Mẹ so sánh con với người khác

Chuyên gia tâm lý: Bố mẹ so sánh con mình với "con nhà người ta" không khác gì "đem chim nhốt lồng", kìm hãm sự sáng tạo của con trẻ

Tiến sĩ tâm lý trị liệu Phan Thị Huyền Trân [Dr Pepper] cho rằng so sánh con mình với con nhà người ta chỉ làm hại con mà thôi.

Điều quan trọng nhất khi bạn so sánh con bạn với người khác đó nghĩa là bạn đang bốc con bạn vào một chiếc hộp và đậy nó lại. Bạn những tưởng việc mình đem tấm gương của người này, người kia để con mình tỉnh táo noi theo, đó là một việc có ích.

Nhưng không, bố mẹ đã sai lầm, việc này khiến cho con bạn luôn luôn bị nhốt trong chiếc hộp đấy. Đồng thời, việc làm này luôn thể hiện một cái gì đấy được gọi là sự sắp đặt sẵn. Nó khiến cho các con không thể hiện được sự sáng tạo của mình.

Bởi vì mỗi một con người, mỗi một bộ gen trên thế giới này là duy nhất. Pepper chia sẻ khi đi học cô cũng thuộc top cuối của lớp, nhưng không thua kém những người khác, cô cũng tốt nghiệp được tiến sĩ trước 30 tuổi, và cảm thấy bản thân mình vẫn có thể mang lại nhiều giá trị cho chính bản thân mình và xã hội.

Hãy ngừng so sánh con bạn với thành tích học tập của những đứa trẻ khác, ngừng so sánh con bạn với chính bản thân bạn là "Mẹ ngày xưa ở tuổi này mẹ đã như thế này, mẹ đã như thế kia", "Bố ở tầm tuổi con khổ hơn con rất nhiều nhưng vẫn làm được việc nọ việc kia"... Tất cả những điều đó chẳng thể giúp cho đứa trẻ có kết quả tốt hơn về mặt cảm xúc với bố mẹ hay là về mặt học tập sau này.

Nó chỉ khiến cho đứa trẻ cảm thấy tự ti và dần dần như thế, do những câu chuyện so sánh trong những bữa ăn cơm, trong những buổi tụ họp gia đình, sự tự tin của con trẻ sẽ bị lấn chiếm bởi sự tự ti hay nói đúng hơn là mảnh đất bạn đang gieo trồng, là con bạn, nó chỉ có cỏ mọc chứ hoa không mọc.

Bạn muốn con bạn trở thành một người vĩ đại, điều đầu tiên bạn phải tin con bạn khác biệt và vĩ đại.

Pepper cũng đã từng rơi vào chính trường hợp này nên cô hiểu rõ những đứa trẻ muốn gì. Năm cô học lớp 9, cô đã từng rất căng thẳng đến mức suýt chút nữa đã không cứu được bản thân mình. May mắn thay, cô uống nhầm thuốc tiêu của ông nội chứ không phải thuốc ngủ.

Bởi cô bị nhiều người lớn đem ra so sánh với một vài anh chị họ học giỏi hơn. Tuy nhiên, họ không biết là cô cũng là một người thông minh, chẳng qua không chịu học nên thành tích mãi cứ lẹt đẹt như thế. Cô đã căng thẳng đến nỗi bỏ học, cô giáo phải tìm đến nhà hỏi lí do tại sao.

Tối đó, ông nội có nói với cô rằng: "Con có hai lựa chọn, con chết ở đây hoặc là con sống vinh quang ở một nơi nào khác?". Bởi cô thấy mình thử chết một lần nhưng không thành công nên cô quyết định phải sống vinh quang ở một nơi khác. Câu nói đó của ông nội khiến cô bừng tỉnh. Mình không chết thì mình phải vùng dậy chiến đấu, không thể sống như một đứa chết rồi như vậy.

Con trẻ ở tầm tuổi đó luôn tin mình là duy nhất, mình là thông minh, mình là khác người. Những niềm tin đó chẳng có gì là sai và các em nên giữ những niềm tin ấy cho bản thân mình.

Nhưng nếu bố mẹ cứ mãi than phiền và so sánh con mình với bản thân mình ngày xưa hay so sánh con mình với con nhà người ta thì tức là bố mẹ đang tước bỏ đi niềm tin của con: trẻ phải tin nó khác người thì sau này nó mới tạo ra những sản phẩm khác người, trẻ phải tin nó đặc biệt thì nó mới tìm thấy những thứ đặc biệt. Để nó trong một môi trường như thế thì sự sáng tạo sẽ có điều kiện phát huy.

Con cái gặp áp lực sẽ không biết cách xử lí, và bởi mặc cảm nên sẽ càng không dám chia sẻ với bố mẹ. Áp lực, căng thẳng có thể sẽ khiến con trẻ nghĩ đến những chuyện tiêu cực hoặc trở nên trầm cảm. "Lợn lành" có thể thành "lợn què", tốt hơn hết bố mẹ nên tin tưởng con và trò chuyện với con nhiều hơn.

Nhân loại đã từng có Thomas Edison, một người mà thầy cô giáo đã phải trao trả tận nhà vì nghĩ rằng học sinh này không thể theo học được. Nhưng vì tình yêu lớn, niềm tin lớn đặt ở con nên mẹ của Edison đã dành nhiều gian để bên con, dạy dỗ con. Và cuối cùng, một Thomas Edison vĩ đại được người đời truyền danh qua bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu thế kỉ,

Một lần cuối cô muốn nhắn nhủ tới các bậc phụ huynh khác là: "Thế hệ bố mẹ khác với thế hệ con cái. Bởi vì con bạn là bộ gen duy nhất và nó rất đặc biệt nên hãy tôn trọng con cái và ngừng so sánh con mình với bất kì ai, thậm chí là với bản thân bố mẹ."

