy công tác của tàu thủy là gì
Máy công tác của tàu thủy là gì

Ngành Đúc kim loại

Máy công tác của tàu thủy là gì

Ngành Điều khiển tàu biển

Máy công tác của tàu thủy là gì

Ngành Công nghệ thực phẩm

Máy công tác của tàu thủy là gì
Máy công tác của tàu thủy là gì

Ngành Công nghệ sợi

Máy công tác của tàu thủy là gì

Ngành Công nghệ sinh học

Máy công tác của tàu thủy là gì

Ngành Công nghệ Dệt

Máy công tác của tàu thủy là gì
Máy công tác của tàu thủy là gì

Ngành Cơ khí chế tạo

Máy công tác của tàu thủy là gì

Ngành Cơ điện tử

Máy công tác của tàu thủy là gì

Ngành Cơ điện Mỏ

Máy công tác của tàu thủy là gì

Video liên quan