Mệnh giá cổ phiếu là bao nhiêu

Mệnh giá cổ phiếu là gì? Mệnh giá cổ phiếu chào bán ra công chúng là bao nhiêu theo quy định hiện hành? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể khái niệm mệnh giá cổ phiếu, nhưng có thể hiểu: Mệnh giá cổ phiếu là giá trị mà công ty cổ phần phát hành ấn định cho tờ cổ phiếu và được ghi rõ mệnh giá trên tờ cổ phiếu đó và giá trị mệnh giá cổ phiếu không liên quan đến giá trị của tờ cổ phiếu.

Trên thực tế, giá trị mệnh giá cổ phiếu chính là giá trị được ghi rõ trong Điều lệ công ty.

Mệnh giá cổ phiếu chào bán ra công chúng là bao nhiêu?

Cụ thể tại Điều 13 Luật Chứng khoán 2019 quy định về mệnh giá các loại chứng khoán như sau:

  • Mệnh giá chứng khoán chào bán trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng Đồng Việt Nam.
  • Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.
  • Trường hợp giá chứng khoán của tổ chức phát hành trên hệ thống giao dịch chứng khoán thấp hơn mệnh giá, tổ chức phát hành được chào bán chứng khoán với giá thấp hơn mệnh giá.

Như vậy, mệnh giá cổ phiếu chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng.

Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần

Để chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng thì công ty cổ phần phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019, cụ thể như sau:

  • Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

  • Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

  • Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

  • Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;

  • Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;

  • Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;

  • Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;

  • Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;

  • Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.

>>Xem thêm: Sự khác nhau giữa cổ phần và cổ phiếu

Trên đây là bài viết về: Mệnh giá cổ phiếu là gì?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.

Mệnh giá [FACE VALUE] là vốn gốc của một giá trị bề mặt chứng khoán, chính sách bảo hiểm hoặc đơn vị tiền tệ. Trong chứng khoán thi mệnh giá [hoặc PAR VALUE: mệnh giá] và giá thị trường thường khác nhau cho đến khi đáo hạn. Sự chênh lệch giá này là khoản phụ trội [PREMIUM] hoặc chiết khấu.

Mệnh giá hay còn gọi là giá trị danh nghĩa là giá trị mà tổ chức phát hành ấn định cho chứng khoán và được ghi trên chứng khoán đó.

Mệnh giá cổ phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của cổ phiếu là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu.

Mệnh giá trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị được ghi trên trái phiếu. Giá trị này được gọi là số vốn gốc.

Trong lĩnh vực tài chính, mệnh giá có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Với trái phiếu, mệnh giá là số tiền gốc hoặc số tiền thu lại được khi đáo hạn. Tiền lãi được tính theo một số phần trăm nhất định của mệnh giá. Trước khi đáo hạn, giá trị thực tế của một trái phiếu có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn mệnh giá, tuỳ thuộc vào thời gian, lãi suất và rủi ro đi kèm với trái phiếu đó. Khi đáo hạn, giá trị thực tế của trái phiếu sẽ vừa đúng bằng mệnh giá.

Khi phát hành cổ phiếu, mệnh giá chính là mức giá chuẩn [par value] của cổ phiếu. Với cổ phiếu phổ thông, thì mệnh giá chủ yếu mang tính chất danh nghĩa khi mà giá trị của cổ phiếu được quyết định bởi thị trường. Ngược lại, với cổ phiếu ưu đãi mệnh giá gần với giá trị thực tế hơn khi mà cổ tức lại được tính toán theo một số phần trăm nhất định của mệnh giá.

Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, face value là giới hạn trách nhiêm của hãng bảo hiểm, mức bồi thường trong trường hợp người được bảo hiểm chết. Trong bảo hiểm tài sản thìface value là số tiền bảo hiểm, số tiền tối đa mà hãng bảo hiểm phải bồi thường trong các điều kiện như qui định trong hợp đồng.

Đối với tiền tệ mệnh giá là giá trị được in trên bề mặt của đồng tiền. Về cơ bản đó chính là giá trị thực tế của đồng tiền, song trong một số trường hợp thì nó chỉ là giá trị danh nghĩa, ví dụ khi đồng tiền được đúc bằng vàng chẳng hạn.

Giá trị mệnh giá của cổ phiếu không có liên quan đến giá trị thị trường. Giá trị mệnh giá của một cổ phiếu là giá trị ghi trong điều lệ công ty. Công ty phát hành hứa hẹn sẽ không phát hành thêm cổ phiếu có giá thấp hơn mệnh giá, vì vậy các nhà đầu tư có thể tự tin rằng không ai khác sẽ nhận được giá phát hành có lợi hơn. Vì vậy, mệnh giá là giá trị danh nghĩa của một chứng khoán được xác định bởi công ty phát hành là giá tối thiểu của nó. Điều này quan trọng hơn nhiều trong các thị trường chứng khoán không được kiểm soát so với các thị trường được quản lý tồn tại ngày nay, nơi mà giá phát hành cổ phiếu thường phải được công bố.