V.D

Theo Trí Thức Trẻ

Từ khóa: So sánh con, Tâm lý trị liệu, người thông minh, tình yêu lớn

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

"Con nhà người ta" là ai?

Con nhà người ta có thể là bất cứ ai, từ con nhà bác hàng xóm đến anh chị em nhà cô, dì, chú, bác, cậu, mợ, xa hơn là "con nhà người ta" trên... tivi. Thật khó để nêu rõ ai là “con nhà người ta” dù bạn luôn nghe đến nó, vật lộn với nó, nhớ nhung nó như một đối thủ vô hình cho đến tận bây giờ. Vì nó xuất hiện bắt đầu từ thuở bạn sinh ra, đi học hết ba cấp rồi đến khi bạn lấy vợ/chồng, có con rồi cũng vẫn bị bám theo.

[Ảnh: nytimes]

Đặc điểm "nhận dạng"

"Con nhà người ta" có đủ các đặc điểm hoặc thông thường là có những đặc điểm mà khi bố mẹ nhìn vào bạn thấy vô cùng thiếu hay nói cách khác bạn đang ở chỉ số âm cho những đặc điểm ấy. Khi còn đi học, con nhà người ta là người học giỏi nhất thế giới, không ai có thể sánh kịp. Lúc đi làm, con nhà người ta là người vô cùng hoàn hảo, giỏi việc nước, đảm việc nhà, cha mẹ nói gì cũng nghe, bảo gì cũng làm.

Làm gì khi bị so sánh với "con nhà người ta"?

Câu chuyện muôn thuở về một nhân vật chẳng hề có thật mà mẹ chúng ta thường hay lôi ra để so sánh, để làm thước đo cho những nỗ lực, những cố gắng mà chúng ta thực hiện.

[Ảnh: freepik]

Không ai biết "con nhà người ta" thực sự là ai. Nhưng ít nhất chúng ta cũng đều một lần cảm thấy hậm hực tổn thương khi bản thân bị đem ra so sánh với người khác. Nếu cha mẹ bạn chưa từng nói về "con nhà người ta", bạn quả thực là một người may mắn.

Nhưng nếu bạn cảm thấy tổn thương, cảm thấy không muốn nghe thêm nữa về nhân vật này, đây là một trong những biện pháp có thể thay đổi tình thế.

Khoe thành tích, điểm mạnh mà bản thân từng đạt được

Không phải ai cũng hoàn hảo, cũng như không ai cũng có thể giỏi về mọi mặt, có người giỏi về những việc làm đòi hỏi sự khéo tay, có người giỏi trong việc học và có người những người lại giỏi về những môn thể chất.

[Ảnh: behance]

Nếu như bị ba mẹ đem đi so sánh với người ta, hãy đem những thành tích hoặc thứ mà bản thân có thể làm tốt nhất ra cho ba mẹ xem. Họ không biết rằng chính con cái mình cũng có những tài năng rất riêng, những tư chất rất riêng mà nhiều phụ huynh khác cũng ao ước con họ có được điều đó.

Thay đổi hướng suy nghĩ

Đúng là ai cũng khó chịu và nản lòng khi bị đem ra so sánh với anh chị em hoặc bạn bè. Mặc dù vậy, có thể bạn không nhận ra, nhưng khi so sánh bạn với người khác, người lớn thường có ý tốt, chỉ là mong muốn con cái mình có thể hoàn thiện hơn. 

[Ảnh: theheadsofstate]

Do đó, lần sau nếu bị so sánh, thay vì bực dọc ngay lập tức, hãy tự hỏi: “Lời phê bình đó có đúng không?”. Nếu có phần nào đúng, hãy tìm cách khắc phục thiếu sót, suy nghĩ khách quan hơn trong mọi chuyện, đừng chỉ mãi nghĩ đến việc người lớn chỉ thích đem đi so sánh với người khác mà hãy nhìn lại bản thân mình.

Chứng minh rằng mình cũng có thể trở thành “con nhà người ta”

Đừng bao giờ để những so sánh như vậy làm bạn mất tinh thần. Hãy xoay chuyển tình thế và sẵn sàng chứng minh bạn cũng có nhiều khả năng mà người khác mơ ước ở con họ. Hãy đầu tư thời gian và sức lực cho đam mê của bạn và cống hiến hết mình. Một khi bạn gặt hái được kết quả, bạn sẽ có một tuyên bố mạnh mẽ để phản biện lại ba mẹ khi bị so sánh.

[Ảnh: naomiwilkinson]

Đừng quên cuộc sống bạn là của riêng bạn

Hãy thiết lập mức độ kỳ vọng của riêng bạn. Thông thường, cha mẹ thường so sánh như vậy do áp lực của xã hội. Xã hội luôn sẵn sàng ép buộc bạn, những tiêu chuẩn và kỳ vọng của họ. Nhưng với tư cách là một cá nhân, sự lựa chọn và kỳ vọng của bạn mới là điều quan trọng. 

Nỗ lực phấn đấu là tốt, nhưng đừng quên hãy làm vì chính bản thân mình chứ đừng cố gắng trở thành bản sao của người khác chỉ để làm hài lòng ba mẹ, áp lực xã hội. Cuộc đời là của chúng ta và chúng ta có quyền quyết định nó sẽ như thế nào.

Cersei [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề