Mẹ ơi con xin lỗi 39 nạn nhân

"Con xin lỗi bố mẹ nhiều mẹ ơi, con đường đi nước ngoài không thành. Mẹ ơi, con thương bố mẹ nhiều! Con chết vì không thở được... Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, Việt Nam... Mẹ ơi con xin lỗi mẹ, mẹ ơi", tin nhắn của nạn nhân cho hay.

Ảnh chụp màn hình đoạn tin nhắn của người phụ nữ trên với thân nhân cũng cho thấy lần cuối cô truy cập ứng dụng là ngày 23/10 vừa qua, thời điểm thùng xe container được phát hiện ở Essex, Anh.

Hãng tin BBC [Anh] dẫn lời em trai của nạn nhân cho hay, người phụ nữ này đã phải trả 30.000 bảng Anh [gần 900 triệu VND] cho những kẻ tổ chức đường dây vượt biên trái phép. Cô còn dặn gia đình không được liên lạc với mình, vì "bên tổ chức" không cho phép cô nhận điện thoại.

"Chị ấy gọi về nhà mỗi khi đến một địa điểm mới. Lần đầu chị ấy thử vượt biên vào Anh là ngày 19/10, nhưng đã bị bắt lại và gửi trả [về phía Pháp]", em trai của nạn nhân nói với BBC rằng địa điểm cuối cùng được cô xác nhận với gia đình là ở Bỉ.

Được biết, ngay sau khi mất liên lạc nạn nhân, em trai cô đã lập tức đăng tải thông tin lên các diễn đàn và liên hệ luật sư. Theo đó, nạn nhân đã tới Hà Nội vào ngày 3/10 để "hoàn tất giấy tờ thủ tục sang Trung Quốc". Người này cũng cho biết nạn nhân đã đi từ Trung Quốc sang Pháp, sau đó vượt biên vào Anh bất thành hôm 19/10, một tuần trước khi thảm kịch ngày 23/10 xảy ra.

Chuyên gia về vấn nạn buôn người Mimi Vu đánh giá những dòng tin nhắn trên của nạn nhân là đáng tin cậy vì nữ nạn nhân đã viết ra tên thật và địa chỉ của mình, để thi thể của cô có thể nhanh chóng được xác nhận và chuyển về quê hương.

Chuyên gia này còn cho biết những người tham gia đường dây vận chuyển người trái phép thường được cấp hộ chiếu Trung Quốc giả nếu họ xuất phát từ Trung Quốc, và điều này có thể đã gây ra sự nhầm lẫn trong thông cáo ban đầu của cảnh sát địa phương.

Thảm kịch trên "quan tài sắt"

Ngày 23/10, truyền thông thế giới đồng loạt đưa tin về vụ việc rúng động nước Anh: 39 thi thể được tìm thấy trong một thùng xe container chứa hàng đông lạnh vào lúc rạng sáng ở Khu công nghiệp Waterglade thuộc quận Essex, Anh. Trong số các nạn nhân có một thiếu niên.

Cảnh sát địa phương đã nhanh chóng vào cuộc, phong tỏa hiện trường và bắt giữ lái xe 25 tuổi người Ireland có tên Maurice Robinson. Robinson sau đó đã bị tạm giam để thẩm vấn.

Theo các báo cáo ban đầu của truyền thông và cảnh sát địa phương, tất cả 39 nạn nhân được phát hiện đều là công dân Trung Quốc. Tuy nhiên đến sáng ngày hôm nay [25/10], Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh lại phủ nhận thông tin này, khẳng định rằng cảnh sát Anh mới chỉ đang tiến hành xác minh danh tính các nạn nhân chứ chưa thể xác định quốc tịch của họ.

Báo The Guardian [Anh] đã liên hệ với cảnh sát Essex, tuy nhiên họ đã từ chối đưa ra bình luận vào thời điểm hiện tại. Trong một thông báo khác được đưa ra trong ngày hôm nay [25/10], cảnh sát địa phương cho biết: "Khi cuộc điều tra tiếp diễn, hình ảnh nhận diện [các nạn nhân] có thể thay đổi."

Tối ngày 25/10, Tuổi trẻ Online, dẫn thông tin từ Sở Nội vụ Hà Tĩnh cũng thông tin, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao có thông báo, trong vụ 39 nạn nhân trong xe container ở Anh nghi có một lao động người Hà Tĩnh. Hiện nay sở này đang xác minh, nếu có sẽ hướng dẫn người thân làm thủ tục để xác nhận thi thể, để đưa về quê.

Cùng ngày, Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Anh xác nhận với Tuổi trẻ Online rằng cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với cảnh sát Anh để tìm hiểu thông tin liên quan đến diễn biến mới này.

[Dân sinh] - Trước khi qua đời, Phạm Thị Trà My đã nhắn tin về cho người mẹ thân yêu của mình, đó cũng là lời trăng trối cuối cùng của nữ lao động xấu số.

Di ảnh của nạn nhân Phạm Thị Trà My trên bàn thờ chờ làm các thủ tục địa phương để thắp hương

Không khí tang thương đang bao trùm lên nơi ở góc phố ổ chuột thuộc khối phố 7, thị rấn Nghèn, huyện Can Lộc [Hà Tĩnh] nơi gia đình của nạn nhân Phạm Thị Trà My, người đang bị nghi tử nạn tại vương quốc Anh vào ngày 23/10. Ông Phạm Văn Thìn [55 tuổi, bố của Phạm Thị Trà My] nghẹn ngào cho biết, vào khoảng 4 giờ 30, sáng ngày 23/10, con gái ông có nhắn tin về vào điện thoại đi động cho mẹ cháu là bà Nguyễn Thị Phong [61 tuổi] với nội dung: Xin lỗi bố mẹ, con sang nước ngoài làm ăn mong giúp đỡ gia đình, nhưng không thành công. Bây giờ thì con sắp chết rồi, bởi con không thể thở được nữa mẹ ơi.

Tuy nhiên, không để ý nên đến mãi trưa hôm sau, 24/10, mẹ cháu mở điện thoại ra mới thấy, và đinh ninh 100% là cháu Hà My đã chết lạnh trong xe container như trong chương trình thời sự Đài truyền hình Việt Nam đưa tin.

Phạm Thị Trà My sinh ngày 15/8/1993 từng học Cao đẳng Kinh tế, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mới học sang năm thứ 2, em đành phải bỏ học để tham gia xuất khẩu lao động sang Nhật từ năm 2016. Để có tiền cho em sang Nhật gia đình đã phải vay mượn 200 triệu đồng làm thủ tục giấy tờ...

Không khí tang thương bao trùm lên gia đình nạn nhân Phạm Thị Trà My

Sau 3 năm làm ăn ở Nhật, đến tháng 7/2019 Trà My về quê chỉ góp đủ tiền trả hết nợ. Trong lúc đó không biết làm gì để sinh sống, em nghĩ mình ở như vậy càng trở thêm gánh nặng cho gia đình nên em đã tiếp tục tìm kiếm giấc mộng đổi đời.

Cả nhà Trà My chỉ dựa vào gánh hàng cá khô của mẹ cháu ở ngoài chợ, bố cháu bị tai nạn giao thông chấn thương ở phần đầu đã hơn 1 tháng nay; em ruột của Trà My là Phạm Mạnh Cường [sinh năm 1988], trước đó từng nhờ bố mẹ vay mượn 700 triêu đồng mua xe tắc xi làm ăn, nhưng không may vào ngày 2/9 vừa qua xe bị tai nạn lật xuống bên lề đường bốc cháy, may mắn Cường thoát chết. Từ đó, nợ nần thêm chồng chất trong gia đình.

Trước cảnh ngộ gia đình, Trà My bàn với bố mẹ sang Anh làm ăn theo đường lao động tự do.

Người thân gia đình nạn nhân Phạm Thị Trà My cung cấp cho phóng viên Báo dân sinh về cái chất của cháu

Một lần nữa, gia đình phải vay 950 triệu đồng làm cho Trà My sang Anh. Trước mắt nộp 22.000 USD cho người môi giới. Sau đó theo cam kết, khi sang em đến Anh, gia đình phải nộp tiếp 17.000 USD.

Cuộc hành trình sang vương quốc Anh của Trà My vào ngày 3/10 bắt đầu xuất phát từ gia đình sang Trung Quốc theo một đường dây đưa người đi nước ngoài không chính thống. Sau đó từ Trung Quốc, em được đưa sang Pháp vào ngày 16/10, rồi từ Pháp em được đưa sang vương quốc Anh qua eo biển Măng - Sơ, nhưng đến ngày 18/10, Trà My cùng nhóm người vượt biên bị bắt tại Anh, rồi được trả về Pháp. Cuộc vượt biển lần thứ 2 từ Pháp sang Anh vào ngày 22/10, và đây là lần ra đi cuối cùng đã chấm dứt giấc mộng đổi đời của em.

Trao đổi với PV Báo Dân sinh, người nhà Trà My cho biết, trong 2 ngày nay gia đình đã nhận được rất nhiều sự chia sẻ từ chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội. Gia đình đang tha thiết mong chờ các cơ quan chức năng cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh tạo điều kiện giúp đỡ, đưa thi hài của Trà My về nước trong thời gian sớm nhất.

Trước đó, ngày 22/10, container đông lạnh này được đưa lên một con tàu ở cảng Zeebrugge [Bỉ]. Con tàu này đã mất khoảng 10 giờ để chở tới bến cảng Purfleet ở Essex [Anh] vào tối 22/10. Vào lúc 12g30 khuya hôm đó, tài xế xe tải Maurice 'Mo' Robinson 25 tuổi [nhà ở North Ireland] đã lái chiếc xe kéo có biển số của Bulgaria tới chở container này tới khu công nghiệp Waterglade Industrial Park ở thuộc Essex [Anh].

Tang thương bao trùm lên ngõ xóm nhà nạn nhân Trà My

Vào lúc 1g40 sáng, thứ Tư 23/10 [giờ Anh], người ta tìm thấy chiếc xe kéo với chiếc container bị bỏ tại khu công nghiệp này.

Chủ Đề