Trong kế toán, mệnh giá cho phép công ty đặt một giá trị tối thiểu cho cổ phiếu trên báo cáo tài chính của công ty. Mệnh giá cũng được sử dụng để tính vốn pháp định hoặc vốn cổ phần.

Nhiều cổ phiếu phổ thông phát hành ngày nay không có mệnh giá; những cổ phiếu có mệnh giá [thường chỉ ở các khu vực yêu cầu cổ phiếu phải có mệnh giá theo qui định của pháp luật] có giá trị mệnh giá cực thấp [thường là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất trong lưu thông], ví dụ mệnh giá penny [0,01 đô la Mỹ] trên cổ phiếu phát hành ở mức 25 đô la Mỹ / cổ phiếu. Hầu hết các khu vực pháp lý không cho phép một công ty phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá.

Ngay cả ở các khu vực pháp lý cho phép phát hành cổ phiếu không có mệnh giá, mệnh giá của một cổ phiếu có thể ảnh hưởng đến việc xử lý thuế. Ví dụ: Delaware cho phép phát hành cổ phiếu có hoặc không có mệnh giá, nhưng bằng cách chọn chỉ định mệnh giá, một công ty có thể giảm đáng kể trách nhiệm pháp lý về thuế nhượng quyền thương mại của mình.

Ngoài ra, mệnh giá vẫn còn quan trọng đối với cổ phiếu phổ thông có thể mu lại : giá mua lại thường là giá trị mệnh giá hoặc tỷ lệ phần trăm cố định trên mệnh giá.

Theo Điều 111 Luật Doanh nghiệp thì vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại.

Tại thời điểm được đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Đối chiếu tại khoản 2 Điều 10 Luật chứng khoán 2006. Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng là mười nghìn đồng Việt Nam. Mệnh giá trái phiếu chào bán ra công chúng là một trăm nghìn đồng Việt Nam và bội số của một trăm nghìn đồng Việt Nam.

Do đó, thông thường các công ty cổ phần thường để mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng/cổ phần. Vì đây cũng là mệnh giá tối thiểu để chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

1 CỔ PHẦN BẰNG BAO NHIÊU CỔ PHIẾU

Tổng mệnh giá của các cổ phần do một cổ đông nắm giữ để thể hiện giá trị phần sở hữu của một cổ đông trong vốn điều lệ của công ty cổ phần. Bạn đọc có thể hiểu quy định này qua ví dụ sau:

Công ty cổ phần B có vốn điều lệ là 1.000.000 đồng, bao gồm 100 cổ phần.

Như vậy một cổ đông sở hữu 10 cổ phần có tổng mệnh giá là 100.000 đồng thì cổ đông đó sở hữu 10% vốn điều lệ.

Khi công ty cổ phần phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá [ví dụ như 15.000 đồng] thì chênh lệch giữa giá phát hành vàmệnh giá cổ phiếu [ở đây là 5000 đồng] được coi là thặng dư vốn cổ phần.

Ngược lại với công ty cổ phần, phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn không có mệnh giá. Giá trị phần vốn góp của 1 thành viên theo thỏa thuận giữa các thành viên. Đồng thời, thể hiện giá trị sở hữu của một thành viên trong vốn điều lệ của công ty và giới hạn trách nhiệm với chủ nợ. Có thể hiểu nội dung này qua ví dụ sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn B có vốn điều lệ là 1.000.000 đồng.

Trong đó thành viên góp 100.000 đồng thì thành viên đó sở hữu 10% vốn điều lệ của công ty.

Các thuật ngữ liên quan

Mệnh giá cổ phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của cổ phiếu là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu.

Mệnh giá trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị được ghi trên trái phiếu. Giá trị này được gọi là số vốn gốc.

Đặc trưng

Theo Điều 10, luật Chứng khoán 2006, mệnh giá chứng khoán phải thỏa mãn điều kiện sau:

- Chứng khoán chào bán trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng đồng Việt Nam.

- Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quĩ chào bán lần đầu ra công chúng là mười [10] nghìn đồng Việt Nam. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là một trăm [100] nghìn đồng Việt Nam và bội số của một trăm [100] nghìn đồng Việt Nam.

Ý nghĩa

Mệnh giá cố phiếu

- Mệnh giá cổ phiếu thường được sử dụng để ghi sổ sách kế toán của của công ty.

- Mệnh giá cổ phiếu không có giá trị thực tế đối với nhà đầu tư khi đã đầu tư nên nó không liên quan đến giá trị trường của cổ phiếu đó. Nói cách khác, mệnh giá không tác động đến giá trị thị trường của cổ phiếu.

- Mệnh giá cổ phiếu thường chỉ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm công ty phát hành cổ phiếu thường lần đầu tiên huy động vốn thành lập công ty. Lúc đó mệnh giá thể hiện số tiền tối thiếu công ty phải nhận được trên mỗi cổ phiếu mà công ty phát hành ra.

- Luật pháp của một số quốc gia cho phép công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu thường không có mệnh giá.

Ưu điểm của việc phát hành loại cổ phiếu thường này là có thể bán chúng với bất cứ giá nào mà họ tin là có thể bán trên thị trường. Tuy nhiên luật pháp của một số nước cũng cấm các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu thường không có mệnh giá như ở Anh, Hàn Quốc.

Mệnh giá trái phiếu

- Mệnh giá trái phiếu được xem là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu. Bên cạnh đó thì mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn.

- Hiện nay có khá nhiều loại trái phiếu tùy thuộc vào nhà phát hành là ai và đối với mỗi loại trái phiếu khác nhau thì sẽ có mệnh giá qui định khác nhau.

So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Cổ phiếu và trái phiếu là các kênh huy động vốn, tuy nhiên khác nhau như sau:

Về bản chất

– Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn điều lệ công ty.

– Trái phiếu là chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu.

Về chủ thể có thẩm quyền phát hành

– Đối với cổ phiếu: chỉ có Công ty cổ phần có quyền phát hành cả cổ phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn không có quyền phát hành cổ phiếu.

– Đối với trái phiếu: công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn đều có quyền phát hành trái phiếu.

Tư cách chủ sỡ hữu

– Cổ phiếu: Người sở hữu cổ phiếu được gọi là cổ đông của công ty cổ phần

– Trái phiếu: Người sở hữu trái phiếu không phải là thành viên hay cổ đông của công ty, họ trở thành chủ nợ của công ty.

Quyền của chủ sở hữu

– Đối với Cổ phiếu: Người sở hữu cổ phiếu của công ty cổ phần trở thành cổ đông của công ty và tùy thuộc vào loại cổ phần họ nắm giữ, họ có những quyền khác nhau trong công ty. Người sở hữu cổ phiếu của công ty cổ phần được chia lợi nhuận [hay còn gọi là cổ tức], tuy nhiên lợi nhuận này không ổn định mà phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. họ có quyền tham gia vào việc quản lý và điều hành hoạt động của công ty, tham gia biểu quyết các vấn đề của công ty, trừ cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại không được dự họp Đại hội đồng cổ đông và biểu quyết các vấn đề của công ty.

– Đối với Trái phiếu: Người sở hữu trái phiếu do công ty phát hành được trả lãi định kì, lãi suất ổn định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

Thời gian sở hữu

– Cổ phiếu: Không có thời hạn cụ thể, nó phụ thuộc vào ý chí và quyết định của chủ sở hữu cổ phiếu.

– Trái phiếu: Có một thời hạn nhất định được ghi trong trái phiếu.

Hệ quả của việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu

– Cổ phiếu: Kết quả của việc phát hành cổ phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần và làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông hiện hữu.

– Trái phiếu: Kết quả của việc phát hành trái phiếu sẽ làm tăng vốn vay, nghĩa vụ trả nợ của công ty nhưng không làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông hiện hữu.

Mệnh giá của cổ phiếu là bao nhiêu?

– Mệnh giá cổ phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của cổ phiếu là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu. – Mệnh giá trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị được ghi trên trái phiếu. Giá trị này được gọi là số vốn gốc.

Mệnh giá của 1 cổ phiếu bằng bao nhiêu cổ phần?

Mệnh giá chính là giá trị danh nghĩa của một cổ phần, được in trên mặt của cổ phiếu, trái phiếu hoặc công cụ tài chính khác. Ví dụ: Một công ty cổ phần có vốn điều lệ là 3.800.000.000 đồng, phát hành 380.000 cổ phần với mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phần.

Mệnh giá cổ phần là gì?

Mệnh giá cổ phiếu hay còn gọi là mệnh giá chứng khoán. Đây là một thuật ngữ để chỉ giá trị danh nghĩa của cổ phiếu. Nó được xác định bằng cách lấy tổng vốn góp của công ty chia cho tổng số cổ phiếu của công ty đó.

Mệnh giá của trái phiếu là giá trị gì?

Mệnh giá trái phiếu là giá trị ghi trên trái phiếu, giá trị này được xem là số vốn gốc. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn.

Chủ Đề